- 1Nghị định 27-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Nghị định 29-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65-TT/PC | Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 1988 |
Hợp đồng kinh tế ký kết giữa các chủ thể này là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp trong quan hệ kinh tế với nhau.
Các chủ thể hợp đồng chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế theo đúng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh được quy định tại quyết định thành lập hoặc các văn bản quy định về nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của tổ chức mình (đối với tổ chức kinh tế của Nhà nước), hoặc những ngành nghề và mặt hàng được xác định trong giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với hộ kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh), những ngành nghề và mặt hàng được xác định trong giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc trong tờ khai với Uỷ ban Nhân dân phường, xã nơi cứ trú (đối với hộ kinh tế gia đình).
Những hợp đồng kinh tế ký kết không đúng với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; không đúng với đăng ký kinh doanh hoặc tờ khai của chủ thể hợp đồng, thì:
- Có thể bị huỷ bỏ, đình chỉ thực hiện từng phần hay toàn bộ hợp đồng đã ký kết.
- Các bên phải chịu trách nhiệm tài sản theo mức độ vi phạm của mình và bị xử lý theo điều 5 của bản quy định của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải.
Đại diện chủ thể hợp đồng bên hộ kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế gia đình phải là người chủ đăng ký kinh doanh hoặc chủ hộ đứng tên tờ khai với Uỷ ban Nhân dân phường hoặc xã, trực tiếp ký tên, không được uỷ quyền cho người khác.
Các bên liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xét xử của Trọng tài kinh tế. Trường hợp hộ kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, kinh tế gia đình là bên vi phạm hợp đồng kinh tế cố ý không chấp hành quyết định xét xử của Trọng tài kinh tế dẫn tới xuất hiện có dấu hiệu hình sự, thì Trọng tài kinh tế lập hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc kháng cáo và xét xử kháng cáo đối với các quyết định xét xử trên đây của Trọng tài kinh tế huyện, quận được áp dụng theo các quy định hướng dẫn về vấn đề này nói trong Thông tư số 105-TT/PC ngày 31-12-1987 của Trọng tài kinh tế Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Tô Duy (Đã ký) |
- 1Thông tư 105-TT/PC 1987 hướng dẫn công tác thanh tra chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế, công tác giám sát xét xử và xét xử kháng cáo do Trọng tài Kinh tế Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 27-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 29-HĐBT năm 1988 quy định chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Thông tư 65-TT/PC-1988 hướng dẫn về Hợp đồng kinh tế giữa Tổ chức kinh tế của nhà nước với các Hộ kinh tế cá thể, Kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, Dịch vụ công nghiệp, Xây dựng, Vận tải và với các Hộ kinh tế gia đình hoạt động sản xuất và dịch vụ sản xuất do Trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 65-TT/PC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/07/1988
- Nơi ban hành: Trọng tài kinh tế Nhà nước
- Người ký: Tô Duy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 14/07/1988
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định