Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG-TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 11-TT/LB | Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 1974 |
Nghị quyết số 137-CP ngày 06-6-1974 của Hội đồng Chính Phủ đã ghi: “Trong kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa hai năm 1974-1975, do khả năng kinh tế tài chính của ta chưa cho phép cải tiến một bước chế độ tiền lương đối với những bộ phận lao động nặng nhọc và lao động kỹ thuật phức tạp nhất như Nghị quyết hội nghị lần thứ 22 của Trung ương Đảng đề ra”.
Yêu cầu của việc thực hiện Nghị quyết số 137-CP là phải tránh bình quân tập trung trước thế cho lao động nặng nhọc, cho việc khuyến khích những mặt tích cực như ngày công cao, kỷ luật lao động tốt để góp phần tăng cường quản lý lao động, tăng cường quản lý kinh tế tài chính và không gây khó khăn cho việc cải tiến tiền lương sau này. Vì vậy, chỉ phụ cấp cho những người làm công việc nặng nhọc, kỹ thuật phức tạp nhất và chỉ trả những ngày đi làm việc. Đối với cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp chỉ phục vụ cho những người trực tiếp tại nơi sản xuất như tổ trường sản xuất, đốc công, quản đốc và phó quản đốc phân xưởng và các kỹ thuật viên dưới quyền, họ làm việc trực tiếp và thường xuyên với công nhân làm việc ở bộ phận đặc biệt nặng nhọc đó.
Theo những quy định kể trên, cơ quan Bộ Lao động và Tổng cục Lâm nghiệp ra Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện phần chế độ đối với công nhân, viên chức các cơ sở khai thác và trồng rừng miền núi thuộc ngành lâm nghiệp đã ghi ở phần II, Mục A, tiết 1, điểm b của Nghị quyết số 137-CP như sau.
I. PHỤ CẤP VIỆC NẶNG NHỌC CỦA NGHỀ RỪNG 10%.
1. Trong ngành lâm nghiệp, những công nhân, viên chức làm các công việc sau đây được hưởng phụ cấp công việc nặng nhọc của nghề rừng bằng 10% lương cấp bậc hoặc lương chức vụ:
a) Khai thác gỗ, củi, tre, nứa (bao gồm chặt, hạ, lao xeo);
b) Vận xuất và phục vụ vận xuất từ cội ra bãi I; làm và sửa chữa đường vận xuất;
c) Vận chuyển lâm sản bằng đưỡng bộ từ bãi I ra bãi II trêm đường cấp 4 trở lên; đóng cốn và vận chuyển trên các đoạn đường sông, suối, thuộc phạm vi lâm trường;
d) Luỗng rừng, tu bổ, cải tạo rừng;
e) Vào rừng lất hạt giống, phát quang, đào hố, trồng cây và chăm sóc cây trồng ở miền núi và trung du ở những nơi đồi núi có độ dốc cao, đất đai cằn cỗi, đi lại khó khăn;
g) Sửa chữa máy móc tại những nơi làm việc khai thách gỗ và trồng rừng (hiện trường);
h) Xác minh, thiết kế rừng khai thác, thiết kế trồng rừng và điều tra quy hoạch rừng trực tiếp phục vụ khai thác và trồng rừng chưa hưởng phụ cấp lưu động theo Thông tư số 15-LĐ/TT ngày 4-7-1960 thì đựơc hưởng phụ cấp công việc nặng nhọc của nghề rừng trong những ngày ra làm việc tại hiện trường;
i) Đội trưởng, đội phó, kỹ thuật viên của các đội khai thác, vận xuất, tu bổ, trồng rừng trong những ngày trực tiếp ra làm việc tại các nơi khai thác gỗ và trồng rừng; nhân viên cấp dưỡng của đội tring những ngày mang cơm ra hoặc nấu cơm tại nơi công nhân khai thách gỗ và triồng rừng (hiện trường);
k) Các trường hợp quân nhân chuyển ngành chưa xếp lại lương, lao động tạm thới làm những việc nói trên cùng được hưởng phụ cấp như các trường hợp trên.
2. Cách tính phụ cấp nghề rừng:
Phụ cấp nghề rừng chỉ được tính trong những ngày trực tiếp làm những công việc nói trên và được tính vào đơn giá trả lương theo sản phẩm. Tất cả những trường hợp ngừng việc, nghỉ việc hoặc làm công việc khác điều không được hưởng phụ cấp.
Ngoài phụ cấp công việc nặng nhọc của nghề rừng các các khoản phụ cấp khác theo chế độ hiện hành, công nhân viên chức ở các đội sản xuất được điềi động đến các vùng khai thác mới được hưởng thêm một khoản phụ cấp tạm thời bằng 10% lương cấp bậc hoặc lương chức vụ trong 6 tháng đầu, kể từ ngày có nhóm người đầu tiên đến xây dựng và sản xuất ở vùng khai thác mới.
1. Đối tượng đựơc hưởng khoản phụ cấp này gồm có:
a) Công nhân và cán bộ, nhân viên quản lý phục vụ ở các đội khai thác đựơc điều động đến các vùng khai thác mới.
Vùng khai thác mới là nơi chưa rừng được khai thác hoặc khai thác lại, công nhân, viên chức mới đến vừa xây dựng và tổ chức để ổn định đời sống, chịu nhiều khó khăn, gian khổ so với công nhân, viên chức ở các nơi khai khai thác.
b) Ở các đội sản xuất, nếu có những tổ, đội phân công nhân được tạm, thời điều động đến khai thác ở những khu rừng cao và xa nơi ăn ở của đội, không thể sáng đi tối về, mà phải tổ chức lán trại tạm thời, ăn ở tại chỗ để khai thác, thì trong những ngày làm việc tại nơi đó cũng được áp dụng khoản phụ cấp tạm thời này.
2. Cách tính phụ cấp:
Phụ cấp này chỉ được tính trong những ngày làm việc. Trường hợp ngừng việc, nghỉ việc vì bất cứ lý do nào đều không được hưởng.
III. CẤP THÊM TIỀN 0,50đ, 0,30đ ĐỂ TỔ CHỨC BỮA ĂN TRƯA TẠI CHỖ.
Những ngày công nhân trực tiếp làm các công việc sau đây ngòai tiền ăn người công nhân tự trả, được cấp thêm tiền vào bũa ăn tại chỗ:
1. Cấp theo mức 0,50đ một ngày:
a) Chặt hạ gỗ và lao gỗ tại rừng, bao gồm ạh cội, cắt khúc, xẻ gỗ to tại cội, lao gỗ tại rừng bằng thủ công và cơ giới (kể cả lắp đặt thiết bị và đường cáp lao gỗ).
v) Vận xuất gỗ, bao gồm kéo gỗ từ cội ra bãi I bằng trâu, voi, máy kéo và lõng gỗ đường suối.
2. Cấp theo mức 0,30đ một ngày:
Khai thác củi, tre, bao gồm chặt, lao kéo từ rừng ra bãi I.
Các lâm trường tổ chức sớm bữa ăn trưa tại chỗ cho công nhân, từng bước nấng cao chất lượng bữa ăn để công nhân đủ sức khỏe làm việc lâu dài, nâng cao giờ công có ích trong ngày và tăng năng suất lao động; nhất thiết không được phát tiền.
1. Đối tượng đựơc hưởng trợ cấp này bao gồm công nhân mới tuyển và công nhân mới đào tạo ở tường đưa lên làm nghề rừng ở các vùng rừng núi.
2. Các cơ sở lâm nghiệp ở miến núi có chỉ tiêu tuyển công nhân mới cần dự trù mua sắm trước những đồ dùng cấn thiết như áo ấm, chăn màn để cấp cho công nhân mới tuyển bằng hiện vật trong phạm vi số tiền 50đ được Nhà nước trợ cấp. Nếu công nhân mới tuyển đã có đồ dùng riêng, không mua hết 50đ thì sẽ phát số tiền còn lại để tự do mua sắm những đồ dùng cần thiết khác.
3. Trường hợp công nhân mới tuyển đã dược trợ cấp 50đ như trên, nhưng làm vuệc chưa đủ 3 năm mà tự ý bỏ vể thỉ phải bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng số tiền theo giá quy định. Đối với người được thôi việc có lý do chính đáng và những người đượ điều động đi nơi khác thì không phải bồi thường.
Các chế độ thi hướng dẫn trong Thông tư này được thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1974. Riêng khoản cấp tiền 0,50đ và 0,30đ để tổ chức ăn bữa tại chỗ thì được thi hành kể từ ngày lâm trường tổ chức được bữa ăn cho công nhân.
Ủy ban hành chính tỉnh và thủ trưởng các cấp trong ngành lâm nghiệp và lao động phối hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp giải thích cho công nhân viên chức hiểu đúng đắn ý nghĩa của chế độ nói trên, chống tư tưởng móc xích kéo nhau hay suy bì một các đơn giản; thực hiện đầy đủ các chế độ hiện hành, chăm lo tốt hơn về đời sống và sức khỏe cho công nhân viên chức; tăng cướng quản lý để sử dụng tốt lao động trên cơ sở xây dựng hoặc điều chỉnh lại định mức lao động cho hợi lý, chấn chỉnh và mở rộng chế độ tiền lương trả theo sản phẩm và nghiên cứu áp dụng các chế độ tiền thưởng; động viên mọi người hăng hái thi đua lao động sản xuất, phấn đấu nâng cao ngày giờ công và tăng năng suất lao động góp phần hoàn thánh toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, các cơ sở còn gặp khó khăn mắc mứu gì thì kịp thời phản ánh để Liên Bộ giải quyết.
TỔNG CỤC TRƯỞNG | BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 15-LĐ/TT năm 1960 hướng dẫn thi hành chế độ phụ cấp lưu động cho công nhân, viên chức, cán bộ làm công tác thăm dò khảo sát, đo đạc do Bộ Lao Động ban hành.
- 2Nghị quyết số 137-CP về công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể của công nhân, viên chức Nhà nước trong hai năm 1974 - 1975 do Hội đồng Chính phủ ban hành
Thông tư liên bộ 11-TT/LB năm 1974 hướng dẫn chế độ đối với công nhân, viên chức các cơ sở khai thác và trồng rừng niền núi thuộc ngành lâm nghiệp theo Nghị quyết 137-CP do Bộ Lao Động- Tổng Cục Lâm Nghiệp ban hành
- Số hiệu: 11-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 06/11/1974
- Nơi ban hành: Bộ Lao động, Tổng cục Lâm nghiệp
- Người ký: Nguyễn Thọ Chân, Hoàng Bửu Đôn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra