Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2013/TT-BTC | Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2013 |
Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Thông tư này quy định về điều kiện niêm yết của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
1. Công ty cùng loại là công ty có cùng loại hình doanh nghiệp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Hợp nhất doanh nghiệp là trường hợp hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất theo quy định tại Điều 152 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11.
3. Sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập theo quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11.
4. Cụm từ “công ty” và “doanh nghiệp” được sử dụng với nghĩa như nhau trong Thông tư này.
1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu
1.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau hợp nhất doanh nghiệp
a) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
b) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty trong đó có ít nhất một công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và đồng thời có ít nhất một công ty không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; đồng thời công ty chưa niêm yết phải đáp ứng điều kiện có ít nhất hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau hợp nhất được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 05% và hoạt động kinh doanh của hai (02) năm liền trước năm hợp nhất phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm hợp nhất; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.
c) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
1.2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập doanh nghiệp
a) Trường hợp công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, công ty hình thành sau sáp nhập phải thực hiện đăng ký thay đổi niêm yết.
b) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết, công ty bị sáp nhập không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, công ty hình thành sau sáp nhập sẽ được thực hiện đăng ký niêm yết bổ sung cho phần cổ phiếu hoán đổi của công ty bị sáp nhập khi:
b1) Công ty bị sáp nhập đáp ứng các điều kiện sau: có ít nhất hai (02) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 05% và hoạt động kinh doanh của hai (02) năm liền trước năm sáp nhập phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm sáp nhập; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.
b2) Trường hợp công ty bị sáp nhập không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm b1 nói trên, thì phải có tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập tối thiểu là 05% hoặc có tỷ lệ ROE dương trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) và lớn hơn tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của công ty nhận sáp nhập.
b3) Trường hợp công ty bị sáp nhập và tỷ lệ ROE của công ty hình thành sau sáp nhập không thỏa mãn các điều kiện trên, số cổ phiếu phát hành thêm (tương ứng với số vốn của công ty bị sáp nhập) chỉ được niêm yết bổ sung sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, công ty hình thành sau sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
2. Điều kiện niêm yết trái phiếu sau hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp
Công ty hình thành sau hợp nhất/sáp nhập thực hiện đăng ký niêm yết trái phiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu
1.1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau hợp nhất doanh nghiệp
a) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
b) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty trong đó có ít nhất một công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và đồng thời có ít nhất một công ty không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; đồng thời công ty chưa niêm yết phải đáp ứng điều kiện có ít nhất một (01) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau hợp nhất được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm hợp nhất tối thiểu là 05%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm hợp nhất; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.
c) Công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
1.2. Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập doanh nghiệp
a) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và công ty bị sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, công ty hình thành sau sáp nhập phải thực hiện đăng ký thay đổi niêm yết.
b) Trường hợp công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, công ty bị sáp nhập không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, công ty hình thành sau sáp nhập sẽ được thực hiện đăng ký niêm yết bổ sung cho phần cổ phiếu hoán đổi của công ty bị sáp nhập khi:
b1) Công ty bị sáp nhập phải đáp ứng điều kiện có ít nhất một (01) năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm sáp nhập tối thiểu là 05%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một (01) năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm sáp nhập; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.
b2) Trường hợp công ty bị sáp nhập không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm b1 nói trên, thì phải có tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập tối thiểu là 05% hoặc có tỷ lệ ROE dương trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) và lớn hơn tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của công ty nhận sáp nhập.
b3) Trường hợp công ty bị sáp nhập và tỷ lệ ROE của công ty hình thành sau sáp nhập không thỏa mãn các điều kiện trên, số cổ phiếu phát hành thêm (tương ứng với số vốn của công ty bị sáp nhập) chỉ được niêm yết bổ sung sau một (01) năm kể từ thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c) Trường hợp công ty nhận sáp nhập không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, công ty hình thành sau sáp nhập phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
2. Điều kiện niêm yết trái phiếu sau hợp nhất/sáp nhập doanh nghiệp
Công ty hình thành sau hợp nhất/sáp nhập thực hiện đăng ký niêm yết trái phiếu theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Điều 5. Hồ sơ, thủ tục đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
1. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu:
1.1. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu:
a) Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu theo quy định tại điểm b, đ, e, g, h, i, k Khoản 2 Điều 57 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
b) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu theo mẫu tại Phụ lục số 01 (a);
c) Sổ đăng ký cổ đông được lập trong thời hạn một (01) tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết kèm theo bản liệt kê danh sách cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, cổ đông chiến lược (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có)) và danh sách những người liên quan của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ;
d) Bản cáo bạch theo mẫu tại Phụ lục số 02.
1.2. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau hợp nhất:
a) Trường hợp công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán:
- Hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này, ngoại trừ Phụ lục VI, VII về báo cáo kiểm toán và các báo cáo tài chính tại Bản cáo bạch;
- Hợp đồng hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hợp nhất doanh nghiệp (trường hợp phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
b) Trường hợp công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty trong đó có ít nhất một công ty niêm yết và một công ty không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán:
- Hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này, ngoại trừ Phụ lục VI, VII về báo cáo kiểm toán và các báo cáo tài chính tại Bản cáo bạch;
- Công ty chưa niêm yết phải có báo cáo tài chính kiểm toán năm được kiểm toán trước thời điểm hợp nhất;
- Hợp đồng hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hợp nhất doanh nghiệp (trường hợp phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
c) Trường hợp công ty hình thành sau hợp nhất từ hai (02) hoặc một số công ty đều không phải là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này.
1.3. Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập:
a) Trường hợp công ty cổ phần hình thành sau sáp nhập theo quy định tại điểm a, b3 Khoản 1.2 Điều 3 và điểm a, b3 Khoản 1.2
- Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập doanh nghiệp (trường hợp phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
b) Trường hợp công ty cổ phần hình thành sau sáp nhập theo quy định tại điểm b1, b2 Khoản 1.2 Điều 3 và điểm b1, b2 Khoản 1.2
- Hồ sơ đăng ký niêm yết theo Khoản 1.1 Điều này;
- Công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập phải có báo cáo tài chính kiểm toán năm được kiểm toán trước thời điểm sáp nhập;
- Hợp đồng sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sáp nhập doanh nghiệp (trường hợp phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).
c) Trường hợp công ty cổ phần hình thành sau sáp nhập theo quy định tại điểm c Khoản 1.2 Điều 3 và điểm c Khoản 1.2
2. Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu bao gồm:
a) Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu theo quy định tại điểm b, c, đ, e, g, h, i Khoản 3 Điều 57 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
b) Giấy đăng ký niêm yết theo mẫu tại Phụ lục số 01 (b);
c) Bản cáo bạch theo mẫu tại Phụ lục số 02.
3. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng và cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bao gồm:
a) Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng và cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định tại điểm b, c, đ, e, g, h Khoản 4 Điều 57 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP;
b) Giấy đăng ký niêm yết theo mẫu tại Phụ lục số 01 (c) và số 01 (d);
c) Bản cáo bạch theo mẫu tại Phụ lục số 03 và số 04.
4. Công ty cổ phần được hình thành sau quá trình hợp nhất theo quy định tại điểm a, b Khoản 1.1 Điều 3; điểm a, b Khoản 1.1 Điều 4 phải tiến hành các thủ tục đăng ký niêm yết trong thời hạn ba (03) tháng kể từ thời điểm công ty hình thành sau quá trình hợp nhất được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Sở giao dịch chứng khoán quy định cụ thể thủ tục đăng ký niêm yết chứng khoán của công ty hình thành sau hợp nhất, sáp nhập.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 07 năm 2013
Mẫu bản cáo bạch quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư này thay thế cho mẫu Bản cáo bạch quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về mẫu Bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng; mẫu Bản cáo bạch quy định tại Phụ lục số 03, 04 Thông tư này thay thế cho mẫu Bản cáo bạch quy định về phần niêm yết tại Phụ lục số 04, 05 ban hành kèm theo Quyết định trên.
Các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, công ty đăng ký niêm yết và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
- 1Thông tư 204/2012/TT-BTC hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 02/2013/TT-BTC sửa đổi quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 13/2013/TT-BTC giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 227/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi
- 6Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 8Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 13/2007/QĐ-BTC Ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 202/2015/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 4Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Luật Chứng khoán 2006
- 3Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN quy định xếp loại Ngân hàng thương mại cổ phần do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Luật chứng khoán sửa đổi 2010
- 6Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi
- 7Thông tư 204/2012/TT-BTC hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 02/2013/TT-BTC sửa đổi quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 13/2013/TT-BTC giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 227/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi
Thông tư 73/2013/TT-BTC hướng dẫn về niêm yết chứng khoán tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 73/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/05/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 389 đến số 390
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra