Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 55 P/4 | Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 1946 |
THÔNG TƯ
Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi ông Chưởng lý tòa Thượng thẩm Hà Nội, Huế, Sài Gòn
Việc giam cứu một công chức cũng như một người thường dân là một việc nên làm nếu:
a) “Cần thiết cho công cuộc điều tra”. Thẩm phán có thể sợ công chức ở ngoài sẽ lợi dụng quyền của mình mà mua chuộc nhân chứng hoặc phá huỷ các vật chứng. Một khi công cuộc điều tra đã đến một mực mà không cần giam cứu nữa, thì nên tạm tha người can phạm (la liberté provisoire doit être la règle et I’incarcération I’ex-ception),
b) Phạm vào một tội nặng (tiểu hình hoặc đại hình) vì nếu tha người phạm pháp ra, e có hại cho trật tự chung (ăn cướp, gián điệp, biển thu to,v.v…). Nhưng nếu xét có thể tha người phạm pháp mà không có hại cho trật tự chung (vô ý giết người, tiêu nhầm một tờ giấy giả) thì không nên giam giữ người ấy.
Quyền của dự thẩm rất to, nhưng trong khi xử dụng quyền đó nên rất thận trọng và bao giờ cũng nghĩ đến sự tự do cá nhân là một quyền phải được tôn trọng trong một nước dân chủ cộng hòa. Khi nào toà đã xử, án thành nhất định, thì bắt giam người phạm pháp cũng không muộn.
Nếu muốn cho chắc chắn, thì dự thẩm có thể tùy theo sự giầu nghèo của người phạm pháp, bắt người ấy phải ký quỹ một số tiền nhiều hoặc ít; số tiền đó sẽ đảm bảo việc người phạm pháp ra hầu toà và việc bắt giam người ấy một khi án thành nhất định.
Bản bộ mong rằng các thẩm phán nên thi hành việc giam giữ công dân với một tinh thần mới.
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |