Điều 9 Thông tư 52/2014/TT-BTNMT về phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng thiên nhiên do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 9. Đánh giá trữ lượng thăm dò cấp B
1. Yêu cầu về đánh giá địa chất, địa chất thủy văn:
a) Xác định được cấu tạo địa chất tầng chứa nước khoáng;
b) Xác định được quan hệ thủy lực giữa nước khoáng, nước nóng thiên nhiên với nước trong các tầng khác và nước mặt;
c) Xác định gần đúng nguồn hình thành trữ lượng khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên;
d) Quan trắc động thái nước tối thiểu một (01) năm thủy văn.
2. Yêu cầu đánh giá chất lượng nước:
a) Chất lượng nước phải được lấy mẫu, phân tích chính xác và toàn diện đối với tất cả các chỉ tiêu về thành phần hóa, lý, sinh học và phóng xạ; kết quả phân tích, đánh giá phải xác định rõ chất lượng nước ổn định theo thời gian trong giới hạn cho phép; sai lệch về chỉ số của các thành phần lý, hóa, sinh học và phóng xạ tối đa là hai mươi phần trăm (20%) so với giá trị trung bình của ba mẫu kết quả phân tích ban đầu ở giai đoạn thăm dò, đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát chất lượng đối với các chỉ số.
b) Trước, trong và sau mỗi lần hút nước thí nghiệm; hút nước khai thác - thí nghiệm phải lấy và phân tích mẫu toàn diện, bao gồm: mẫu nước nguồn, mẫu vi lượng, mẫu hóa, mẫu vi sinh, mẫu vật lý, mẫu phóng xạ.
3. Yêu cầu về đánh giá trữ lượng nước:
a) Trữ lượng khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thông thường được đánh giá bằng phương pháp thủy lực. Đối với các mỏ thuộc nhóm I thì được đánh giá kết hợp bằng phương pháp thủy lực và thủy động lực;
b) Trữ lượng thăm dò cấp B được tính toán, xác định bằng lưu lượng thực tế của các lỗ khoan đơn (đối với công trình thu nước đơn) hoặc tổng lưu lượng của nhóm các lỗ khoan (đối với công trình thu nước nhóm).
Trường hợp thí nghiệm đồng thời bằng cách hút nước thí nghiệm hoặc hút nước khai thác - thí nghiệm đạt động thái ổn định về thủy động lực, thủy hóa, khí và nhiệt độ. Đối với nhóm mỏ I thời gian hút nước khai thác - thí nghiệm liên tục tối thiểu ba (03) tháng; đối với nhóm mỏ II tối thiểu sáu (06) tháng, đối với nhóm mỏ III tối thiểu mười hai (12) tháng;
c) Đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên xuất lộ tự chảy trên mặt đất, trữ lượng thăm dò cấp B được tính toán, xác định bằng lưu lượng tối thiểu hàng ngày của các điểm lộ nước trong chu kỳ quan trắc một (01) năm. Trường hợp khai thác bằng công trình dạng tự chảy thì tính toán, xác định theo lưu lượng trung bình của chính các điểm lộ đó.
Thông tư 52/2014/TT-BTNMT về phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng thiên nhiên do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 52/2014/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/09/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 881 đến số 882
- Ngày hiệu lực: 27/10/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tên gọi nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
- Điều 5. Phân loại nhóm mỏ nước khoáng, nước nóng thiên nhiên theo kết quả thăm dò
- Điều 6. Bảo vệ nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên trong hoạt động thăm dò
- Điều 7. Phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên dự tính
- Điều 8. Đánh giá trữ lượng khai thác cấp A
- Điều 9. Đánh giá trữ lượng thăm dò cấp B
- Điều 10. Đánh giá tài nguyên dự tính cấp C1
- Điều 11. Đánh giá tài nguyên dự tính cấp C2
- Điều 12. Trữ lượng nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên được cấp phép khai thác