BỘ NỘI THƯƠNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 9-NT | Hà Nội , ngày 05 tháng 04 năm 1975 |
Căn cứ vào Thông tư số 17-TT/LB ngày 25-10-1972 và Thông tư số 9-TT/LB ngày 27-07-1973 của liên Bộ Lao động – Tài chính quy định và giải thích về chế độ phụ cấp chức vụ kế toán trưởng; sau khi được các Bộ Lao động, Tài chính thoả thuận về tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng các tổ chức kinh doanh để áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ kế toán trưởng và xếp lương cho cán bộ lãnh đạo (công văn số 657-LĐ/LHCSN ngày 17-12-1974 của Bộ Lao động và công văn số 653-TC/TNGT ngày 26-12-1974 của Bộ Tài chính), Bộ ra Thông tư này tạm thời quy định tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể việc phân loại, xếp hạng các đơn vị kinh doanh thương nghiệp, ăn uống công cộng và việc áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ kế toán trưởng trong ngành. Riêng về việc xếp lại lương cho cán bộ quản lý theo loại, hạng tổ chức mới, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau.
I. VIỆC PHÂN LOẠI, XẾP HẠNG TỔ CHỨC
1. Đối tượng được phân loại, xếp hạng tổ chức.
a) Các đơn vị kinh doanh thương nghiệp và ăn uống công cộng hạch toán kinh tế độc lập được phân loại, xếp hạng tổ chức theo tiêu chuẩn do Bộ ban hành kèm theo Thông tư này (kể cả những đơn vị trước đây đã hoặc chưa được phân loại, xếp hạng).
b) Các đơn vị sản xuất, chế biến trong ngành được thống nhất vận dụng theo tiêu chuẩn phân hạng xí nghiệp sản xuất công nghiệp quy định tại Thông tư số 2-LĐ/TT ngày 22-03-1969 của Bộ Lao động và công văn hướng dẫn thi hành số 1336-NT/LĐTL ngày 07-06-1969 của Bộ Nội thương.
c) Các đơn vị vận tải, xây dựng cơ bản, chăn nuôi, v.v…trong ngành được thống nhất vận dụng theo tiêu chuẩn xếp hạng tổ chức do ngành giao thông vận tải, ngành xây dựng và Ủy ban nông nghiệp quy định. Trường hợp vận dụng theo tiêu chuẩn của các ngành trên xét và đề nghị khen thưởng thấy không phù hợp (do tổ chức và hoạt động khác nhau) thì có thể xét và đề nghị khen thưởng theo tương quan loại, hạng tổ chức của các đơn vị vận tải, xây dựng cơ bản, chăn nuôi thuộc các ngành trong địa phương để tạm thời xác định loại, hạng tổ chức cho các đơn vị đó.
2. Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng các đơn vị kinh doanh thương nghiệp và ăn uống công cộng.
Xuất phát từ tính chất, đặc điểm hoạt động của ngành ta hiện nay, Bộ tạm thời quy định tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng các đơn vị kinh doanh thương nghiệp và ăn uống công cộng như sau: căn cứ tổng mức doanh số (hoặc tổng mức doanh thu), có phân biệt theo ngành hàng và theo vùng địa lý khác nhau để xếp hạng. (Riêng đối với các đơn vị thuộc Tổng công ty thì không phân biệt theo vùng địa lý).
Tiêu chuẩn phân loại các tổ chức kinh doanh quy định như trên là vì: doanh số cao thấp phản ảnh khối lượng công tác và quy mô tổ chức lớn nhỏ khác nhau, ngành hàng kinh doanh phản ảnh tính chất công tác phức tạp khác nhau, vùng địa lý phản ảnh điều kiện hoạt động thuận lợi, khó khăn khác nhau.
Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng các đơn vị kinh doanh thuộc Sở, Ty thương nghiệp phân chia thành 12 ngành hàng và 3 vùng: thành phố Hà-nội – Hải-phòng, trung du – đồng bằng, miền núi. Mỗi ngành hàng trong mỗi vùng lại phân chia thành 3 hoặc 4 hạng tổ chức. Riêng đối với các xí nghiệp tổng hợp huyện, thị xã và hợp tác xã mua bán huyện thì chỉ phân chia thành 2 hạng tổ chức tương đương với tổ chức công ty hạng 3, hạng 4. (Có bảng tiêu chuẩn cụ thể ban hành kèm theo).
Đối với các đơn vị thuộc Tổng công ty, Bộ sẽ ban hành bản tiêu chuẩn phân loại tổ chức cụ thể sau khi thành lập các Công ty chuyên doanh.
Tiêu chuẩn doanh số quy định cho từng hạng tổ chức là tính theo tổng mức doanh số đã thực hiện năm 1974 (không tính theo tổng mức doanh số kế hoạch).
Đối với các đơn vị chuyên bán ra (bán buôn, bán lẻ, hoặc bán buôn kiêm bán lẻ…) thì tính theo tổng mức doanh số bán cả năm.
Đối với các đơn vị kinh doanh ăn uống công cộng, phục vụ sửa chữa thì tính theo tổng mức doanh thu cả năm.
Đối với các đơn vị chuyên thu mua, gia công thì tính theo tổng doanh số mua cả năm.
Đối với các đơn vị làm nhiều chức năng (vừa mua, vừa bán, vừa tự sản xuất, chế biến…) thì tính theo doanh số phản ánh chức năng chính.
3. Cách vận dụng tiêu chuẩn xếp hạng tổ chức.
Trong bảng tiêu chuẩn, Bộ chỉ phân định những ngành hàng có tính chất phổ biến ở các địa phương. Vì vậy, khi xếp hạng tổ chức cho từng đơn vị cụ thể, nếu đúng với tiêu chuẩn để xác định. Nếu sự phân công kinh doanh không hoàn toàn giống như ngành hàng đã quy định trong bảng tiêu chuẩn thì vận dụng theo tiêu chuẩn của ngành hàng tương tự. Cụ thể như:
- Các công ty kinh doanh bách hoá và điện máy, bách hoá và vải sợi, v.v…thì vận dụng theo tiêu chuẩn quy định cho ngành hàng công nghệ phẩm.
- Các công ty kinh doanh hàng điện máy và xăng dầu, điện máy và vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất,v.v…thì vận dụng theo tiêu chuẩn quy định cho ngành hàng điện máy.
- Các công ty kinh doanh thực phẩm tươi sống và rau quả thì vận dụng theo tiêu chuẩn quy định cho ngành hàng thực phẩm tươi sống.
- Các công ty kinh doanh ngành hàng cá biệt chưa quy định trong bảng tiêu chuẩn thì vận dụng theo tương quan loại hàng của các công ty khác để xếp hạng tổ chức. Ví dụ: công ty kinh doanh hàng phế liệu, phế phẩm, công ty khai thác lâm sản, công ty trao đổi nội thương, công ty
- Các trạm kinh doanh của hợp tác xã mua bán tỉnh (hạch toán kinh tế độc lập), thì vận dụng theo tiêu chuẩn quy định cho hợp tác xã mua bán huyện.
- Các hợp tác xã mua bán huyện thuộc ngoại thành Hà-nội, Hải-phòng thì vận dụng theo tiêu chuẩn quy định cho hợp tác xã mua bán huyện, thuộc vùng trung du – đồng bằng.
- Các cửa hàng hoặc xí nghiệp thương nghiệp ở thành phố, thị xã (hạch toán kinh tế độc lập) trực thuộc sở, ty hoặc công ty thì vận dụng theo tiêu chuẩn quy định cho xí nghiệp thương nghiệp huyện, thị xã.
II. VIỆC ÁP DỤNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ KẾ TOÁN TRƯỞNG
Nhà nước ban hành chế độ phụ cấp chức vụ kế toán trưởng nhằm đề cao trách nhiệm, động viên khuyến khích kế toán trưởng làm tốt nhiệm vụ được giao: vừa giúp thủ trưởng đơn vị quản lý kinh tế tài chính, vừa làm nhiệm vụ kiểm soát viên tại đơn vị kinh doanh sản xuất đó.
Để đáp ứng yêu cần tăng cường và cải tiến công tác quản lý kinh tế tài chính trong ngành, đề cao trách nhiệm của kế toán trưởng trong việc quản lý kinh doanh, sản xuất ở từng đơn vị, căn cứ nguyên tắc quy định tại Thông tư liên bộ số 17-TT/LB ngày 25-10-1972 và Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Tài chính số 1-TC/CĐKT ngày 05-0101973, Bộ quy định và hướng dẫn cụ thể thêm như sau:
1. Những đơn vị được đặt chức vụ kế toán trưởng.
a) Thuộc ngành kinh doanh, sản xuất, phục vụ, có:
- Các Tổng công ty, Cục kiến thiết cơ bản và trang thiết bị, các công ty thuộc Bộ.
- Các công ty, các cửa hàng, xí nghiệp sản xuất chế biến, trại chăn nuôi, nông trường thống nhất, công ty xây lắp, trạm vận tải, v.v…hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Cục, Tổng công ty.
- Các công ty, các cửa hàng tổng hợp ở thành phố, các xí nghiệp thương nghiệp huyện, hợp tác xã mua bán huyện, trạm kinh doanh, hợp tác xã mua bán tỉnh, các xí nghiệp sản xuất chế biến, trạm vận tải, v.v…hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở, Ty thương nghiệp hoặc trực thuộc các công ty, các Ban quản lý hợp tác xã mua bán tỉnh, thành phố.
b) Thuộc ngành sự nghiệp có:
- Trường thương nghiệp trung ương,
- Trường trung học kỹ thuật thương nghiệp,
- Trường trung học nghiệp vụ quản lý thương nghiệp.
Kế toán trưởng tại các đơn vị nói trên được hưởng khoản phụ cấp chức vụ kế toán trưởng trong thời gian giữ chức vụ và đã được chính thức bổ nhiệm. Khi thôi giữ chức vụ kế toán trưởng thì không được hưởng khoản phụ cấp này nữa.
Những đơn vị kinh doanh, sản xuất, phục vụ…chưa hạch toán kinh tế độc lập thì không đặt chức vụ kế toán trưởng. Nếu những đơn vị này có tổ chức bộ máy kế toán thống nhất thì người được giao nhiệm vụ phụ trách công tác kế toán của đơn vị cũng được hưởng mức phụ cấp quy định thống nhất trong thời gian giữ chức vụ đó.
2. Việc bổ nhiệm chức vụ kế toán trưởng.
Việc bổ nhiệm kế toán trưởng trong các đơn vị kinh doanh, sản xuất, phục vụ đã hạch toán kinh tế độc lập, cần được khẩn trương thực hiện để ổn định một bước về tổ chức kế toán và tăng cường trách nhiệm kế toán trưởng như quy định tại Nghị định số 176-CP ngày 10-09-1970 của Hội đồng Chính phủ. Tùy theo yêu cầu và khả năng cán bộ hiện có, các đơn vị, các cấp trong ngành cần nghiên cứu, sắp xếp và khẩn trương thực hiện. Một mặt, lựa chọn bổ nhiệm trong số trưởng phòng hoặc cán bộ kế toán có đủ tiêu chuẩn, mặt khác cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thêm để xây dựng đội ngủ kế toán vững mạnh.
Về thẩm quyền quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, phải thi hành đúng điều 35 (mới) của điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước. Cụ thể là:
Việc bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị hạch toán kinh doanh tế độc lập thuộc Bộ quản lý (kể cả các Cục,Tổng công ty, các đơn vị kinh doanh, sản xuất, các đơn vị sự nghiệp) thì do Vụ trưởng Vụ cán bộ giáo dục, Vụ trưởng Vụ kế toán thống kê tài chính trao đổi thống nhất, đề nghị Bộ ra quyết định bổ nhiệm.
Việc bổ nhiệm kế toán trưởng ở những đơn vị hạch toán kinh tế độc lập mà thuộc Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố quyết định. Các Sở, Ty thương nghiệp có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính trong việc nghiên cứu lựa chọn, sắp xếp, điều chính giữa các đơn vị trong ngành, đảm bảo cho mọi người phát huy được khả năng và tác dụng tốt sau khi được bổ nhiệm.
Việc bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc các công ty và việc giao nhiệm vụ cho người phụ trách kế toán ở đơn vị chưa hạch toán kinh tế độc lập mà có tổ chức bộ máy kế toán chuyên trách thì do thủ trưởng của đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của kế toán trưởng thuộc đơn vị mình.
3. Việc xếp lại lương để áp dụng phụ cấp chức vụ kế toán trưởng.
Thông tư liên Bộ Lao động – Tài chính đã quy định: kế toán trưởng chỉ được hưởng phụ cấp chức vụ nếu đã xếp bậc theo thang lương của nhân viên, cán sự, chuyên viên. Những trường hợp đã xếp lương chức vụ trưởng, phó phòng, phó giám đốc…thì phải xếp chuyển sang lương cán sự, chuyên viên gặp khó khăn không chuyển được thì được tiếp tục hưởng mức lương đã xếp, còn phụ cấp chức vụ có được hưởng hay không thì tùy trường hợp cụ thể mà xem xét và đề nghị khen thưởng và quyết định.
Để vận dụng nguyên tắc trên cho phù hợp với tình hình xếp lương thực tế trong ngành, Bộ hướng dẫn thêm như sau:
- Nói chung tất cả kế toán trưởng đã được chính thức bổ nhiệm ở các đơn vị kinh doanh, sản xuất, phục vụ hiện đang hưởng mức lương chức vụ cán bộ lãnh đạo đều phải chuyển sang xếp theo thang lương cán sự, chuyên viên và hưởng phụ cấp chức vụ kế toán trưởng theo quy định chung.
Phải căn cứ vào trách nhiệm công tác, trình độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng người mà xếp chuyển bậc lương cho tương xứng, không nên lấy mức lương chức vụ của phó giám đốc xí nghiệp, phó chủ nhiệm công ty, v.v…để khống chế bậc lương của kế toán trưởng.
- Trong một số trường hợp, kế toán trưởng đang hưởng mức lương chức vụ cán bộ lãnh đạo (trưởng, phó phòng, phó chủ nhiệm…), nay do khó khăn về quan hệ tiền lương trong đơn vị nên chưa xếp chuyển sang thang lương nhân viên, cán sự, chuyên viên được thì tạm thời được tiếp tục hưởng theo mức lương chức vụ cũ và nói chung vẫn được hưởng phụ cấp chức vụ kế toán trưởng nếu quan hệ nội bộ không có gì vướng mắc nhiều. Trường hợp cá biệt do khó khăn nào đó mà chưa thể cho hưởng phụ cấp chức vụ kế toán trưởng thì cần giải thích rõ và động viện kế toán trưởng phấn đấu làm tốt nhiệm vụ nhưng khi có điều kiện thì phải áp dụng ngay chế độ phụ cấp chức vụ cho anh chị em.
Cách giải quyết như trên chỉ là tạm thời, khi có điều kiện, các đơn vị cần phải xếp chuyển lương cho kế toán trưởng theo đúng nguyên tác đã quy định. Từ nay về sau, khi bổ nhiệm kế toán trưởng, nhất thiết phải xếp theo bậc lương nhân viên, cán sự, chuyên viên và áp dụng phụ cấp chức vụ ngay.
Việc xếp lương và áp dụng phụ cấp chức vụ cho kế toán trưởng phải xuất phát từ quan điểm phục vụ tốt yêu cầu tăng cường và cải tiến công tác quản lý kinh tế tài chính của ngành. Vì vậy, thủ trưởng các đơn vị một mặt phải làm tốt công tác chính trị tư tưởng để cán bộ, nhân viên quán triệt và thông suốt chính sách, mặt khác phải kiên quyết và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Nhà nước đã quy định đối với kế toán trưởng.
4. Mức phục cấp chức vụ kế toán trưởng.
Mức phụ cấp chức vụ hàng tháng cho kế toán trưởng ở các Cục, Tổng công ty, các đơn vị kinh doanh, sản xuất (được đặt kế toán trưởng) và mức phụ cấp thống nhất cho người được giao nhiệm vụ phụ trách công tác kế toán trưởng, áp dụng theo quy định tại mục I của Thông tư liên bộ Lao động – Tài chính số 17-TT/LB ngày 25-10-1972.
Riêng đối với kế toán trưởng ở các trường thuộc Bộ (ghi ở tiết b, điểm 1, mục II trên đây), sẽ do Vụ trưởng Vụ kế toán – thống kê – tài chính bàn bạc nhất trí với Bộ Tài chính và đề nghị khen thưởng Bộ quyết định cụ thể mức phụ cấp chức vụ.
Kế toán trưởng chỉ được hưởng mức phụ cấp chức vụ kể từ ngày cơ quan quản lý cán bộ ra quyết định cho hưởng, không đặt vấn đề truy lĩnh (quy định tại Thông tư liên bộ Lao động – Tài chính số 9-TT/LB ngày 27-07-1973).
Để đảm bảo thi hành chế độ phụ cấp chức vụ cho kế toán trưởng được thông suốt và thống nhất trong ngành, giải quyết đúng đắn quyền lợi cho anh chị em kế toán trưởng theo chế độ Nhà nước đã quy định, Bộ yêu cầu các Cục, Tổng công ty và các Sở, Ty thương nghiệp làm tốt mấy việc sau đây:
1. Nghiên cứu kỹ Thông tư liên bộ và Thông tư này để quán triệt tinh thần, nội dung chính sách đồng thời có kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện tốt trong đơn vị, địa phương mình.
2. Tiến hành việc phân loại, xếp hạng các đơn vị kinh doanh, sản xuất, để có cơ sở áp dụng đúng mức phụ cấp chức vụ kế toán trưởng.
3. Từng đơn vị Tổng công ty, Cục, Sở, Ty Thương nghiệp cần làm ngay việc sắp xếp, dự kiến bổ nhiệm kế toán trưởng cho các đơn vị trực thuộc, dự kiến xếp lại bậc lương theo thang lương nhân viên, cán sự, chuyên viên (đối với những người đang hưởng mức lương chức vụ cán bộ lãnh đạo) và mức phụ cấp chức vụ cụ thể, đề nghị cấp có thẩm quyền xét duyệt và ra quyết định. Nếu trước đây,đơn vị hoặc địa phương nào đã làm rồi, nhưng chưa đúng tinh thần Thông tư này thì cần phải làm lại cho đúng.
Chế độ phụ cấp chức vụ kế toán trưởng còn mới mẻ, việcthi hành sẽ có nhiều phức tạp. Vì vậy, Bộ lưu ý các đồng chí thủ trưởng các đơn vị trong ngành phải chỉ đạo thực hiện chặt chẽ. Các bộ môn giúp việc thủ trưởng như: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và kế toán thống kê tài chính phải có sự phối hợp bàn bạc và phân công cụ thể trong quá trình thực hiện.
Trong quá trình thi hành, nếu gặp khó khăn trở ngại gì, các đơn vị cần phản ảnh kịp thời, và sau khi hoàn thành, cần báo cáo kết quả về Bộ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG |
Thông tư 9-NT năm 1975 quy định tạm thời tiêu chuẩn phân loại xếp hạng tổ chức kinh doanh và hướng dẫn áp dụng chế độ phụ cấp chức vụ kế toán trưởng do Bộ Nội thương ban hành
- Số hiệu: 9-NT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/04/1975
- Nơi ban hành: Bộ Nội thương
- Người ký: Trần Văn Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 05/04/1975
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định