- 1Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
- 2Nghị định 04/2015/NĐ-CP thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Luật tiếp cận thông tin 2016
- 4Luật Công an nhân dân 2018
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2019/TT-BCA | Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2019 |
QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về mục đích, nguyên tắc và nội dung thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Công an nhân dân (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sỹ);
b) Công an các đơn vị, địa phương (sau đây viết gọn là cơ quan Công an);
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vì Nhân dân phục vụ.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an; quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ, bảo đảm dân chủ đi đôi với giữ gìn trật tự, kỷ cương.
2. Các đường lối, chính sách và quy định về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được công khai, minh bạch và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
3. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm các quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cản trở, chống người thi hành công vụ; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Nội dung thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gồm: Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính; đăng ký, cấp biển số xe; chỉ huy, điều khiển giao thông; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.
2. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Dây căng là dây có nền màu đỏ, chiều rộng từ 5cm đến 10cm; trên dây có in dòng chữ “KHU VỰC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG” màu vàng.
Điều 5. Nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính:
a) Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
b) Tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
c) Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;
d) Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.
2. Công tác đăng ký, cấp biển số xe:
a) Quy trình, thủ tục đăng ký, cấp biển số xe;
b) Tên cơ quan, địa chỉ, thời gian làm việc, số điện thoại trực ban, hòm thư góp ý của cơ quan Công an có nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe;
c) Trang phục, số hiệu Công an nhân dân của cán bộ làm nhiệm vụ đăng ký, cấp biển số xe;
d) Lệ phí đăng ký xe;
đ) Các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đăng ký, cấp biển số xe;
e) Trách nhiệm của cơ quan Công an và cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ đăng ký xe;
g) Quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các quy định về đăng ký, cấp biển số xe.
3. Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông:
a) Quy trình chỉ huy, điều khiển giao thông;
b) Trang phục, số hiệu Công an nhân dân và các phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được công khai theo quy định;
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông;
d) Tuyến đường hạn chế hoặc cấm phương tiện, loại phương tiện giao thông khi có yêu cầu về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông:
a) Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông;
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi điều tra, giải quyết tai nạn giao thông;
c) Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
Điều 6. Hình thức công khai của Công an nhân dân
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
1. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
2. Đăng Công báo.
3. Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
4. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
5. Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Những việc Nhân dân tham gia ý kiến về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tham gia ý kiến về chủ trương, biện pháp và sáng kiến góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với các văn bản phải lấy ý kiến của Nhân dân theo quy định pháp luật).
3. Tham gia ý kiến về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân khi làm nhiệm vụ; đề nghị biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt; kiến nghị, phản ánh các trường hợp cán bộ, chiến sỹ thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định của pháp luật khi làm nhiệm vụ.
Điều 8. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến
1. Thông qua đơn, thư gửi cơ quan Công an.
2. Thông qua điện thoại, hòm thư góp ý.
3. Thông qua Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
4. Thông qua các cuộc họp tại địa bàn cư trú (gồm: Tổ dân phố, bản, làng, thôn, xóm); nơi làm việc, học tập.
5. Thông qua các cuộc điều tra xã hội học.
6. Thông qua hoạt động tiếp công dân của cơ quan Công an.
Điều 9. Trách nhiệm của Nhân dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
1. Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
2. Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông.
3. Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
5. Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
6. Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông.
7. Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
8. Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
1. Việc thi hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Việc chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
3. Việc Nhân dân giám sát Công an nhân dân thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.
Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân
1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020 và thay thế Thông tư số 54/2009/TT-BCA ngày 02 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
1. Thủ trưởng cơ quan Công an có cán bộ, chiến sỹ được Nhân dân đề nghị biểu dương, khen ngợi hoặc kiến nghị, phản ánh, góp ý phải có trách nhiệm xem xét để khen thưởng hoặc xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Thông tư này đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ và tổ chức thực hiện. Thông tư này được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an và Công an địa phương để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện.
3. Cục Cảnh sát giao thông, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chịu trách nhiệm đề xuất, lập kế hoạch giúp Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
4. Hằng năm, các đơn vị thuộc Cục Cảnh sát giao thông và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này và báo cáo kết quả bằng văn bản về Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 54/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành
- 2Kế hoạch 1450/KH-BYT năm 2017 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân năm 2018 do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 4Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 5Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường do Bộ Công an ban hành
- 6Công văn 3591/BGTVT-ATGT triển khai nhiệm vụ trọng tâm về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Quý II năm 2021 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan do Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội ban hành
- 2Hiến pháp 2013
- 3Nghị định 04/2015/NĐ-CP thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Luật tiếp cận thông tin 2016
- 5Kế hoạch 1450/KH-BYT năm 2017 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, xây dựng cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp, chất lượng bệnh viện hướng tới sự hài lòng của người bệnh, người dân năm 2018 do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 161/QĐ-LĐTBXH năm 2018 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Luật Công an nhân dân 2018
- 8Thông tư 81/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 9Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường do Bộ Công an ban hành
- 10Công văn 3591/BGTVT-ATGT triển khai nhiệm vụ trọng tâm về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Quý II năm 2021 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 67/2019/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/11/2019
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực