- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Pháp lệnh Giá năm 2002
- 3Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 904/CAAV | Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 1996 |
Căn cứ Quyết định số 818/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13-02-1995 về quản lý cước hàng không dân dụng Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Cước vận chuyển quy định tại Quyết định số 818/TTg của Thủ tướng Chính phủ là giá phải trả cho việc vận chuyển thương mại hàng không và các điều kiện áp dụng giá, bao gồm cả hoa hồng dịch vụ đại lý bán vé và các dịch vụ tương tự khác.
Cước vận chuyển nêu trên không bao gồm bất kể một khoản thuế hoặc lệ phí nào liên quan đến việc vận chuyển hàng không do các cơ quan hữu quan của Việt Nam và nước ngoài thu từ người sử dụng dịch vụ vận chuyển.
2. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài có hoạt động vận chuyển thương mại hàng không tại Việt Nam phải trình lên Cục Hàng không dân dụng Việt Nam điều kiện chung áp dụng cước hàng không và điều kiện vận chuyển của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc xem xét phê duyệt cước hàng không.
3. Cơ sở để xây dựng cước vận chuyển trên mỗi đường bay dựa trên các yếu tố sau:
a. Chi phí khai thác.
b. Mức cung - cầu trên thị trường; khả năng chấp nhận của thị trường;
c. Cước vận chuyển đối với các phương tiện vận tải khác; yếu tố cạnh tranh quốc tế;
d. Phù hợp với thu nhập của người Việt Nam;
e. Lợi nhuận hợp lý;
g. Các yếu tố khác.
4. Cước vận chuyển hàng không trên đường bay trong nước áp dụng cho công dân Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 2 của Quyết định số 818/TTg của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng cụ thể như sau:
- Đối tượng áp dụng: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam đang được cử đi công tác, lao động học tập tại nước ngoài;
- Hành trình: Chỉ áp dụng cho hành trình gồm một hoặc nhiều chặng nội địa;
- Quảng cáo và bán: Chỉ trên lãnh thổ Việt Nam;
- Giấy tờ tuỳ thân khi mua vé:
+ Chứng minh thư nhân dân; chứng minh thư của lực lượng vũ trang nhân dân; hoặc giấy tờ tương đương chứng minh thư (có chỉ rõ địa chỉ thường trú tại Việt Nam) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và còn có giá trị; các loại hộ chiếu được cấp tại Việt Nam và còn có giá trị.
+ Đối với các trường hợp chưa đủ tuổi cấp chứng minh thư theo luật định phải có giấy khai sinh; thẻ học sinh; thẻ đội viên; thẻ đoàn viên hoặc các giấy tờ tương đương khác chứng minh việc chưa đủ tuổi cấp chứng minh thư.
5. Các quy định của các Chương II, III và IV của Thông tư này được áp dụng đối với hoạt động vận chuyển thường lệ. Đối với việc vận chuyển hành khách, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện trên các chuyến bay không thường lệ, cước vận chuyển sẽ được xem xét theo quy định về việc cấp phép bay cho các chuyến bay không thường lệ.
II. CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ NỘI ĐỊA
1. Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam có nghĩa vụ đệ trình giá thành vận chuyển hành khách bình quân trên các đường bay trong nước và giá thành vận chuyển hành khách trên đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh lên Cục Hàng không dân dụng Việt Nam để xem xét mức cước giới hạn tối đa áp dụng cho hành khách là người Việt Nam trên đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh, kèm theo các giải trình chi tiết về từng khoản mục của giá thành.
2. Trên cơ sở mức cước giới hạn tối đa áp dụng cho hành khách là người Việt Nam trên đường bay Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh được quyết định theo quy định tại mục c khoản 1 Điều 3 và mục d khoản 2 Điều 3 của Quyết định số 818/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xem xét phê duyệt các mức cước vận chuyển hành khách áp dụng cho công dân Việt Nam trên từng đường bay nội địa theo đề nghị của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam thực hiện việc vận chuyển thường lệ trên đường bay đó.
3. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xem xét phê duyệt các mức cước vận chuyển hành khách áp dụng cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên từng đường bay nội địa theo đề nghị của các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam thực hiện việc vận chuyển thường lệ trên đường bay đó.
4. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam được phép quy định và áp dụng cước đối với việc vận chuyển hàng hoá trên các đường bay nội địa. Trong phạm vi 10 ngày đầu của các tháng tư, tháng bảy, tháng mười hai và tháng một, doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo lên Cục Hàng không dân dụng Việt Nam các giá cước đã được quy định của quý trước.
5. Mức vận chuyển hành khách trên các đường bay trong nước áp dụng cho công dân Việt Nam được áp dụng một cách thống nhất đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam. Đối với cước vận chuyển hành khách trên các đường bay trong nước áp dụng cho công dân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam được phép áp dụng những mức cước thấp hơn mức cước phê duyệt nhằm thu hút hành khách, tận dụng năng lực vận chuyển, đạt doanh thu tối ưu.
III. CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
1. Cước vận chuyển hành khách, hàng hoá công bố đối với các đường bay quốc tế đến, đi từ và qua Việt Nam phải được trình Cục Hàng không dân dụng Việt Nam để xem xét phê duyệt.
Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam không được phép thực hiện bất kỳ một quy định nào của Nhà chức trách hàng không nước ngoài liên quan đến cước vận chuyển hành khách, hàng hoá đến, đi từ và qua Việt Nam nếu chưa được sự đồng ý của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Đối với các đường bay quốc tế là đối tượng của điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam được chỉ định chịu trách nhiệm thay mặt hãng hàng không nước ngoài thực hiện việc vận chuyển thường lệ trên đường bay đệ trình mức cước công bố đã được thoả thuận lên Cục Hàng không dân dụng Việt Nam để phê duyệt.
Trong trường hợp các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam không tham gia vận chuyển trên dường bay, hãng hàng không nước ngoài thực hiện việc vận chuyển có trách nhiệm thoả thuận với Hãng hàng không quốc gia Việt Nam về mức cước và uỷ quyền cho Hãng hàng không quốc gia Việt Nam thực hiện việc đệ trình.
Thời gian xem xét phê duyệt cước, giải quyết trường hợp các hãng hàng không không thoả thuận được về mức cước đệ trình sẽ tuân thủ theo quy định của điều ước quốc tế.
3. Đối với cước vận chuyển hành khách, hàng hoá trên đường bay quốc tế không phải là đối tượng của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm thoả thuận về mức cước với hãng hàng không có liên quan và trình Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phê duyệt. Trong trường hợp các hãng hàng không không thoả thuận được về mức cước đệ trình, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có thể xem xét phê duyệt mức cước được một hãng hàng không đề nghị. Thời gian xem xét phê duyệt mức cước là một tháng kể từ ngày Cục Hàng không dân dụng Việt Nam nhận được đề nghị phê duyệt.
4. Trên cơ sở các mức cước vận chuyển hành khách, hàng hoá được phê duyệt, doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài có hoạt động vận chuyển thương mại hàng không tại Việt Nam được phép áp dụng những mức cước dưới mức cước đã phê duyệt, phụ thuộc vào đối tượng hoặc điều kiện vận chuyển, hoặc mức cước tương đương mà bất kỳ một hãng hàng không nào khác được phép áp dụng trên các đường bay quốc tế đến, đi từ và qua Việt Nam, nhưng không được ảnh hưởng một cách quá đáng đến hoạt động khai thác của các hãng hàng không khác trên đường bay.
Đối với các đường bay hoặc hành trình liên chặng chưa có mức cước được phê duyệt, hãng hàng không được phép xây dựng và áp dụng cước theo các nguyên tắc xây dựng cước hàng không của hãng, trên cơ sở các mức cước vận chuyển hành khách, hàng hoá đã được phê duyệt (đối với các chặng đến hoặc đi từ Việt Nam) và các mức cước được công bố trên các ấn phẩm cước hàng không quốc tế (đối với các chặng ngoài Việt Nam).
5. Các mức cước được áp dụng theo quy định tại khoản 4 trên phải được chỉ rõ trong các báo cáo thường kỳ theo quy định về bán sản phẩm vận chuyển hàng không tại Việt Nam.
IV. CƯỚC VẬN CHUYỂN BƯU PHẨM, BƯU KIỆN
1. Bưu phẩm là các loại thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm người mù, gói nhỏ của ngành bưu điện với giới hạn về khối lượng, kích thước theo quy định của Công ước về Liên minh bưu chính thế giới.
Bưu kiện là các loại bao gói của ngành bưu điện không phải là bưu phẩm theo quy định trên.
2. Cước đối với việc vận chuyển bưu phẩm của các doanh nghiệp bưu chính trên các đường bay nội địa sẽ do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định sau khi thống nhất với Tổng cục Bưu điện. Việc vận chuyển theo mức cước quy định bao gồm cả các dịch vụ đặc biệt theo quy định của pháp luật đối với việc vận chuyển bưu phẩm của ngành bưu điện. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam không được tăng hoặc giảm mức cước đã quy định dưới bất cứ hình thức nào.
Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng cước đối với việc vận chuyển bưu phẩm trên các đường bay nội địa trình Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
3. Doanh nghiệp vận chuyển Hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài áp dụng cước đối với việc vận chuyển bưu phẩm trên các đường bay quốc tế theo các quy định của Công ước về Liên minh bưu chính thế giới.
4. Cước đối với việc vận chuyển bưu kiện được thực hiện theo thoả thuận giữa doanh nghiệp vận chuyển hàng không và doanh nghiệp bưu chính trên cơ sở cước vận chuyển hàng hoá thông thường và chi phí đối với các dịch vụ phụ trợ đặc biệt. Trong trường hợp không thoả thuận được về cước vận chuyển bưu kiện, việc vận chuyển sẽ được thực hiện theo mức cước và điều kiện vận chuyển hàng hoá thông thường.
Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài có nghĩa vụ niêm yết công khai tất cả các văn phòng và đại lý bán vé của mình các loại cước vận chuyển hành khách, hàng hoá được phê duyệt hoặc quy định theo các quy định trong Thông tư này dưới các hình thức như bảng thông báo, các tập ấn phẩm hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp vận chuyển hàng không, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ xem xét việc tiết và có thể ban hành những quy định cụ thể đối với việc áp dụng mức cước nêu trong Thông tư này.
2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Đào Mạnh Nhương (Đã ký) |
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Pháp lệnh Giá năm 2002
- 3Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Pháp lệnh Giá năm 2002
- 3Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
Thông tư 904/CAAV-1996 hướng dẫn Quyết định 818/TTg-1995 về quản lý cước hàng không dân dụng Việt Nam do Cục hàng không dân dụng ban hành
- Số hiệu: 904/CAAV
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/05/1996
- Nơi ban hành: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
- Người ký: Đào Mạnh Nhương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/05/1996
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực