Điều 22 Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe (bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm vi mô) bao gồm:
1. Các tỷ lệ rủi ro bảo hiểm:
a) Đối với tỷ lệ rủi ro tử vong, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể sử dụng một trong số các nguồn sau:
- Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; các tỷ lệ điều chỉnh dựa trên bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 này;
- Bảng tỷ lệ tử vong được xây dựng dựa trên số liệu thực tế triển khai của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong thời gian tối thiểu 10 năm;
- Các bảng tỷ lệ tử vong do công ty mẹ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp;
Trong trường hợp tỷ lệ tử vong do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài sử dụng cao hơn 75% tỷ lệ tử vong theo bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải giải trình được tính hợp lý, điểm đặc trưng của nhóm khách hàng dự kiến áp dụng tỷ lệ cao hơn đó.
b) Đối với các tỷ lệ rủi ro khác ngoài tỷ lệ rủi ro tử vong (như tỷ lệ nằm viện, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ tai nạn, tỷ lệ chi phí y tế, tỷ lệ bệnh hiểm nghèo…), doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể sử dụng một trong số các nguồn sau:
- Tỷ lệ rủi ro do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công bố;
- Tỷ lệ rủi ro được xây dựng dựa trên số liệu thực tế triển khai của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong thời gian tối thiểu 05 năm liên tiếp;
- Tỷ lệ rủi ro do công ty mẹ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp, do các doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp, trong trường hợp này doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện về xếp hạng được quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm cung cấp tỷ lệ rủi ro hợp đồng tái bảo hiểm và phải có kinh nghiệm khai thác tái bảo hiểm đối với loại rủi ro này tại thị trường Việt Nam hoặc Châu Á.
Trường hợp có điều chỉnh tỷ lệ rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải có giải trình lý do. Việc sử dụng tỷ lệ rủi ro do các doanh nghiệp tái bảo hiểm, tổ chức nhận tái bảo hiểm cung cấp phải phù hợp với các quyền lợi bảo hiểm tại quy tắc, điều kiện, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm.
2. Các giả định về chi phí triển khai sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài:
a) Các giả định về chi phí triển khai sản phẩm bảo hiểm (chi phí cố định và chi phí biến đổi) được xác định dựa trên số liệu thống kê và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Đối với các sản phẩm bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống (bao gồm hợp đồng sản phẩm có thời hạn 01 năm và tái tục hàng năm): doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải đảm bảo các giả định về chi phí và lợi nhuận tính vào phí bảo hiểm không được vượt quá 60% tổng phí bảo hiểm;
c) Đối với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo giá trị hiện tại của các giả định về chi phí và lợi nhuận đưa vào tính phí không vượt quá 55% tổng phí bảo hiểm.
3. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí:
a) Phí ban đầu của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư không vượt quá quy định sau:
Phí ban đầu của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí định kỳ:
Năm đóng phí | Năm 1 | Năm 2 | Năm 3 đến năm 5 | Năm 6 đến năm 10 | Từ năm 11 trở đi |
Tỷ lệ phí ban đầu/phí bảo hiểm cơ bản năm | 50% | 30% | 20% | 2% | 0% |
Phí ban đầu của các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư đóng phí một lần: 10% phí bảo hiểm đóng một lần.
Phí ban đầu đối với phần phí bảo hiểm đóng thêm: 1,5% phí bảo hiểm đóng thêm của từng năm hợp đồng và trong 10 năm đầu của hợp đồng bảo hiểm.
b) Phí ban đầu của sản phẩm bảo hiểm hưu trí không vượt quá 5% tổng phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính. Phí ban đầu đối với phần phí bảo hiểm đóng thêm không vượt quá 1,5% phí bảo hiểm đóng thêm của từng năm hợp đồng và trong 10 năm đầu của hợp đồng bảo hiểm;
c) Phí bảo hiểm rủi ro cho quyền lợi tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn của sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí không vượt quá 80% tỷ lệ tử vong theo bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này nhân với số tiền bảo hiểm chịu rủi ro. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng tỷ lệ tử vong cao hơn 80% bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 thì phải giải trình được tính hợp lý, điểm đặc trưng của nhóm khách hàng dự kiến áp dụng tỷ lệ cao hơn đó;
d) Phí quản lý quỹ của quỹ liên kết chung và quỹ hưu trí tự nguyện không vượt quá 2%/năm. Đối với quỹ liên kết đơn vị, phí quản lý quỹ tối đa được căn cứ vào chính sách đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị và không vượt quá 2,5%/năm đối với các quỹ có tỷ trọng đầu tư không thấp hơn 70% vào cổ phiếu, 1,5%/năm đối với các quỹ có tỷ trọng đầu tư không thấp hơn 70% vào trái phiếu và 1%/năm đối với các quỹ có tỷ trọng đầu tư không thấp hơn 70% vào tiền gửi và các tài sản có thu nhập cố định khác. Đối với các quỹ liên kết đơn vị có tỷ trọng đầu tư khác, mức phí quản lý quỹ tối đa được tính bằng bình quân gia quyền của các tài sản đầu tư trong quỹ với mức tối đa của các quỹ nêu trên.
4. Trường hợp sửa đổi, bổ sung cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe đã đăng ký với Bộ Tài chính theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải chứng minh được tính phù hợp của việc sửa đổi, bổ sung căn cứ trên số liệu thống kê của doanh nghiệp, chi nhánh trong thời gian triển khai sản phẩm và có xác nhận của chuyên gia tính toán.
5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung cơ sở tính phí của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi Thông tư này có hiệu lực, những nội dung sửa đổi, bổ sung tại cơ sở tính phí theo đề nghị của doanh nghiệp phải phù hợp với các quy định tại Thông tư này.
Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 67/2023/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 02/11/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1263 đến số 1264
- Ngày hiệu lực: 02/11/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
- Điều 5. Hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
- Điều 6. Thông báo về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng
- Điều 7. Quy định về dịch vụ, kỹ thuật, bảo mật và lưu trữ dữ liệu
- Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 9. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
- Điều 10. Số tiền bảo hiểm
- Điều 11. Quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm
- Điều 12. Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
- Điều 15. Thời hạn bảo hiểm
- Điều 16. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
- Điều 17. Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
- Điều 18. Trả tiền bảo hiểm
- Điều 19. Phương thức giải quyết tranh chấp
- Điều 21. Phương pháp tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe (bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm vi mô) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
- Điều 22. Cơ sở tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe (bao gồm cả sản phẩm bảo hiểm vi mô) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
- Điều 23. Phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm vi mô của các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
- Điều 24. Phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm đối với các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
- Điều 25. Phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm đối với bảo hiểm xe cơ giới
- Điều 26. Thanh toán phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
- Điều 27. Cung cấp sản phẩm bảo hiểm
- Điều 28. Tài liệu tóm tắt quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe
- Điều 29. Tài liệu minh họa bán hàng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
- Điều 30. Bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe
- Điều 31. Tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe
- Điều 32. Thông tin, quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
- Điều 33. Tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm
- Điều 34. Quản lý chương trình tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm
- Điều 35. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng phí chưa được hưởng đối với bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ có thời hạn từ 01 năm trở xuống, bảo hiểm phi nhân thọ
- Điều 36. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng bồi thường
- Điều 37. Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất đối với bảo hiểm phi nhân thọ
- Điều 38. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng toán học đối với bảo hiểm sức khỏe có thời hạn trên 01 năm và một số nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
- Điều 39. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng chia lãi đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tham gia chia lãi
- Điều 40. Phương pháp, công thức, cơ sở trích lập dự phòng bảo đảm cân đối đối với bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ
- Điều 42. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 43. Phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều nguồn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 44. Điều chuyển tài sản và bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 45. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 46. Phân bổ các giao dịch phát sinh về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí liên quan đến nhiều quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 47. Điều chuyển tài sản và bù đắp thâm hụt của quỹ chủ hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Điều 48. Nguyên tắc phân chia thặng dư đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có chia lãi
- Điều 51. Hoa hồng đại lý bảo hiểm
- Điều 52. Thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác theo thỏa thuận tại hợp đồng đại lý bảo hiểm
- Điều 53. Cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua đại lý bảo hiểm
- Điều 54. Cung cấp sản phẩm bảo hiểm thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 55. Hoa hồng môi giới bảo hiểm
- Điều 56. Công khai thông tin
- Điều 57. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo
- Điều 58. Nội dung báo cáo
- Điều 59. Thời hạn chốt số liệu, thời gian gửi báo cáo, phương thức gửi báo cáo
- Điều 60. Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 61. Thông báo thay đổi và công bố thông tin của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam