Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/TTLB

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH - GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 17/TTLB NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG DẠY THÊM GIỜ VÀ PHỤ CẤP DẠY LỚP GHÉP CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 25/CP ngày 23-5-1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang và Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 2-6-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ; Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương thêm giờ, dạy lớp ghép của ngành Giáo dục và Đào tạo như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TIỀN LƯƠNG DẠY THÊM GIỜ

1. Giáo viên các trường thuộc bậc học phổ thông, bổ túc văn hoá mầm non dạy vượt số giờ (hoặc buổi) tiêu chuẩn hoặc dạy lớp ghép thì được hưởng thêm lương.

2. Giáo viên, cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề... sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng, luyện tập quân sự, lao động nghĩa vụ, nếu dạy vượt giờ tiêu chuẩn quy định hiện hành thì được hưởng thêm lương.

3. Cán bộ làm công tác quản lý hoặc nghiên cứu khoa học ở trường phổ thông, bổ túc văn hoá, mầm non và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, sau khi giảng dạy đủ số giờ tiêu chuẩn, tham gia giảng dạy thì được thanh toán thêm tiền lương.

II. MỨC VÀ CÁCH TÍNH

Công thức chung để tính trả lương dạy thêm giờ, thêm buổi, căn cứ theo Thông tư số 18/LĐTBXH ngày 23-5-1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Liên Bộ hướng dẫn như sau:


Tiền lương dạy thêm 1 giờ

 

150% tiền lương cấp bậc chức vụ của tháng
(Kể cả các khoản phụ cấp nếu có)

(hoặc buổi)

=

 

 

 

Số giờ (hoặc buổi) tiêu chuẩn quy định 1 tháng

1. Cách tính trả tiền lương dạy thêm giờ

a. Đối với giáo viên mầm non, tiểu học trả lượng dạy thêm buổi theo số buổi dạy thêm của từng tháng (ngoài 26 buổi tiêu chuẩn):

Thí dụ 1: Tiền lương dạy thêm buổi của 1 giáo viên tiểu học có hệ số lương 1,91, công tác ở nơi có phụ cấp khu vực là 0,3 số buổi dạy thêm trong tháng là 8 buổi, số tiền dạy thêm được trả tính như sau:

Tiền lương dạy

 

120.000đ x 150% x (1,91 + 0,3)

 

thêm 1 buổi

=

 

= 15.300 đồng

 

 

26 buổi

 

- Tiền lương dạy thêm trong tháng = 15.300 x 8 buổi = 124.400 đ

b. Đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở, phổ thông trung học, bổ túc văn hoá trả lương dạy thêm giờ theo tổng số giờ dạy thêm trong từng học kỳ (sau khi hoàn thành dạy theo giờ chuẩn), được tạm ứng hàng tháng.

Thí dụ 2: Giáo viên dạy trung học cơ sở có số giờ quy định dạy 20 giờ/tuần. Số giờ tiêu chuẩn của giáo viên đó phải dạy trong tháng là [(20 x 26): 6] = 86 giờ (học kỳ 380 giờ). Hệ số lương là 2,14 công tác ở nơi có phụ cấp khu vực là 0,3. Tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên này được tính như sau:

Tiền lương dạy

=

120.000đ x (2,14 + 0,3) x 150%

= 5.106 đồng

thêm 1 giờ

 

86 giờ

 

Tiền lương được ứng một tháng = 5.106đ x số giờ dạy thêm trong tháng.

Nếu cuối học kỳ giáo viên này dạy không đạt giờ chuẩn thì số tiền trên phải thu hồi lại cho ngân sách Nhà nước.

c. Đối với giáo viên các trường chuyên nghiệp (Đại học, cao đẳng, trung học CN, dạy nghề): giờ tiêu chuẩn được tính chung cho cả bộ môn, tiền lương dạy thêm giờ được tính và trả theo năm học. ở bộ môn không thiếu giáo viên thì không được thanh toán tiền lương dạy thêm. Trường hợp bộ môn đã đủ giáo viên nhưng có giáo viên ốm, đi công tác học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chỉ tiêu nên giáo viên khác phải dạy thay thì được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ.

Thí dụ: Một bộ môn của trường chuyên nghiệp đã thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đào tạo, tổ chức học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, luyện tập quân sự, lao động nghĩa vụ theo đúng quy định. Giờ chuẩn của mỗi người bằng A. Bộ môn có 4 người, toàn bộ giờ tiêu chuẩn của 4 người là B.

B = A1 + A2 + A3 + A4

Số giờ thực dạy là C

Cách tính: Nếu C > B thì sẽ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ. Số giờ được thanh toán cho cả bộ môn là G = C - B

Sau khi tính toán, nếu thực tế giáo viên nào dạy vượt giờ thì lấy mức lương và phụ cấp (nếu có) của người đó làm cơ sở thanh toán tiền lương dạy thêm giờ theo công thức Y = Zi x Gi

Y là số tiền lương dạy thêm giờ của 1 giáo viên.

Zi là số tiền lương dạy thêm 1 giờ của 1 giáo viên trên.

Gi là số giờ dạy thêm của 1 giáo viên.

2. Tiền lương dạy thêm lớp:

Trong trường hợp thiếu giáo viên mầm non và tiểu học, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên phải dạy thêm lớp sau khi có ý kiến đồng ý của phòng giáo dục thì được thanh toán tiền lương dạy thêm cụ thể:

- Dạy thêm một lớp cùng trình độ được hưởng tiền lương dạy thêm bằng 1 lần lương, dạy lớp khác trình độ, khác chương trình được hưởng tiền lương dạy thêm bằng 1,5 lần lương của chính người dạy.

Để đảm bảo sức khoẻ cho giáo viên và chất lượng giảng dạy, cần hạn chế bố trí giáo viên dạy thêm giờ. Trường hợp phải bố trí giáo viên dạy thêm lớp thì mỗi giáo viên không được dạy thêm quá 1 lớp và lớp dạy thêm không được quá một học kỳ.

3. Phụ cấp dạy lớp ghép

ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu do điều kiện ít học sinh, thiếu giáo viên cần phải ghép lớp thì giáo viên dạy lớp ghép hai chương trình được hưởng thêm 50% lương và phụ cấp (nếu có) dạy trên hai chương trình được hưởng thêm 75% lương và phụ cấp (nếu có) của chính người dạy. Giáo viên dạy lớp ghép được hưởng tiền lương dạy thêm phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của trường quyết định.

- Tiền lương dạy thêm không quá 1/2 số giờ tiêu chuẩn, cán bộ quản lý dạy thêm không quá 1/3 số giờ tiêu chuẩn của giáo viên và không quá 200 giờ trong 1 năm học. Trường hợp dạy quá số giờ quy định phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của trường cho phép.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Tiền lương dạy thêm giờ được hạch toán và quỹ tiền lương của nhà trường và được tính vào ngân sách giáo dục đào tạo hàng năm.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 5-9-1995, các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ. Riêng kinh phí chi cho tiền lương dạy thêm giờ theo Thông tư này của 4 tháng cuối năm 1995, ngành giáo dục đào tạo tự thu xếp trong kế hoạch ngân sách 1995 đã được Chính phủ thông báo.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các Bộ và các Sở giáo dục đào tạo, Sở Tài chính vật giá, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về Liên Bộ để bổ sung, sửa đổi kịp thời.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

Trần Xuân Nhĩ

(Đã ký)

Tào Hữu Phùng

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 17/TTLB năm 1995 hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép của ngành Giáo dục và Đào tạo do Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 17/TTLB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 27/07/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
  • Người ký: Lê Duy Đồng, Tào Hữu Phùng, Trần Xuân Nhĩ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/09/1995
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản