Điều 3 Thông tư 78/2015/TT-BGTVT quy định về xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt: là khả năng thông qua của kết cấu hạ tầng được xác định bởi các yếu tố tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ chạy tàu lớn nhất (Vmax) trên một đoạn tuyến đường sắt; năng lực thông qua của nhà ga, của hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt.
2. Biểu đồ chạy tàu: là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hàng năm, hàng kỳ và theo mùa cho từng đoạn tuyến, từng khu đoạn và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu thể hiện số lượng đôi tàu, việc vận dụng đầu máy, toa xe, ga tác nghiệp và thời gian chạy tàu trên các khu gian trong một ngày đêm trên một đoạn tuyến, một khu đoạn, một tuyến đường sắt.
3. Tác nghiệp kỹ thuật: là các tác nghiệp phục vụ cho đoàn tàu chạy an toàn và bảo đảm chất lượng phục vụ.
4. Thời gian chạy tàu lữ hành: là thời gian chạy tàu tính từ ga xuất phát đến ga cuối cùng, bao gồm cả thời gian chạy trên đường và thời gian dừng để tránh vượt, làm tác nghiệp kỹ thuật, tác nghiệp hành khách, hàng hóa.
5. Tải trọng trục: là tải trọng tối đa cho phép trên trục của phương tiện giao thông đường sắt quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt, đơn vị tính là tấn/trục.
6. Tải trọng rải đều: là tải trọng tối đa cho phép tính theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt, đơn vị tính là tấn/mét.
Thông tư 78/2015/TT-BGTVT quy định về xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 78/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1219 đến số 1220
- Ngày hiệu lực: 01/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Yêu cầu khi xây dựng, điều chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
- Điều 5. Nội dung cơ bản của công lệnh tải trọng
- Điều 6. Nội dung cơ bản của công lệnh tốc độ
- Điều 7. Trình tự xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
- Điều 8. Trình tự điều chỉnh công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
- Điều 9. Loại tàu và thứ tự ưu tiên của các loại tàu
- Điều 10. Số hiệu các loại tàu
- Điều 11. Nội dung cơ bản của biểu đồ chạy tàu
- Điều 12. Yêu cầu khi xây dựng, điều chỉnh biểu đồ chạy tàu
- Điều 13. Trình tự xây dựng, ban hành, công bố biểu đồ chạy tàu
- Điều 14. Điều chỉnh biểu đồ chạy tàu và chạy thêm tàu trên đường sắt
- Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
- Điều 16. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
- Điều 17. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị (đối với những tuyến đường có chạy chung tàu của đường sắt quốc gia và tàu của đường sắt đô thị)