Mục 2 Chương 3 Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Mục 2. VĂN PHÒNG LẬP BÁO CÁO TỔNG KẾT
Điều 23. Nhiệm vụ của công tác văn phòng lập báo cáo tổng kết
1. Thống kê, hệ thống hóa các tài liệu nguyên thủy đã thực hiện của toàn dự án.
2. Hiệu chỉnh, liên kết tài liệu đo từ đã tiến hành theo các mùa về thời điểm thống nhất.
3. Thành lập các bản đồ trường từ T và bản đồ dị thường từ ∆Ta cho toàn vùng đo của dự án.
4. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu từ biển.
5. Viết báo cáo tổng kết.
Điều 24. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ
1. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ để tính chuyển trường từ T và dị thường ∆Ta các năm khảo sát quy về năm thành lập bản đồ trường từ, số liệu biến thiên thế kỷ lấy theo IGRF.
2. Trường từ T và dị thường ∆Ta năm thành lập bản đồ được tính theo các công thức sau:
T(năm TLBĐ) = T(năm khảo sát) - dTtk (III.7)
∆Ta(năm TLBĐ) = ∆T a(năm khảo sát) - dTtk (III.8)
trong đó:
T(năm TLBĐ):giá trị trường từ T năm thành lập bản đồ;
∆T a(năm TLBĐ): giá trị trường dị thường ∆Ta năm thành lập bản đồ;
T(năm khảo sát): giá trị trường từ T năm khảo sát;
∆T a(năm khảo sát): giá trị trường dị thường ∆Ta năm khảo sát;
dTtk: đại lượng biến thiên thế kỷ cần hiệu chỉnh giá trị trường từ đo được ở năm khảo sát quy về năm thành lập bản đồ.
Điều 25. Liên kết ngoại toàn dự án
1. Việc liên kết ngoại toàn dự án chỉ được tiến hành sau khi đã tiến hành hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ và được quy định tại
2. Trường hợp có tuyến đo liên kết cắt qua tất cả các vùng khảo sát và các vùng liên kết nằm liền kề nhau cho phép dùng 2 ÷ 3 tuyến thẳng để liên kết ngoại.
3. Trường hợp không có các tuyến đo liên kết, phải sử dụng các đoạn đo chờm phủ của các tuyến thường hoặc các tuyến tựa để liên kết ngoại.
1. Nội dung và phương pháp thành lập bản đồ trường từ T và bản đồ dị thường từ ∆Ta thực hiện theo quy định tại
2. Sai số bản đồ thành lập được tính theo công thức (III.6).
Điều 27. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu đo từ
1. Toàn bộ tài liệu đo từ phải được xử lý, phân tích và luận giải địa chất nhằm:
a) Làm rõ đặc điểm của trường từ và các dị thường từ;
b) Xác định các cấu trúc địa chất, đứt gãy, magma, khoáng sản liên quan.
2. Kết quả xử lý, phân tích luận giải tài liệu đo từ được thể hiện dưới dạng các bản đồ hoặc sơ đồ cấu trúc địa chất theo tài liệu từ. Bản đồ hoặc sơ đồ cấu trúc địa chất theo tài liệu từ phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
a) Hệ thống đứt gãy và các yếu tố thế nằm của đứt gãy chính (độ sâu phát triển, hướng cắm, hướng dịch chuyển);
b) Các đơn vị cấu trúc theo tài liệu từ: các đới, khối, phụ khối cấu trúc, các vùng nâng sụt móng;
c) Các thành tạo magma.
1. Báo cáo tổng kết công tác đo từ biển gồm thuyết minh và các bản vẽ kèm theo. Báo cáo tổng kết phải phản ánh đầy đủ các nội dung đã thực hiện, các kết quả đạt được theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tổng kết công tác đo từ phải được số hoá, phân lớp thông tin, biểu diễn và quản lý bằng công cụ GIS phù hợp với hệ thống các bản đồ của dự án điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản biển mà công tác đo từ biển là một bộ lập.
Điều 29. Tài liệu nguyên thủy công tác đo từ biển
Tài liệu nguyên thủy gồm công tác đo từ biển gồm:
1. Đĩa ghi kết quả đo trường từ.
2. Đĩa ghi tọa độ tuyến đo.
3. Tài liệu đo biến thiên từ.
4. Bản đồ tuyến đo.
5. Tài liệu kiểm định, kiểm tra máy.
6. Sơ đồ tài liệu thực tế tuyến đo.
7. Nhật ký đo địa vật lý và các sổ ghi chép thực địa khác.
1. Báo cáo tổng kết.
2. Các tài liệu nguyên thủy.
Thông tư 56/2013/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo từ biển theo tàu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 56/2013/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Chu Phạm Ngọc Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 141 đến số 142
- Ngày hiệu lực: 01/03/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Yêu cầu chung trong đo từ biển theo tàu
- Điều 5. Công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công ngoài thực địa
- Điều 6. Lắp đặt máy, thiết bị trên tàu đo từ biển
- Điều 7. Di chuyển tàu đến vùng đo từ biển
- Điều 8. Đo chọn chiều dài cáp thả đầu thu
- Điều 9. Đo Dviaxia
- Điều 10. Đo biến thiên từ
- Điều 11. Đo từ trên tuyến thường
- Điều 12. Đo từ trên tuyến tựa, tuyến liên kết và tuyến kiểm tra
- Điều 13. Nội dung công tác văn phòng thực địa
- Điều 14. Tháo dỡ thiết bị
- Điều 15. Nhiệm vụ văn phòng sau thực địa
- Điều 16. Tính giá trị hiệu chỉnh biến thiên ngày đêm, hiệu chỉnh Deviaxia
- Điều 17. Xác định giá trị trường từ toàn phần T
- Điều 18. Liên kết nội và tính trường từ toàn phần T của vùng đo
- Điều 19. Tính giá trị dị thường từ ΔTa
- Điều 20. Đánh giá sai số bản đồ trường từ
- Điều 21. Lập bản đồ trường từ của vùng đo
- Điều 22. Lập báo cáo kết quả thi công
- Điều 23. Nhiệm vụ của công tác văn phòng lập báo cáo tổng kết
- Điều 24. Hiệu chỉnh biến thiên thế kỷ
- Điều 25. Liên kết ngoại toàn dự án
- Điều 26. Thành lập bản đồ
- Điều 27. Xử lý, phân tích và luận giải địa chất tài liệu đo từ
- Điều 28. Báo cáo tổng kết
- Điều 29. Tài liệu nguyên thủy công tác đo từ biển
- Điều 30. Sản phẩm đo từ biển