Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2017/TT-BTC | Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2017 |
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
1. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ban Thanh tra nhân dân cấp xã).
2. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.
Điều 3. Mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và nguồn kinh phí bảo đảm
1. Đối với Ban Thanh tra nhân dân cấp xã: Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã do ngân sách địa phương bảo đảm. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, mức tối thiểu 5 triệu đồng/Ban/năm và cân đối cho ngân sách cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho Ban Thanh tra nhân dân hoạt động.
2. Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước: Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Thủ trưởng cơ quan nhà nước quyết định, bố trí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
3. Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập: Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định, bố trí trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, nguồn thu của đơn vị và số thu được để lại (nếu có).
4. Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước: Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp bố trí theo khả năng tài chính và được hạch toán vào các khoản chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Điều 4. Nội dung chi hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân
1. Chi tổ chức cuộc họp, hội nghị.
2. Chi công tác phí phục vụ các cuộc giám sát, xác minh.
3. Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân trực tiếp thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xác minh vụ việc theo kế hoạch công tác được duyệt.
4. Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân hoạt động phối hợp với tổ chức thanh tra nhà nước khi thanh tra tại địa phương, đơn vị (nếu có).
5. Chi mua sắm văn phòng phẩm, cước điện thoại, cước bưu phẩm.
6. Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Mức chi và thẩm quyền quyết định mức chi
1. Mức chi bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, gồm:
a) Chi tổ chức các cuộc họp, hội nghị; chi công tác phí: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số mức chi như sau: Chi bồi dưỡng báo cáo viên trong hội họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên Ban Thanh tra nhân dân trực tiếp thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch công tác được duyệt hoặc trong hoạt động phối hợp với tổ chức thanh tra nhà nước khi thanh tra tại địa phương, đơn vị: Mức chi 100.000 đồng/người/ngày.
b) Chi mua sắm văn phòng phẩm, cước điện thoại, cước bưu phẩm, các khoản chi khác: Theo thực tế phát sinh, theo hóa đơn thực tế và trong phạm vi kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được giao, đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và tiết kiệm, hiệu quả.
2. Thẩm quyền quyết định mức chi:
a) Đối với Ban Thanh tra nhân dân cấp xã: Trong phạm vi kinh phí được hỗ trợ cho Ban thanh tra nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét duyệt mức chi cho phù hợp đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
b) Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định mức chi phù hợp với khả năng tài chính của cơ quan, đơn vị và quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Điều 6. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí hoạt động của của Ban Thanh tra nhân dân
Việc lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư này quy định thêm một số điểm cụ thể như sau:
1. Đối với kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã:
a) Lập, chấp hành dự toán:
Hàng năm, căn cứ vào chương trình, kế hoạch hoạt động và chế độ, chi tiêu tài chính hiện hành, Ban Thanh tra nhân dân cấp xã lập dự toán chi bảo đảm cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, cân đối kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã theo khả năng ngân sách của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
b) Quyết toán:
Ban Thanh tra nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết toán kinh phí hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp vào báo cáo quyết toán chi của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định hiện hành.
2. Đối với kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước:
a) Lập, chấp hành dự toán:
Hàng năm, căn cứ vào chương trình, kế hoạch hoạt động và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước lập dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động, gửi bộ phận quản lý tài chính để tổng hợp trong dự toán chi của cơ quan, đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định, cụ thể:
- Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được tổng hợp trong dự toán thu, chi ngân sách của cơ quan, đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, doanh nghiệp nhà nước: Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được tổng hợp trong dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị sự nghiệp hoặc kế hoạch thu chi tài chính của doanh nghiệp, trình Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp phê duyệt làm căn cứ thực hiện.
b) Quyết toán:
- Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm quyết toán kinh phí sử dụng với bộ phận quản lý tài chính của đơn vị mình để tổng hợp chung trong quyết toán thu, chi hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định hiện hành
- Kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được hạch toán và quyết toán vào chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
2. Thông tư Liên tịch số 40/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12/5/2006 của Bộ Tài chính - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân hết hiệu lực kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng các văn bản mới thì được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho kịp thời và phù hợp./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư liên tịch 40/2006/TTLT-BTC-BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVN hướng dẫn kinh phí bảo đảm hoạt động của ban thanh tra nhân dân do Bộ Tài chính – Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 09/QĐ- CĐUBDT năm 2007 về Quy chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Uỷ ban Dân tộc nhiệm kỳ 2006- 2008 do Ban Chấp hành Công đoàn Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 3Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 về Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Hướng dẫn 09/HD-CĐN năm 2014 về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Giáo dục do Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành
- 5Thông tư 36/2017/TT-BTTTT về quy định bộ phận tham mưu và hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
- 6Công văn 3035/BVHTTDL-TTr năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTr về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Công văn 11206/VPCP-KGVX năm 2017 về sửa đổi Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BTC-UBTƯMTTQVN do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Thông báo 43/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về vấn đề thanh tra tài chính tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 3586/VPCP-KTTH năm 2018 về xử lý một số nội dung liên quan đến thanh tra tài chính tại EVN do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 35/2018/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Ban Tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 108/QĐ-VKSTC năm 2020 về Hệ thống mẫu trong hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Thông tri 40/TTr-MTTW-BTT năm 2024 hướng dẫn thực hiện các quy định về tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 09/QĐ- CĐUBDT năm 2007 về Quy chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Uỷ ban Dân tộc nhiệm kỳ 2006- 2008 do Ban Chấp hành Công đoàn Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 2Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 3Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 về Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4Luật thanh tra 2010
- 5Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Luật kế toán 2015
- 8Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 159/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân
- 10Hướng dẫn 09/HD-CĐN năm 2014 về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Giáo dục do Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành
- 11Thông tư 36/2017/TT-BTTTT về quy định bộ phận tham mưu và hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
- 12Công văn 3035/BVHTTDL-TTr năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTr về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13Công văn 11206/VPCP-KGVX năm 2017 về sửa đổi Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BTC-UBTƯMTTQVN do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14Thông báo 43/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về vấn đề thanh tra tài chính tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Công văn 3586/VPCP-KTTH năm 2018 về xử lý một số nội dung liên quan đến thanh tra tài chính tại EVN do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 16Thông tư 35/2018/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Ban Tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 17Quyết định 108/QĐ-VKSTC năm 2020 về Hệ thống mẫu trong hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 18Thông tri 40/TTr-MTTW-BTT năm 2024 hướng dẫn thực hiện các quy định về tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
Thông tư 63/2017/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 63/2017/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/06/2017
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 487 đến số 488
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra