- 1Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi
- 4Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 165/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi
- 7Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty đối với công ty đại chúng
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 62/2010/QH12 | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2010 |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 70/2006/QH11.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.”
2. Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 5, 13, 20, 22, 23 và 26 ; bổ sung các
“1. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.”
“5. Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.”
“8a. Hợp đồng góp vốn đầu tư là hợp đồng góp vốn bằng tiền hoặc tài sản giữa các nhà đầu tư với tổ chức phát hành hợp đồng nhằm mục đích lợi nhuận và được phép chuyển đổi thành chứng khoán khác.”
“12a. Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.”
“13. Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán.”
“20. Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.”
“22. Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng khoán ra công chúng.”
“23. Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán.”
“26. Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là việc quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các tài sản khác.”
“27a. Quỹ đầu tư bất động sản là quỹ đầu tư chứng khoán được đầu tư chủ yếu vào bất động sản.”
4. Bổ sung
“5. Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoặc chấp thuận.”
5. Sửa đổi tên
“Chương II
CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN”
6. Bổ sung
“Điều 10a. Chào bán chứng khoán riêng lẻ
1. Chào bán chứng khoán riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng bao gồm:
a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ đối tượng, số lượng nhà đầu tư;
b) Việc chuyển nhượng cổ phần, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu một năm, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán riêng lẻ theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty, chuyển nhượng chứng khoán đã chào bán của cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;
c) Các đợt chào bán cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
3. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ.”
7. Bổ sung
“d) Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.”
8. Điểm d khoản 1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, phương án sử dụng vốn thu được và cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức;”
9. Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức phát hành đã hoàn thành việc chào bán cổ phiếu ra công chúng trở thành công ty đại chúng và phải thực hiện các nghĩa vụ của công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được coi là hồ sơ công ty đại chúng và tổ chức phát hành không phải nộp hồ sơ công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tổ chức phát hành là công ty đại chúng phải thực hiện cam kết đưa chứng khoán chào bán vào giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 của Luật này.”
10. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 28. Quản trị công ty đại chúng
1. Việc quản trị công ty đại chúng phải theo các quy định của Luật này, Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nguyên tắc quản trị công ty đại chúng bao gồm:
a) Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
b) Bảo đảm quyền lợi của cổ đông, những người có liên quan;
c) Bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông;
d) Công khai, minh bạch mọi hoạt động của công ty.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể Điều này.”
11. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 32. Chào mua công khai
1. Các trường hợp sau đây phải chào mua công khai:
a) Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một công ty đại chúng, quỹ đóng;
b) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan nắm giữ từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng mua tiếp từ mười phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đang lưu hành của công ty đại chúng, quỹ đóng;
c) Tổ chức, cá nhân và người có liên quan nắm giữ từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng mua tiếp từ năm đến dưới mười phần trăm cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng, quỹ đóng trong thời gian dưới một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào mua công khai trước đó.
2. Các trường hợp sau đây không phải chào mua công khai:
a) Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới phát hành dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng theo phương án phát hành đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua;
b) Nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ dẫn đến việc sở hữu từ hai mươi lăm phần trăm trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ của một công ty đại chúng, quỹ đóng đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua;
c) Chuyển nhượng cổ phiếu giữa các công ty trong doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con;
d) Tặng, cho, thừa kế cổ phiếu;
đ) Chuyển nhượng vốn theo quyết định của Tòa án;
e) Các trường hợp khác do Bộ Tài chính quyết định.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng.”
12. Sửa đổi, bổ sung
“1. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán; việc tổ chức thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác theo quy định của Chính phủ.”
“4. Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện liên kết với Sở giao dịch chứng khoán của quốc gia khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”
13. Khoản 3 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam, tổ chức phát hành nước ngoài tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán của Việt Nam; quy định điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.”
14. Khoản 3 Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Ngoài nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này, công ty chứng khoán được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác theo quy định của Bộ Tài chính.”
15. Khoản 1 Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
b) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
c) Tư vấn đầu tư chứng khoán.”
16.
“Điều 74. Quy định về an toàn tài chính và cảnh báo
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải bảo đảm các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của Bộ Tài chính; trường hợp không bảo đảm các chỉ tiêu an toàn tài chính thì bị đưa vào diện cảnh báo hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn.”
17. Điểm d khoản 1 Điều 92 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Đầu tư quá mười phần trăm tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản, trừ trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản;”
18. Khoản 1 và khoản 3 Điều 100 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức phát hành, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, người có liên quan có nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.”
19. Điều 101 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 101. Công bố thông tin của công ty đại chúng
1. Công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về một hoặc một số nội dung sau đây:
a) Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính sáu tháng đã được soát xét bởi công ty kiểm toán độc lập hoặc tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý;
b) Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên.
2. Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả;
b) Tạm ngừng kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;
c) Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật doanh nghiệp;
d) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại, bán lại cổ phiếu của công ty; ngày thực hiện quyền mua cổ phần của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phần hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật doanh nghiệp; chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; thành lập công ty con, công ty liên kết; đóng, mở chi nhánh, văn phòng đại diện; thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính công ty; góp vốn có giá trị từ mười phần trăm trở lên tổng tài sản của công ty vào một tổ chức khác; góp vốn có giá trị từ năm mươi phần trăm trở lên tổng vốn góp của công ty nhận vốn góp;
đ) Quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng; ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến của tổ chức kiểm toán đối với báo cáo tài chính, việc thay đổi công ty kiểm toán;
e) Khi có sự thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế;
g) Mua, bán tài sản có giá trị lớn hơn mười lăm phần trăm tổng tài sản của công ty tính theo bảng cân đối kế toán được kiểm toán gần nhất;
h) Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo gần nhất trở lên;
i) Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp;
k) Bị tổn thất tài sản có giá trị từ mười phần trăm vốn chủ sở hữu trở lên;
l) Có sự kiện ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tình hình quản trị của tổ chức niêm yết;
20. Khoản 3 Điều 104 được sửa đổi, bổ sung như sau:
21. Điều 136 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 136. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.”
Điều 2. Bãi bỏ
Điều 3. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2010.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi
- 6Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 165/2012/TT-BTC sửa đổi Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi
- 9Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty đối với công ty đại chúng
Luật chứng khoán sửa đổi 2010
- Số hiệu: 62/2010/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 24/11/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: 02/04/2011
- Số công báo: Từ số 167 đến số 168
- Ngày hiệu lực: 01/07/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực