Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ TRẺ EM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19-TT/LB

Hà Nội , ngày 19 tháng 8 năm 1986

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM SỐ 19-TT/LB NGÀY 19-8-1986 SỬA ĐỔI ĐỊNH MỨC CHI BÌNH QUÂN CHO MỘT ĐẦU TRẺ/THÁNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ TRẺ THUỘC KHU VỰC NHÀ NƯỚC

Để phù hợp với hệ thống giá và lương mới, bảo đảm cho việc nuôi dạy trẻ tại các nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước, liên Bộ Tài chính - Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương qui định mức chi bình quân một đầu trẻ/tháng áp dụng đối với nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước như sau:

1. Định mức chi bình quân cho một đầu trẻ/tháng áp dụng cho các nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước (bao gồm 3 khoản là chi về lương, phụ cấp và trợ cấp cho cán bộ nhân viên nhà trẻ; chi về hành chính, quản lý và chi về nghiệp vụ) như sau:

Cơ sở nuôi dạy trẻ

Định mức chi bình quân một đầu trẻ/tháng

Mức đóng góp cho một

 

Tổng mức

Trong đó chi về lương, phụ cấp, trợ cấp

trẻ/tháng so với tổng mức chi

- Nhà trẻ đóng tại các địa bàn

thị xã, quận, thành phố

- Các nhà trẻ đóng tại địa bàn

huyện

90đ - 120đ

80đ - 110đ

60đ - 90đ

65đ - 85đ

20%

15%

Các khoản chi về lương và phụ cấp lương cho cán bộ, nhân viên nhà trẻ phải căn cứ vào tiêu chuẩn biên chế quy định tại Quyết định số 304-CP ngày 29-8-1979 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức bộ máy, biên chế của nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước để kiểm tra và cấp phát. Các khoản chi về lương và phụ cấp lương tuy tính chung vào định mức, nhưng khi có thay đổi sẽ được xem xét cấp thêm ngoài định mức chi để không ảnh hưởng đến các khoản chi về hành chính, quản lý và nghiệp vụ nuôi dạy trẻ.

2. Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương căn cứ vào khung định mức chi nói trên, tính toán quy định mức chi nói trên, tính toán quy định mức chi cụ thể đối với từng loại nhà trẻ.

Hàng quý, năm, nếu mức chi bình quân cho một đầu trẻ/ tháng vượt quá khung định mức trên, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em và Sở Tài chính địa phương phải báo cáo cho liên Bộ biết để xem xét điều chỉnh cho hợp lý.

3. Tất cả các công nhân viên chức có con gửi nhà trẻ phải đóng góp các khoản sau đây:

a) Các khoản chi về tiền ăn hàng ngày, tiền xà phòng để tắm rửa, giặt quần áo cho trẻ nếu nhà trẻ có tổ chức những dịch vụ này (các nhà trẻ cần căn cứ vào giá cả từng nơi và nhu cầu cần phục vụ của trẻ để ấn định mức thu cho phù hợp).

b) Tiền lệ phí ban đầu khi vào nhà trẻ:

- 50đ/trẻ đối với các cháu được nhận vào gửi tại các nhà trẻ đóng tại địa bàn quận, thị xã thành phố.

- 30đ/trẻ đối với các cháu được gửi tại các nhà trẻ đóng tại các địa bàn khác.

- Tiền lệ phí hàng tháng theo tỷ lệ đóng góp quy định ở biểu trên.

Việc mở sổ sách để theo dõi tình hình thu nộp và sử dụng các khoản thu nói trên cho các nhà trẻ và quy định các thủ tục đối với công nhân viên chức có con xin gửi trẻ vào nhà trẻ do Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương hướng dẫn cụ thể bằng văn bản. Riêng các khoản chi về tiền ăn hàng ngày của trẻ phải được thông báo thực hiện tài chính công khai hàng ngày và hàng tháng cho công nhân viên chức có con gửi nhà trẻ biết để kiểm tra việc sử dụng tiền đóng góp.

Các nhà trẻ không được tự ý đặt ra bất cứ một khoản thu gì đối với công nhân viên chức có con gửi nhà trẻ ngoài các khoản thu quy định trên.

4. Cơ quan tài chính các cấp chỉ trợ cấp khoản chênh lệch giữa mức chi được duyệt nói ở điểm 1 sau khi đã trừ các khoản thu nói ở điểm 3b, 3c quy định trong Thông tư này.

Ngân sách các tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ cấp phát hàng tháng khoản chênh lệch nói trên cho Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương theo số trẻ đăng ký thực tế của tháng cuối quý trước khi có báo cáo số lượng trẻ đăng ký hàng tháng của quý cấp phát sẽ điều chỉnh kinh phí trong quý tiếp theo.

5. Ngoài các khoản chi trong định mức nói trên, các nhà trẻ còn được cấp phát các khoản chi về sửa chữa, xây dựng nhỏ, mua sắm tài sản cố định trên cơ sở dự toán chi cụ thể, hợp lý tiết kiệm và phải bảo đảm chi theo đúng dự toán được duyệt. Đối với các nhà trẻ của các xí nghiệp sản xuất - kinh doanh, khoản chi này do quỹ phúc lợi chi như các nhà trẻ của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, nhà trẻ khu vực do cơ quan tài chính cấp phát.

6. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1-8-1986 thay thế Thông tư số 30-TT/LB ngày 6-10-1983 của liên Bộ Tài chính - Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương.

Đinh Thị Cẩn

(Đã ký)

Vũ Tuấn

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 19-TT/LB năm 1986 sửa đổi định mức chi bình quân cho một đầu trẻ/tháng áp dụng đối với các nhà trẻ thuộc khu vực nhà nước do Bô Tài chính - Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em ban hành

  • Số hiệu: 19-TT/LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 19/08/1986
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em
  • Người ký: Đinh Thị Cẩn, Vũ Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 17
  • Ngày hiệu lực: 01/08/1986
  • Ngày hết hiệu lực: 16/10/1999
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản