Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THỐNG KÊ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 721-TCTK/NN | Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 1967 |
Mấy năm gần đây, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chính phủ và được sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy và chính quyền các cấp, phong trào thi đua thâm canh tăng năng suất lúa và hoa màu lương thực ở miền Bắc nước ta phát triển thêm một bước mới. Số đơn vị và địa phương đạt năng suất cao mỗi năm đều có tăng lên. Tuy vậy, cho đến nay, phương pháp tính năng suất lúa và hoa màu lương thực bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác (hécta) trong một năm chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được quy định thống nhất. Tình hình đó đã gây trở ngại cho việc kiểm tra và xác định đúng đắn các thành tích của các đơn vị và các địa phương trong phong trào thi đua thâm canh tăng năng suất.
Để khắc phục những thiếu sót trên;
Để thi hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong phiên họp hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 21 tháng 12 năm 1966;
Sau khi đã trao đổi ý kiến và nhất trí với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Nông nghiệp, Ban nông nghiệp Trung ương Đảng và Văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng trong phiên họp ngày 17 tháng 4 năm 1967.
Tổng cục Thống kê ra thông tư quy định phương pháp tính năng suất trong phong trào thi đua thâm canh tăng năng suất gồm các điểm như sau:
I. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CẦN TÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT.
Trong phong trào thi đua thâm canh tăng năng suất, đi đôi với việc đẩy mạnh tăng năng suất lúa, phải tăng năng suất hoa màu lương thực.
Để đánh giá được thành tích thâm canh tăng năng suất (kể cả tăng vụ), phải tính được sản lượng lúa nói riêng và sản lượng lương thực nói chung cả năm trên một đơn vị diện tích canh tác;
Cho nên, khi kiểm tra và xác định thành tích thâm canh tăng năng suất lúa và lương thực của mỗi đơn vị và mỗi địa phương, cần phải kết hợp xem xét và tính toán cả hai chỉ tiêu sau đây:
1. Năng suất lúa bình quân của một hécta trong một năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa (diện tích canh tác hai vụ lúa bao gồm diện tích canh tác trong năm đã cấy hai vụ lúa, 2 vụ lúa và 1 vụ màu, và 3 vụ lúa).
2. Năng suất lương thực (quy thóc) bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác có trồng cây lương thực.
Chủ trương thâm canh tăng năng suất của Đảng và Nhà nước là phấn đấu giành năng suất cao trên diện tích rộng. Cho nên, để ngăn ngừa hiện tượng bỏ bớt diện tích xấu không cấy hai vụ để đạt năng suất bình quân cao, khi kiểm tra năng suất lúa của các đơn vị và địa phương, cần chú ý xem xét cả về mặt diện tích. Chỉ những đơn vị và địa phương cấy hết diện tích ruộng hai vụ lúa ổn định (diện tích cấy hai vụ lúa đã thành tập quán, bảo đảm ăn chắc, đã ghi vào kế hoạch, không phải là cấy cưỡng) mà đạt năng suất bình quân cao, mới được coi là đạt chỉ tiêu phấn đấu về tăng năng suất lúa trên diện tích ruộng hai vụ lúa.Đối với những chânruộng cấy hai vụ lúachưa ổn định (thí dụ có 1 vụ cấy cưỡng), năng suất thấp, khi tính chỉ tiêu phấn đấu tăng năng suất trên một đơn vị diện tích trong năm, có thể loại trừ diện tích và sản lượng của những chân ruộng này ra. Nhưng việc loại trừ này phải được cấp trên có thẩm quyền xét duyệt và công nhận đồng ý.
II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ TIÊU.
a) Công thức tính chỉ tiêu năng suất lúa bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ là (công thức I):
Năng suất lúa bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm. | = | Sản lượng vụ chiêm trên diện tích canh tác 2 vụ lúa cộng lại với sản lượng vụ mùa trên diện tích canh tác hai vụ lúa |
Toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm |
Hoặc có thể dùng công thức sau đây (công thức II).
Năng suất bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm. | = | Năng suất bình quân một hécta vụ chiêm trên diện tích canh tác hai vụ lúa. | + | Năng suất bình quân một hécta vụ mùa trên diện tích canh tác hai vụ lúa. |
Công thức II là biến dạng của công thức I.
Trong công tác thực tế, dùng công thức II có thuận lợi hơn. Vì rằng: một là, sau vụ chiêm đã được mức phấn đấu của vụ mùa; hai là nếu chưa tính được năng suất bình quân một hécta vụ chiêm (hoặc vụ mùa) trên diện tích canh tác 2 vụ lúa trong năm, thì có thể tạm thời lấy năng suất bình quân một hécta vụ chiêm (hoặc vụ mùa) trên toàn bộ diện tích gieo trồng lúa của vụ đó để tính. Muốn tính đúng theo công thức này, khi tiến hành điều tra thống kê năng suất lúa vụ chiêm và lúa vụ mùa, ngoài việc điều tra năng suất lúa bình quân chung, cần chú ý điều tra năng suất riêng của chân ruộng hai vụ, vẫn xác định diện tích canh tác thực tế đã cấy hai vụ lúa trong năm để tính tỷ trọng của diện tích này chiếm trong toàn bộ diện tịch canh tác có cấy vụ lúa trong năm và tính mức tăng giảm của diện tích này so với diện tích canh tác cấy 2 vụ lúa của các năm trước. Như vậy mới có có sở để đánh giá đúng thành tích thâm canh tăng năng suất đồng thời tăng diện tích hoặc bảo đảm không sụt diện tích co với các năm trước.
Trên diện tích ruộng cấy hai vụ lúa, nếu có làm thêm vụ thu (thành 3 vụ lúa) thì sản lượng lúa vụ thu cũng được tính thêm vào năng suất ruộng hai vụ lúa. Cách tính như sau:
- Trong công thức I: Năng suất bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm = Sản lượng vụ chiêm trên diện tích canh tác hai vụ lúa cộng với (+) sản lượng vụ mùatrên diện tích canh tác ba vụ lúa, chia cho (:) toàn bộ diện tích canh tác 2 vụ lúa trong năm.
- Trong công thức II: Năng suất bình quân một hécta trong năm trên diện tích canh tác hai vụ lúa trong năm = Năng suất bình quân một hécta vụ chiêm trên diện tích canh tác hai vụ lúa cộng với (+) Năng suất bình quân một hécta vụ mùa trên diện tích canh tác hai vụ lúa cộng với (+) sản lượng lúa vụ thu tính bình quân cho một hécta diện tích canh tác hai vụ lúa.
Chỉ tiêu “sản lượng lúa vụ thu tính bình quân cho một hécta diện tích canh tác 2 vụ lúa” tính bằng cách lấy sản lượng lúa vụ thu chia (:) toàn bộ diện tích canh tác hai vụ lúa. Chỉ những diện tích nào thực tế có cấy 3 vụ lúa trong năm thì mới lấy thêm phần sản lượng vụ thu để tính. Trong điều kiện hiện nay, việc cấy 3 vụ lúa trong năm trên cùng một diện tích bị hạn chế. Những nơi nào có cấy 3 vụ lúa thì tính năng suất chung trên diện tích ruộng cấy hai vụ lúa theo cách như trênđồng thời cố gắng tính thêm năng suấtriêngdiện tích ruộng cấy 3 vụ lúa trong năm để quan sát và có cơ sở đánh giá đúng hiệu quả kinh tế của việc cấy 3 vụ lúa trong năm trên cùng một diện tích. Cách tính như sau:
Năng suất bình quân một hécta trong năm trên diện tích canh tác 3 vụ lúa trong năm = Năng suất bình quân một hécta vụ chiêm (+) Năng suất bình quân hécta vụ thu (+) Năng suất bình quân một hécta diện tích canh tác vụ mùa. Các số liệu về năng suất trên đây đều phải là năng suất bình quân một hécta trên diện tích thực tế có cấy 3 vụ lúa trong năm, không được dùng số liệu về năng suất bình quân chung của vụ chiêm, của vụ mùa hoặc của ruộng chỉ cấy 2 vụ lúa để tính.
Để có cơ sở tính đúng năng suất lúa theo các công thức trên đây, hàng năm cần kết hợp với điều tra kết thúc gieo cấy vụ mùa là vụ lúa cuối cùng trong năm mà xác định diện tích thực tế có cấy hai vụ lúa trong năm và diện tích thực tế có cấy 3 vụ lúa trong năm.
b) Công thức tính chỉ tiêu năng suất lương thực bình quân một hécta trong năm trên toàn bộ diện tích trồng cây lương thực trong năm là:
Năng suất lương thực bình quân một hécta trong năm | = | Tổng sản lượng thực cả năm quy ra thóc |
Toàn bộ diện tích canh tác trồng cây lương thực trong năm |
Tổng sản lượng lương thực cả năm quy ra thóc tức là sản lượng lúa vụ chiêm, vụ mùa và vụ thu (nếu có) cộng với (+) sản lượng các loại hoa màu lương thực như ngô, khoai lang, sắn và các loại khoai khác thu hoạch trong năm, quy ra thóc. Công thức quy màu ra thóc đang được nghiên cứu để quy định lại cho thích hợp hơn và sẽ có thông tư hướng dẫn sau.
Toàn bộ diện tích canh tác trồng cây lương thực trong năm bao gồm diện tích canh tác cấy lúa và trồng các loại hoa màu lương thực nói trên, trong đó bao gồm cả những diện tích canh tác chủ yếu trồng cây lương thực có trồng xen gối vụ cây công nghiệp, nhưng không bao gồm những diện tích canh tác chủ yếu trồng cây công nghiệp có trồng xen gối lương thực.
III. NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH.
Để đánh giá thành tích thâm canh tăng năng suất, số liệu dùng để tính là số liệu điều tra thống kê điển hình về năng suất. Nhưng số liệu điều tra thống kê phải được xác minh là tương đối phù hợp với thực tế thì mới sử dụng được. Để xác minh số liệu điều tra thống kê, một mặt phải kiểm tra việc chấp hành phương án điều tra quy định, mặt khác phải đối chiếu số liệu điều tra thống kê với số liệu về sản lượng thực thu của hợp tác xã. Số liệu điều tra thống kê chỉ cao hơn số liệu sản lượng thực thu bằng một tỷ lệ hao hụt hợp lý mới được công nhận là đúng đắn. Nếu số liệu điều tra thống kê đối chiếu với số liệu sản lượng thực thu cóchênh lệch lớn thì phải tổ chức xác minh cả số liệu điều tra thống kê và sốliệu sản lượng thực thu để điều chỉnh lại cho chính xác trước khi sử dụng. Như vậy, việc đánh giá thành tích thâm canh tăng năng suất mới nhất trí với việc tính cân đốilương thực và làm nghĩa vụ lương thực ở từng đơn vị và từng địa phương. Bắt đầu từ vụ chiêm năm 1967, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương tiến hành điều tra thống kê điển hình về năng suất ở tất cả các hợp tác xã. Cần tổ chức thực hiện tốt phương án điều tra đã quy định. Đồng thời cần tích cực thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về sản lượng thu hoạch ở các hợp tác xã và hướng dẫn các hợp tác xã, các xã và huyện thực hiện chế độ báo cáo thống kê sản lượng thực thu. Những nơi chưa có điều kiện điều tra thống kê điển hình về năng suất ở tất cả các hợp tác xã mà phải sử dụng số liệu về năng suất của vùng thì cần cố gắng kiểm tra tình hình thực tếđểđốichiếu và xácđịnh năng suất cho từng hợp tác xã, tránh tình trạng coi hàng loạt hợp tác xã đạt hoặc vượt chỉ tiêu năng suất theo số liệu điều tra điển hình của một hợp tác xã được chọn là đại diện.
Về cách tính năng suất theo số liệu điều tra thống kê điển hình về năng suất, cần áp dụng thống nhất phương pháp đã hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, tức là, để tính năng suất các điểm gặt thống kê nhân với (X) diện tích của hợp tác xã đã trừ bờ để tìm ra sản lượng của hợp tác xã; sau đó; lấy sản lượng của hợp tác xã chia cho (:) diện tích của hợp tác xã không trừ bờ. Như vậy, khi tính sản lượng là tính trên diện tích thực có gieo trồng (đã trừ bờ), nhưng khi tính năng suất thì phải tính kể cả bờ (bờ thửa), vì bờ là một bộ phận không thể tách rời của ruộng đất, nó góp phần tạo nên năng suất ruộng đất. Và như vậy, năng suất của hợp tác xã sẽ tính theo số liệu điều tra thống kê phải thấp hơn năng suất các điểm gặt thống kê bằng một tỷ lệ ngang với tỷ lệ diện tích bờ đã trừ. Để tính năng suất của xã, trước hết cộng (+) sản lượng của các hợp tác xã và của nông dân cá thể trong xã lại để tìm ra sản lượng của xã; sau đó lấy sản lượng của xã chia cho (:) diện tích của xã không trừ bờ. Để tính năng suất của huyện, trước hết cộng (+) sản lượng của các xã trong huyện lại để tìm ra sản lượng của huyện; sau đó lấy sản lượng của huyện chia cho (:) diện tích của huyện không trừ bờ. Để tính năng suất của tỉnh, trước hết cộng (+) sản lượng của các huyện trong tỉnh lại để tìm ra sản lượng của tỉnh; sau đó lấy sản lượng của tỉnh chia cho (:) diện tích của tỉnh không trừ bờ.
VI. TỔ CHỨC XÉT DUYỆT VÀ CÔNG NHẬN
Việc xét duyệt và công nhận các đơn vị và địa phương (hợp tác xã, xã và huyện ) đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu về tăng năng suất do các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phốđảm nhiệm. Chi cục thống kê tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn cho các đơn vị, địa phương và các ngành có liên quan nắm vững phương pháp tính toán, hướng dẫn cho các hợp tác xã, xã và huyện thực hiện việc ghi chép ban đầu và làm báo cáo thống kê về sản lượng thực thu, đồng thời thong qua các công tác điều tra thống kê điển hình về năng suất mà phát hiện những đơn vị và địa phương có khả năng đạt năng suất cao, báo cáo sơ bộ với Ủy ban hành chính. Dưới dự lãnh đạo của Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố, chi cục thống kê và các ngành có liên quan như ty nông nghiệp, ban công tác nông thôn của Đảng, ty lương thực, Ủy ban kế hoạch phối hợp lực lượng tiến hành kiểm tra thực tế, xác minh số liệu, lập danh sách những hợp tác xã, xã và huyện đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu tăng năng suất trình Ủy ban hành chính tỉnh xét duyệt và công nhận. Đối với những tỉnh, thành phố có khả năng đạt hoặc vượt chỉ tiêu phấn đấu về thâm canh tăng năng suất, Tổng cục thống kê cùng các ngành có liên quan ở Trung ương tổ chức lực lượng tiến hành kiểm tra thực tế, xác minh số liệu trình thủ tướng Chính phủ xét duyệt và công nhận (theo Quyết định số 112-CP ngày 22 tháng 7 năm 1964 của Hội đồng Chính phủ về việc xét duyệt, công nhận và công bố hoàn thành kế hoạch nhà nước và Thông tư số 71-TTg/CN ngày 22 tháng 7 năm 1964 của Thủ tướng Chính phủ quy định tạm thời về nội dung xét duyệt và công nhận hoàn thành kế hoạch Nhà nước kèm theo quyết định trên).
Tổng cục Thống kê yêu cầu Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố sau khi nhận được thông tư này, tổ chức phổ biến cho các ngành có liên quan và các huyện, cho đến các ban quản trị hợp tác xã nông nghiệp. Cần làm cho mọi người quán triệt nội dung thông tư này, bảo đảm cho việc tính năng suất để đánh giá thành tích thâm canh tăng năng suất lúa và hoa màu lương thực của các đơn vị và địa phương được tiến hành chặt chẽ, theo quy định thống kê và đạt mức độ chính xác cao. Như vậy cũng là góp phần vào việc đẩy mạnh phong trào thi đua thâm canh tăng năng suất để giải quyết tốt vấn đề lương thực nhằm phục vụ sản xuất và chiến đấu chống Mỹ, cứu nước thắng lợi.
TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Thông tư 721-TCTK/NN-1967 quy định phương pháp tính năng suất lúa và hoa màu lương thực bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác (hécta) trong một năm do Tổng cục Thông kê ban hành
- Số hiệu: 721-TCTK/NN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/08/1967
- Nơi ban hành: Tổng cục Thống kê
- Người ký: Nguyễn Đức Dương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra