THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT |
Số: 576-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1957 |
VỀ VIỆC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BÌNH DÂN HỌC VỤ
Kính gửi: Ủy ban Hành chính các khu thành phố và các tỉnh
Ngày
1)Nhiều Ủy ban Hành chính chưa quan tâm đến việc lãnh đạo công tác bình dân học vụ, chưa thấy rõ trách nhiệm của mình phải bảo đảm hoàn thành kế hoạch xóa nạn mù chữ đúng kỳ hạn. Tình trạng này tuy bước đầu đã được sửa chữa, nhưng chưa đều khắp và chưa đúng mức: đến nay còn nhiều huyện nhất là nhiều xã vẫn chưa chú ý hoặc có nơi đã chú ý nhưng còn thiếu thường xuyên, thiếu tập thể, thiếu chủ động và còn nặng về giấy tờ.
2) Việc phối hợp công tác giữa các đoàn thể nhân dân với ngành chuyên môn bình dân học vụ còn gặp nhiều lúng túng, quan niệm về trách nhiệm của mỗi bên chưa rõ ràng, việc phối hợp chưa có nề nếp.
3) Về phía cán bộ bình dân học vụ thì một số chưa thông và chưa tin tưởng vào chủ trương ba năm xóa nạn mù chữ, nên thiếu quyết tâm, một số thì trước những khó khăn của phong trào thường sinh ra bi quan, tiêu cực, chưa tích cực tranh thủ sự lãnh đạo của Ủy ban và sự phối hợp của các đoàn thể, chưa nổ lực phát huy khả năng của chủ quan mà có tư tưởng trông chờ hoặc muốn dùng mệnh lệnh cưỡng bức đồng bào đi học. Trong đó thì việc chỉ đạo của ngành giáo dục về tư tưởng cũng như về kế hoạch không kịp thời, thiết sát cơ sở, thiếu chỉ đạo riêng để giúp đỡ cán bộ giải quyết khó khăn.
Ngoài những khó khăn khách quan ra, những khuyết điểm chủ quan nói trên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch năm 1957, tính đến cuối quý 3, chỉ mới đạt chưa đầy 9% kế hoạch cả năm. Tình hình sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành về căn bản kế hoạch ba năm thanh toán nạn mù chữ ở miền Bắc.
Để bổ cứu, các Ủy ban Hành chính cần có kế hoạch tổ chức cho các cấp nghiên cứu kỹ lại chỉ thị 114–TTg, làm cho các cán bộ ngành, các cấp nhất là cán bộ lãnh đạo thấy rõ tính chất và đặc điểm của công tác xóa nạn mù chữ. Cần phải nhận thức rằng hiện nay cuộc Cách mạng của chúng ta ở miền Bắc đã chuyển sang thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa. Do đó, một trong những điều kiện cần thiết là tất cả mọi người đều phải biết chữ để dần dần nâng cao trình độ văn hóa. Nếu không sẽ trở ngại cho việc hợp tác hóa, cải tiến kỹ thuật, ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. Mặt khác cần phải thấy rõ bản chất công tác bình dân học vụ là một công tác vận động quần chúng rộng lớn và liên tục, vận động người đi học, đi dạy. Đã là một phong trào quần chúng thì các đoàn thể nhân dân cần có kế hoạch vận động quần chúng thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền và sự hướng dẫn của ngành chuyên môn. Cụ thể, các đoàn thể cần có kế hoạch xóa nạn mù chữ cho đoàn thể, giới minh và vận động đông đảo quần chúng tham gia vào phong trào chung. Các cán bộ bình dân học vụ có trách nhiệm nghiên cứu kế hoạch và phương pháp công tác chuyên môn, sát cánh với các đoàn thể cùng làm. Đã là một cuộc vận động quần chúng thì tất nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn gian khổ, nhất là hiện nay việc xóa nạn mù chữ đã đi vào giai đoạn cuối cùng, cho nên một mặt cần chú trọng công tác tuyên truyền động viên, làm cho quần chúng thấy rõ sự cần thiết và trách nhiệm của mình trong công tác xóa nạn mù chữ; một mặt phải chú trọng giải quyết kịp thời tư tưởng của cán bộ, giáo viên làm cho họ tin tưởng phấn khởi công tác. Theo tinh thần của hội nghị Văn giáo nói trên thì những vấn đề sau đây cần được xúc tiến giải quyết gấp:
Phải làm cho các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân và cán bộ bình dân học vụ, cán bộ các ngành thông suốt về quan niệm trên.
a) Khu và tỉnh tổ chức cho các Ủy ban Hành chính huyện, xã, các ngành có liên quan nghiên cứu và thi hành chỉ thị 114-TTg của Thủ tướng phủ và thông tư này, có liên hệ kiểm điểm việc lãnh đạo công tác bình dân học vụ trên các mặt tư tưởng tổ chức, chính sách. Đối với chỉ thị 114-TTg, nơi nào đã tổ chức học tập rồi thì phải xem lại, nếu chưa đạt yêu cầu thì cần tổ chức lại, nếu đã học tập kỹ thì kết hợp với việc nghiên cứu chỉ thị này để kiểm điểm. Sau khi nghiên cứu học tập, Ủy ban Hành chính các cấp cần có kế hoạch kiểm tra cấp dưới về việc thi hành các chỉ thị đó.
b) Tổ chức những cuộc họp liên tịch ở các cấp thấu đến xã với các đoàn thể nhân dân để thông suốt trách nhiệm của các ngành. Sau thường xuyên có những cuộc hội ý chung giữa các đoàn thể và ngành bình dân học vụ để đặt kế hoạch công tác và rút kinh nghiệm.
c) Cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi làm cho các ngành, các giới thông suốt về các quan niệm trên để động viên được mọi lực lượng, mọi khả năng tham gia tuyên truyền vận động hoặc kết hợp để duy trì và đẩy mạnh phong trào.
a) Cần củng cố hàng ngũ cán bộ, giáo viên bình dân học vụ. Tùy theo sự cần thiết từng địa phương mà Ủy ban Hành chính tỉnh quy định số cán bộ chuyên trách công tác bình dân học vụ, ở cấp huyện có thể giữ con số biên chế như cũ là hai người. Ở xã trong khi chờ đợi quy định tổ chức các ban chuyên môn ở cấp xã, thì tạm thời giữ tổ chức như cũ, nhưng cần chỉ định một cán bộ chịu trách nhiệm chính trước Ủy ban xã. Những nơi chưa có cán bộ hoặc cán bộ thiếu năng lực thì cần cử ngay các cán bộ có năng lực phụ trách. Những nơi thiếu giáo viên thì cần động viên người biết chữ, chủ yếu là thanh niên và học sinh tham gia.
b) Cần xúc tiến thành lập và củng cố các ban vận động diệt dốt và giúp đỡ các tổ chức đó thực sự hoạt động ; chú ý sử dụng động viên lực lượng các cụ phụ lão tham gia.
c) Các Ủy ban Hành chính tỉnh chú ý giải quyết các phương tiện tối thiểu cho cán bộ, giáo viên làm việc như giấy tờ văn phòng, lương ăn khi đi hội nghị, huấn luyện ; phương tiện để tuyên truyền, vận động …
Ngành bình dân học vụ cần có kế hoạch lãnh đạo tốt tư tưởng của cán bộ và giáo viên, làm cho anh em thấu triệt tính chất quần chúng của công tác. Nghiên cứu những hình thức và phương pháp vận động thích hợp, kế hoạch phối hợp tốt với các đoàn thể nhân dân. Mặt khác cần tăng cường kiểm tra, đi sát cơ sở, có chỉ đạo riêng. Các cán bộ và giáo viên bình dân học vụ phải phát huy truyền thống khắc phục khó khăn, kiên trì chủ động tranh thủ sự lãnh đạo của cấp bộ Đảng và chính quyền địa phương và sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng để thực hiện bằng được kế hoạch của ngành đã đề ra.
Các cấp cần tích cực, khẩn trương thi hành các biện pháp trên, nhất là về công tác lãnh đạo và công tác cũng cố hàng ngũ cán bộ, giáo viên bình dân học vụ cũng như các ban và tổ vận động diệt dốt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát động một cuộc vận động diệt dốt rộng lớn trên toàn miền Bắc vào đầu năm 1958. Đối với cuộc vận động này, tuy đầu năm 1958 mới phát động nhưng ngay từ bây giờ phải bắt tay vào việc chuẩn bị, gây một không khí chuẩn bị sôi nổi trong các cán bộ. Đặc biệt, ngay từ sau mùa gặt phải tranh thủ thời gian, kịp thời phục hồi lại phòng trào.
Riêng đối với miền núi, tuy kế hoạch hoàn thành thanh toán nạn mù chữ có thể chậm hơn nhưng cũng cần phải nghiên cứu các biện pháp trên và đẩy mạnh phong trào ngay từ bây giờ.
Hiện nay nhiệm vụ xóa nạn mù chữ còn nặng nề, thời gian thì ngắn, công tác lại nhiều, đòi hỏi ở các cấp, các ngành, các cán bộ rất nhiều cố gắng. Nhưng trong thời gian tới có nhiều thuận lợi: sửa sai sắp hoàn thành ; tình hình nông thôn dần dần ổn định ; Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đặc biệt chú ý đến công tác xóa nạn mù chữ cho nhân dân, chúng ta tin tưởng rằng phong trào sang năm 1958 sẽ có nhiều triển vọng tốt, miễn là tất cả đều quyết tâm và nắm vững tính chất quần chúng của phong trào về các mặt lãnh đạo, tổ chức và chính sách.
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 29-TT/BĐ năm 1957 về việc thành lập Ban vận động diệt dốt ở các cấp do Bộ Giáo dục ban hành
- 2Sắc lệnh số 17 về việc đặt ra một bình dân học vụ do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 3Quyết định 317/QĐ năm 1956 quy định tiêu chuẩn thoát nạn mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 4Nghị định 1010/QĐ năm 1956 quy định tiêu chuẩn công nhận thanh toán nạn mù chữ cho các đơn vị gia đình, xã, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, công trường, huyện, tỉnh và thể thức kiểm tra, công nhận thanh toán nạn mù chữ do Bộ Giáo dục ban hành
- 1Chỉ thị 114-TTg năm 1957 về tăng cường lãnh đạo công tác xóa nạn mù chũ và bổ túc văn hóa và chính sách đối với cán bộ, giáo viên Bình dân học vụ do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 29-TT/BĐ năm 1957 về việc thành lập Ban vận động diệt dốt ở các cấp do Bộ Giáo dục ban hành
- 3Sắc lệnh số 17 về việc đặt ra một bình dân học vụ do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 4Quyết định 317/QĐ năm 1956 quy định tiêu chuẩn thoát nạn mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 5Nghị định 1010/QĐ năm 1956 quy định tiêu chuẩn công nhận thanh toán nạn mù chữ cho các đơn vị gia đình, xã, xí nghiệp, nông trường, lâm trường, công trường, huyện, tỉnh và thể thức kiểm tra, công nhận thanh toán nạn mù chữ do Bộ Giáo dục ban hành
Thông tư 576-TTg năm 1957 về việc lãnh đạo công tác bình dân học vụ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 576-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/11/1957
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Kế Toại
- Ngày công báo: 11/12/1957
- Số công báo: Số 53
- Ngày hiệu lực: 11/12/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định