Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 9-BNV(BĐBP)

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 1992

THÔNG TƯ

SỐ9-BNV (BĐBP) NGÀY 17-10-1992 CỦA BỘ NỘI VỤVỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI

Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 427-HĐBT ngày 12-12-1990 về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Nghị định số 42-HĐBT ngày 29-1-1992 về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Căm-phu-chia; Nghị định số 99-HĐBT ngày 27-3-1992 về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Ngày 10-8-1992 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 289-HĐBT sửa đổi một số điều trong các Quy chế khu vực biên giới nói trên.

Để thực hiện thống nhất các quy chế khu vực biên giới, Bộ Nội vụ hướng dẫn như sau:

I- VỀ KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM

1.a) Khu vực biên giới:

Theo điều I các Quy chế khu vực biên giới thì chỉ những xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã biên giới) có ranh giới tiếp giám trùng với đường biên giới quốc gia mới được xác định là khu vực biên giới.

Các xã biên giới được ghi trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.

b) Vành đai biên giới nói trong các Quy chế khu vực biên giới chỉ quy định giới hạn tối đa không quá 1500m tính từ đường biên giới trở vào, không quy định giới hạn tối thiểu. Phạm vi vành đai biên giới rộng hay hẹp là căn cứ vào tình hình an ninh, trật tự, quốc phòng, kinh tế, địa hình và yêu cầu bảo vệ biên giới tại từng khu vực của từng địa phương để quy định cho phù hợp.

Khi thiết lập vành đai biên gới, ở những nơi có chợ biên giới, điểm trao đổi hàng hoá, khu du lịch thì ở những địa điểm nói trên phải bố trí sâu vào phía trong nội địa, ngoài phạm vi vành đai. ở nơi đó, vành đai biên giới thu hẹp lại theo yêu cầu cần thiết.

c) Vùng cấm.

- Trong vành đai biên giới, ở những nơi cần thiết hoặc từng thời điểm cần thiết, quan trọng về an ninh, quốc phòng, kinh tế thì thiết lập vùng cấm.

- Ngoài vành đai biên giới, trong phạm vi khu vực biên giới, nếu có vùng cấm thuộc phạm vi bí mật Nhà nước quy định tại Điều 6 (khoản 6), điều 7 (khoản 5) Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước và Điều 9 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 84-HĐBT ngày 9-3-1992 thì áp dụng theo các quy định đó.

2- Giám đốc Công an thống nhất với đề xuất của chỉ huy Biên phòng tỉnh tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh biên gới, căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng nơi để quyết định phạm vi vành đai biên giới, vùng cấm sau khi đã thống nhất với Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng; nếu có những điểm không thống nhất thì Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo lên Chính phủ quyết định.

Quyết định về phạm vi vành đai biên giới, vùng cấm phải có phụ lục kèm theo thuyết minh rõ căn cứ xác định trên bản đồ để đánh dấu trên thực địa bằng các biển báo.

3- Các loại biển báo để chỉ phạm vi ranh giới "khu vực biên giới", "vành đai biên giới" và "vùng cấm" làm theo mẫu thống nhất, bằng xi măng cốt thép, tôn hoặc gỗ cứng dựng ở những nơi dễ nhận biết hoặc để dễ nhận biết. Trên biển báo ghi bằng hai thứ chữ: dòng trên chữ Việt Nam, dòng dưới bằng chữ Trung Quốc hoặc chữ Lào, Căm-pu-chia tương ứng với từng quy chế khu vực biên giới. \'ebcác cửa khẩu quốc tế cho phép người nước thứ 3 qua lại thì ghi thêm dòng chữ Anh, quy cách, kích thước theo phụ lục số 2a, 2b, 2c, kèm theo Thông tư này.

II- CƯ TRÚ, ĐI LẠI TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

A- CƯTRÚ TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI.

1- Ngoài những người được cư trú ở khu vực biên giới quy định tại khoản 1, 2 Điều 4 Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Điều 5 Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào và Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia thì những người được Công an tỉnh biên giới cấp giấy phép cũng được cư trú ở khu vực biên giới bao gồm:

- Những người đến ở khu vực biên giới để xây dựng kinh tế theo quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Những người đến ở khu vực biên giới để đoàn tụ gia đình (như đến với cha, mẹ, vợ, chồng hoặc với con hiện có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới).

Đối với cán bộ, công nhân, viên chức của các cơ quan, cơ sở kinh tế, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang đăng ký hộ khẩu tập thể ở khu vực biên giới, nay nghỉ hưu, thôi việc muốn ở lại thì đăng ký thường trú theo thủ tục hiện hành.

- Những người đang cư trú hợp pháp ở khu vực biên giới, khi chuyển chỗ ở ra khỏi khu vực biên giới thì họ phải cắt hộ khẩu nơi thường trú để nhập hộ khẩu tại nơi ở mới và phải nộp lại giấy chứng minh biên giới cho cơ quan Công an để xin cấp giấy chứng minh nhân dân ở nơi cư trú mới.

2- Những người không được cư trú ở khu vực biên giới theo quy định tại Điều 5 Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Điều 6 Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia.

Khi thực hiện cần chú ý hai trường hợp sau:

- Đối với những người tự đến làm ăn sinh sống ở khu vực biên giới nhưng chưa đăng ký hộ khẩu hợp lệ, chưa được công an tỉnh cấp giấy phép thì chính quyền địa phương, đồn biên phòng sở tại phải kiểm tra, nếu xét họ không thuộc đối tượng không được cư trú, không được vào khu vực biên giới thì một mặt phải xử phạt hành chính theo Nghị định số 141 ngày 25-4-1991, mặt khác xét cho đăng ký tạm trú để quản lý. Nếu họ thuộc diện cấm cư trú ở khu vực biên giới thì chính quyền địa phương buộc họ phải rời khỏi khu vực biên giới trở về nơi thường trú cũ hoặc nơi cư trú bắt buộc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp người thuộc diện cấm cư trú ở khu vực biên giới nhưng họ có hộ khẩu thường trú hợp lệ thì xét từng trường hợp cụ thể báo cáo công an tỉnh xem xét trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

B- RA VÀO, ĐI LẠI TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI.

- Việc ra vào, đi lại trong khu vực biên giới phải thực hiện đúng các quy định trong các Quy chế biên giới.

- Đối với những người ở xã giáp ranh với xã biên giới của tỉnh mình, kể cả xã giám ranh với xã biên giới của tỉnh khác, nhưng có nhu cầu thường xuyên phải qua lại các xã biên giới này thì sử dụng giấy chứng minh nhân dân.

- Người dưới 15 tuổi vào khu vực biên giới phải đi cùng với người lớn, nếu có giấy phép thì phải ghi tên người đó trong giấy phép.

- Đối với cán bộ, nhân viên cơ quan Nhà nước ngoài tỉnh biên giới đến công tác ở khu vực biên giới phải có giấy giới thiệu của cơ quan chủ quản và giấy phép do cơ quan giới thiệu của cơ quan chủ quản và giấy phép do cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên nơi cư trú cấp. Trường hợp họ đã đến và đang làm việc tại tỉnh biên giới nhưng có yêu cầu vào khu vực biên giới để giải quyết công việc thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan nơi đến công tác và giấy phép của Công an huyện (hoặc tỉnh) nơi đó cấp.

- Mọi cán bộ, công nhân viên Nhà nước, lực lượng vũ trang nếu đến khu vực biên giới để giải quyết việc riêng thì thực hiện thủ tục như mọi công dân khác.

- Cán bộ, nhân viên các cơ quan Nhà nước, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội và cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong lực lượng vũ trang đang công tác ở ngoài khu vực biên giới, thường xuyên về thăm gia đình đang cư trú hợp pháp ở khu vực biên giới, thì sử dụng chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội để đi lại. Trường hợp họ không thường xuyên về thăm gia đình thì có giấy xác nhận gia đình họ ở khu vực biên giới của chính quyền địa phương hoặc đơn vị đang quản lý người đó.

C- ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH.

Người nước ngoài đến, đi lại phải thực hiện đúng quy định trong các Quy chế khu vực biên giới và khi họ đến khu vực biên giới phải có người của cơ quan chủ quản cùng đi. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm thông báo cho đồn biên phòng sở tại biết mục đích, nội dung, thời hạn họ đến khu vực biên giới.

D- VIỆC QUA LẠI KHU VỰC BIÊN GIỚI CỦA NGƯỜI MANG HỘ CHIẾU,
GIẤY THÔNG HÀNH XUẤT NHẬP CẢNH.

- Những người có hộ chiếu, giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới theo quy định của các Hiệp định về Quy chế biên giới giữa nước ta với các nước láng giềng, khi qua khu vực biên giới phải đi đúng tuyến đường, đúng cửa khẩu được mở ra cho việc giao lưu giữa hai nước hoặc giao lưu quốc tế theo quy định của Chính phủ và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của bộ đội Biên phòng, chính quyền sợ tại.

n Trường hợp người xuất nhập cảnh, quá cảnh lưu lại khu vực cửa khẩu biên giới phải ở đúng nơi quy định dành cho họ và chịu sự kiểm soát của đồn biên phòng và chính quyền sở tại.

III- QUẢN LÝ, BAỎ VỆ KHU VƯC BIÊN GIƠÍ

1- Thực hiện Điều 15 Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Việt Nam - lào; Điều 17 Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia, chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh giúp Giám đốc công an tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ vào tình hình địa phương, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ và ban quản lý thị trường trung ương, ra quyết định tổ chức các trạm kiểm soát liên hợp cố định hoặc các đội kiểm soát liên hợp lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới trên các trục đường giao thông chính hoặc những nơi xét thấy cần thiết. Quyết định cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và thành phần của các trạm, đội kiểm soát liên hợp nói trên, đảm bảo tổ chức chặt chẽ, phân công rõ người chỉ huy (có giấy uỷ nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh); thành viên của trạm hoặc đội phải đeo băng kiểm soát, mặc sắc phục đúng quy định và thực hiện nhiệm vụ theo chức năng chuyên ngành.

2- Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, theo sự chỉ đạo thống nhất của Giám đốc công an tỉnh tổ chức các trạm kiểm soát cố định và khi cần thiết thì tổ chức các đội tuần tra lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới.

3- Khi có tình hình phức tạp về an ninh trật tự hoặc có uy cơ dịch bệnh đe doạ lan truyền, đồn trưởng đồn biên phòng được quyền tạm thời hạn chế hoặc đình chỉ việc ra vào vành đại biên giới, đồng thời phảo báo cáo khẩn cấp lên cấp trên trực tiếp và Uỷ ban nhân dân tỉnh sở tại. Việc hạn chế hoặc đình chỉ đó có hiệu lực thi hành ngay. Trường hợp có ảnh hưởng liên quan đến hai bên biên giới thì đồn trường đồn biên phòng thông báo với đồn trưởng đồn biên phòng đối diện của nước láng giềng để yêu cầu hạn chế hoặc đình chỉ việc qua lại biên giới. Nếu sự việc xảy ra ở khu vực cửa khẩu quốc tế và quốc gia thì Uỷ ban nhân dân tỉnh kịp thời báo cáo để Chính phủ quyết định.

Khi tình trạng phức tạp nói trên không còn, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh ra thông báo để mọi hoạt đồng được trở lại bình thường.

4- Việc quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật ở khu vực biên giới thực hiện theo các Điều 19 Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Điều 20 Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào; Việt Nam - Căm-pu-chia. Trường hợp quay phim, chụp ảnh, ghi hình thực hiện trên không, thì sau khi được phép của cơ quan có thẩm quyền người được phép phải báo trước cho chỉ huy biên phòng cấp tỉnh có liên quan để thông báo cho các đồn biên phòng trên tuyến biên giới biết trước khi thực hiện.

Việc quay phim, chụp ảnh ghi hình của nhân dân ở khu vực biên giới trong việc hiếu hỷ, lễ hội thì chỉ cần báo cáo với Chính quyền xã và đồn biên phòng sở tại.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Căn cứ vào Nghị định số 289-HĐBT ngày 10-8-1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành về các Quy chế khu vực biên giới và Thông tư này, Giám đốc Công an tỉnh tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới thống nhất với Bộ Nội vụ để chỉ đạo các ngành có liên quan khảo sát, kiểm tra lại đường biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm, xác định vị trí các trạm kiểm soát, bố trí dân cư, khu vực sản xuất, điểm mở chợ, nơi neo đậu tàu thuyền, trên tinh thần kết hợp chặt chẽ giữa an ninh, quốc phòng với phát trển kinh tế, phù hợp với luật pháp Nhà nước và các hiệp định về biên giới mà Nhà nước ta đã ký kết với các nước láng giềng.

2- Giám đốc Công an tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra hướng dẫn các lực lượng có chức năng quản lý, bảo vệ biên giới của tỉnh mình thực hiện Quy chế khu vực biên giới và Thông tư này và báo cáo kết quả thực hiện lên cấp trên.

3- Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo chỉ huy Biên phòng xây dựng kế hoạch dự trù ngân sách thực hiện Quy chế này và đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết.

4- Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm và mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện Quy chế khu vực biên gới, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, hỗ trợ Bộ đội Biên phòng và các lực lượng bảo vệ biên giới hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia của Tổ quốc.

5- Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh Biên phòng theo chức năng, có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo Công an các cấp làm tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về biên giới, thường xuyên báo cáo kết quả về Bộ.

6- Bộ Nội vụ giao cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng giúp Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các cấp phải chủ động phối hợp với các ngành hữu quan giúp Giám đốc Công an làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân ra các quyết định theo thẩm quyền nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng biên giới vững mạnh, ổn định về chính trị góp phần phát triển kinh tế - văn hoá xã hội và an ninh - quốc phòng.

Trong quá trình thực hiện Quy chế khu vực biên giới và Thông tư, nếu thấy có vấn đề gì cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tính hình thực tế, thì kịp thời báo cáo về Bộ Nội vụ (qua Bộ Tư lệnh bộ đội Biên phòng) xem xét, quyết định.

Lê Minh Hương

(Đã ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 9-BNV(BĐBP) năm 1992 hướng dẫn thực hiện các Quy chế khu vực biên giới do Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 9-BNV(BĐBP)
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 17/10/1992
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Lê Minh Hương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 2
  • Ngày hiệu lực: 01/11/1992
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản