- 1Quyết định 126-CT năm 1987 sửa đổi chế độ nhận tiền và hàng do người Việt Nam định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa gửi về giúp gia đình do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư 128-CT-1987 hướng dẫn Quyết định 126-CT-1987 sửa đổi chế độ nhận tiền và hàng do người Việt Nam định cư ở các nước ngoài hệ thống Xã hội chủ nghĩa (gọi tắt là ở nước ngoài) gửi về giúp gia đình do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1Thông tư liên bộ 297-TT/LB năm 1986 quy định chế độ xuất nhập khẩu hành lý của cán bộ, công nhân, lái xe, lái tầu, và thuyền viên Việt Nam làm việc trên các phương tiện vận tải thường xuyên qua lại biên giới bằng đường bộ, đường sông; của thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tầu thuyền Việt Nam hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế do Bộ Giao thông vận tải - Tổng cục hải quan cùng ban hành
- 2Chỉ thị 202-HĐBT năm 1985 về chấn chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát của Hải quan tại các sân bay, hải cảng, các cửa khẩu khác do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 3Quyết định 103-BNgT/PC/HG năm 1983 về chế độ gửi và nhận hàng phi mậu dịch dưới hình thức quà biếu đối với các gia đình trong nước có người thân định cư ở các nước ngoài hệ thống XHCN do Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ban hành
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 517-TCHQ/PC | Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 1987 |
Thi hành điều 8 Quyết định số 126-CT, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, thi hành các phần việc có liên quan đến Hải quan để các cấp Hải quan và các ngành có liên quan thực hiện.
a) Người nhập cảnh phải khai báo trên tờ khai hành lý nhập khẩu số ngoại tệ đem theo vào Việt Nam (bao nhiêu tiền, tiền của nước nào, loại gì).
Hải quan cửa khẩu phải hướng dẫn khách khai báo đầy đủ, theo đúng quy định trên tờ khai (chú ý ghi bằng chữ và bằng số số ngoại tệ đem vào).
Tờ khai phải được Trưởng, Phó trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cán bộ được uỷ nhiệm xác nhận và đóng dấu thì mới là hợp pháp và hợp thức để sử dụng ở Việt Nam. Như thế trường hợp người có ngoại tệ có khoản nào muốn được thi hành theo chính sách kiều hối, thì mới thuận tiện cho Ngân hàng tính toán cho đương sự.
b) Khi xuất cảnh phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu đầy đủ các chứng từ như hoá đơn mua hàng hợp lệ bằng ngoại tệ do các cửa hàng dịch vụ bán thu ngoại tệ cấp; biên lai chuyển đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam theo chính sách kiều hối do Ngân hàng Nhà nước cấp; số ngoại tệ còn lại (nếu có), kèm theo tờ khai hành lý nhập khẩu.
Qua kiểm tra, đối chiếu giữa số ngoại tệ kê khai khi nhập cảnh và các chứng từ xuất trình khi xuất cảnh, nếu thấy hụt đi mà không có xác nhận của Ngân hàng hoặc không có chứng từ hợp pháp, hợp lệ thì coi như chuyển ngân trái phép, Hải quan cửa khẩu sẽ lập biên bản để xử lý.
2. Theo đúng Thông tư số 128-CT tất cả các trường hợp có ngoại tệ đem vào khi nhập cảnh và đem ra khi xuất cảnh mà giấu giếm không khai báo với Hải quan cửa khẩu thì coi như mang ngoại tệ trái phép qua biên giới, và tất cả các trường hợp chuyển ngân trái phép dưới bất cứ hình thức nào đều bị xử lý theo Điều lệ Hải quan và pháp luật hiện hành.
3. Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở địa phương có nhân viên làm việc ở các cửa khẩu để phối hợp chặt chẽ với Hải quan.
Nếu không có nhân viên Ngân hàng Nhà nước mà Hải quan cửa khẩu phải xác nhận vào tờ khai thì nên yêu cầu người có tiền sắp xếp từng loại, theo trị giá của từng loại tiền để Hải quan đến và ghi được nhanh chóng, tránh kéo dài sự chờ đợi của hành khách ở cửa khẩu. Trong trường hợp này Hải quan còn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp cho Hải quan cửa khẩu máy kiểm tra ngoại tệ.
1. Vẫn tiếp tục duy trì sổ nhận hàng để quản lý việc gửi và nhận hàng.
Từ nay không cần cấp sổ tạm thời nữa mà cấp thẳng sổ thường xuyên.
Thủ tục cấp "Sổ nhận hàng" và bổ sung tên người nhận, người gửi vào sổ vẫn như cũ.
Do không hạn chế số lần nhận nên không phạt quá số lần nữa nhưng mỗi lần nhận hàng vẫn có ghi vào "Sổ nhận hàng" để quản lý tờ khai hàng nhập khẩu phi mậu dịch vẫn duy trì để thống kê Hải quan và quản lý cụ thể về thuế.
Cần giải thích rõ việc duy trì "Sổ nhận hàng" chính là để tránh phiền hà cho nhân dân. Những người có tên trong sổ đều được đi nhận hàng dễ dàng, thuận tiện, không phải lấy giấy xác nhận của chính quyền hoặc công an địa phương nơi mình cư trú hoặc cơ quan, đoàn thể nơi mình công tác.
Chỉ có hàng nhận về là bỏ các hạn chế cũ về số lần, trọng lượng và trị giá. Hàng gửi đi mỗi năm vẫn quy định là bốn (4) lần.
3. Hàng gửi đi và hàng nhận về vẫn phải nộp lệ phí 1% và, nếu vượt định mức miễn thuế thì phần vượt định mức phải nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch (Định mức miễn thuế vẫn như cũ là bốn trăm đồng trở xuống đối với giá trị hàng nhận về và hai trăm đồng trở xuống đối với trị giá hàng gửi đi).
4. Được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền Tổng cục Hải quan ban hành Danh mục hàng cấm xuất khẩu và xuất khẩu có điều kiện bằng đường phi mậu dịch và Danh mục hàng cấm nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện bằng đường phi mậu dịch kèm theo Quyết định số 516-TCHQ/PC ngày 17-4-1987 để thay thế các Danh mục tương tự do Bộ Ngoại thương ban hành kèm theo Quyết định số 103-BNgT/PCHQ ngày 3-3-1983 và do liên Bộ Tài chính - Ngoại thương ban hành kèm theo Thông tư Liên Bộ số 9-TTLB/TC/NgT ngày 25-3-1983.
Các Danh mục nói trên do Tổng cục Hải quan ban hành chẳng những áp dụng đối với hàng xuất nhập theo Quyết định số 151-HĐBT ngày 31-8- 1982 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 126-CT ngày 10-4-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà còn áp dụng chung đối với hàng xuất nhập theo Chỉ thị số 202-HĐBT ngày 10-7-1985 của Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư Liên Bộ Giao thông Vận tải - Tổng cục Hải quan số 297-TTLB ngày 15-3-1986 và tất cả các loại hàng phi mậu dịch khác xuất nhập khẩu dưới hình thức hành lý, quà biếu, hàng tiếp tế, tài sản di chuyển... các cấp Hải quan phải niêm yết các Danh mục mới này tại trụ sở làm việc và ở các cửa khẩu để nhân dân biết.
Hàng cấm trao đổi, mua bán giữa nhân dân trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Cam-Pu-Chia sẽ có Danh mục riêng.
5. Bộ Vật tư sẽ ban hành danh mục tư liệu sản xuất và những mặt hàng khuyến kích và được ưu đãi. Bộ Tài chính sẽ quy định việc giảm hoặc miễn thuế đối với những mặt hàng nói trên.
Trong khi chờ đợi Bộ Vật tư và Bộ Tài chính ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện, tạm thời vẫn thu thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch vào hàng nhận về như hiện nay để tránh thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Sau khi có các văn bản của Bộ Vật tư và Bộ Tài chính ban hành, nếu thu thừa của khách, Hải quan sẽ hoàn lại số tiền thuế thu thừa cho người nộp. Các cấp Hải quan cần nói rõ việc này để nhân dân biết. Đến khi Bộ Vật tư và Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn thì áp dụng ngay. Đồng thời nếu có việc truy thu, truy hoàn tiền thuế thì phải làm nghiêm túc.
6. Sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan, người nhận được đem toàn bộ lô hàng về để sản xuất hoặc sử dụng. Khi muốn bán thì khuyến khích bán lại hàng cho các cơ sở thu mua của Nhà nước theo quy định ở Thông tư số 128-CT ngày 10-4-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
7. Hội đồng Bộ trưởng sẽ ban hành chế độ thuế phụ thu đối với hàng nhận.
Khi nhận được chế độ thuế phụ thu này, các cấp Hải quan phải đề nghị chính quyền địa phương hoặc ngành Tài chính công bố công khai để nhân dân biết. Đồng thời cán bộ hải quan làm thuế phải được học tập quán triệt - Để khỏi nhầm lẫn phải ghi vào cạnh thuế suất của từng mặt hàng trong biểu thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch để tiện cho việc tra cứu khi tính thuế và phải thực hiện nghiêm chỉnh.
Tổng cục Hải quan sẽ hướng dẫn cụ thể cách tính thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch và thuế phụ thu.
Đối với các tổ chức dịch vụ nói trên hiện đang hoạt động, chính quyền địa phương cần trao đổi với tổng cục Hải quan để hợp thức hoá.
2. ở các địa phương đã có các cơ sở dịch vụ bán hàng thu ngoại tệ thì phải có quyết định chính thức của chính quyền địa phương. Từ nay hoạt động của các cơ sở này đều đặt dưới sự kiểm tra và quản lý của Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu.
3. Theo tinh thần Thông tư số 128-CT ngày 10-4-1987 hàng tư bản của các cơ sở trên được nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Ngoại thương để hình thành quỹ hàng hoá bán thu ngoại tệ, bán thưởng hay khuyến khích, từ nay đều phải nộp thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch (kể cả phụ thu nếu có) và lệ phí quy định.
Các cơ sở trên nếu mua lại hàng nhập khẩu phi mậu dịch của các tư nhân thì chỉ được mua các loại hàng mà người có hàng đã hoàn thành thủ tục về thuế.
Thủ tục hải quan về việc nhập khẩu và bán hàng cho các đối tượng quy định phải thực hiện đúng công văn số 1628-TCHQ/PC ngày 31-10-1986 của Tổng cục Hải Quan.
4. Việc thừa nhận các Công ty dịch vụ của các tổ chức Việt kiều ở nước ngoài vẫn theo như cũ.
- Hướng dẫn cách tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch, thuế phụ thu và lệ phí quy định.
- Theo dõi chỉ đạo việc thực hiện những quy định trong Thông tư này.
- Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả thực hiện trong từng quý, kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định cụ thể trong Thông tư này.
Vụ Kế hoạch - Tài vụ có trách nhiệm:
- Tăng cường kiểm tra việc thu thuế, thu nộp ngân sách.
- Đôn đốc, nhắc nhở Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu báo cáo thu nộp theo đúng chế độ quy định.
2. Giám đốc Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu có trách nhiệm:
- Tổ chức cho các đơn vị trực thuộc học tập quán triệt Quyết định số 126-CT, Thông tư số 128-CT, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Vật tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... và của Tổng cục Hải quan, phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan ở địa phương để thực hiện nghiêm chỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các văn bản nói trên để mọi người hiểu đúng và chấp hành đúng.
- Tham gia ý kiến với chính quyền địa phương về việc thành lập tổ chức dịch vụ nhận và trả hàng phi mậu dịch nhập khẩu và tổ chức dịch vụ bán hàng thu ngoại tệ ở địa phương. Và thực hiện chức trách Hải quan đối với các tổ chức này cũng như hàng hoá nhập khẩu của các tổ chức này.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn trở ngại gì, đề nghị các cấp Hải quan và các ngành có liên quan phản ảnh kịp thời về Tổng cục Hải quan để nghiên cứu giải quyết.
Nguyễn Tài (Đã ký) |
- 1Thông tư liên bộ 297-TT/LB năm 1986 quy định chế độ xuất nhập khẩu hành lý của cán bộ, công nhân, lái xe, lái tầu, và thuyền viên Việt Nam làm việc trên các phương tiện vận tải thường xuyên qua lại biên giới bằng đường bộ, đường sông; của thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tầu thuyền Việt Nam hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế do Bộ Giao thông vận tải - Tổng cục hải quan cùng ban hành
- 2Quyết định 126-CT năm 1987 sửa đổi chế độ nhận tiền và hàng do người Việt Nam định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa gửi về giúp gia đình do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông tư 128-CT-1987 hướng dẫn Quyết định 126-CT-1987 sửa đổi chế độ nhận tiền và hàng do người Việt Nam định cư ở các nước ngoài hệ thống Xã hội chủ nghĩa (gọi tắt là ở nước ngoài) gửi về giúp gia đình do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Chỉ thị 202-HĐBT năm 1985 về chấn chỉnh công tác kiểm tra, kiểm soát của Hải quan tại các sân bay, hải cảng, các cửa khẩu khác do Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 151-HĐBT năm 1982 về việc các gia đình có thân nhân định cư ở các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa nhận tiền, nhận hàng do thân nhân gửi về do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Quyết định 103-BNgT/PC/HG năm 1983 về chế độ gửi và nhận hàng phi mậu dịch dưới hình thức quà biếu đối với các gia đình trong nước có người thân định cư ở các nước ngoài hệ thống XHCN do Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ban hành
Thông tư 517-TCHQ/PC-1987 hướng dẫn thi hành Quyết định 126-CT và Thông tư 128-CT năm 1987 sửa đổi QĐ 151-HĐBT-1982 về chế độ nhận tiền và hàng do người VN định cư ở nước ngoài gửi về giúp gia đình do Tổng cục hải quan ban hành
- Số hiệu: 517-TCHQ/PC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/04/1987
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Tài
- Ngày công báo: 15/05/1987
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 17/04/1987
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định