TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 50-LN | Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 1963 |
VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ GIÁ CƯỚC Ô TÔ TRONG NGÀNH LÂM NGHIỆP
Kính gửi: | - Các ông trưởng ty lâm nghiệp |
Lâu nay việc tính trả tiền cước chở gỗ bằng ô tô giữa các cơ sở sản xuất và các đơn vị vận tải lâm sản trong ngành chưa được thống nhất, mỗi nơi vận dụng cước phụ của giao thông theo mỗi kiểu khác nhau, có đơn vị đã tính theo giá thành xây dựng của địa phương mình. Công ty vận tải lâm sản Đoan Hùng thì áp dụng hoàn toàn theo cước chính và cước phụ của giao thông; công ty vận tải lâm sản Văn Điền chỉ áp dụng cước chính có tăng 10%, Nghệ An, có kéo rơmoóc tăng 15% không kéo tăng 10%... về trọng tải có nơi tính theo thực chở, có nơi tính 100% trọng tải mặc dù không chở đủ.
Ngoài ra giá cước bốc gỗ bằng cần trục, tiền phí tổn điều động phương tiện theo yêu cầu của đơn vị chủ hàng, cũng mỗi nơi thực hiện mỗi khác.
Sự khác biệt về giá cước nói trên đã có gây ra mắc mứu giữa các cơ sở sản xuất và đơn vị ô tô vận tải lâm sản, ít nhiều có trở ngại và ảnh hưởng cho công tác vận chuyển gỗ và lâm sản.
Để chấm dứt tình trạng trên, sau khi nghiên cứu và có sự tham gia của các công ty vận tải lâm sản của công ty Lâm nghiệp địa phương, Tổng cục thấy cần thiết, bổ sung và điều chỉnh một số điểm trong giá cước giao thông đã quy định để cho thích hợp với Bộ ngành Lâm nghiệp nhằm đẩy mạnh và khuyến khích các khâu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kế hoạch về sản xuất và vận chuyển các loại lâm sản.
Căn cứ các biểu tính cước đường dài, đường ngắn của Bộ Giao thông quy định, Tổng cục có điều chỉnh và bổ sung để thi hành thống nhất trong toàn ngành như sau:
Đối với cước đường ngắn và đường dài áp dụng như biểu cước Bộ Giao thông quy định:
a) Cước đường dài (từ 11 cây số trở lên).
Loại đường | 1 chiều | 2 chiều |
1 | 0,37 | 0,24 |
2 | 0,455 | 0,31 |
3 | 0,57 | 0,40 |
4 | 0,85 | 0,57 |
5 | 1,20 | 0,80 |
b) Cước đường ngắn (1 chiều) dưới 11 cây số.
Cực ly đường | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1km | 1,323 | 1,672 | 2,093 | 3,122 | 4,410 |
1,500 | 0,970 | 1,226 | 1,536 | 2,290 | 3,233 |
2 | 0,793 | 1,002 | 1,255 | 1,871 | 2,640 |
2,500 | 0,687 | 0,868 | 1,087 | 1,621 | 2,293 |
3 | 0,617 | 0,780 | 0,976 | 1,456 | 2,056 |
3,500 | 0,556 | 0,715 | 0,896 | 1,336 | 1,886 |
4 | 0,528 | 0,667 | 0,836 | 1,246 | 1,760 |
4,500 | 0,499 | 0,631 | 0,790 | 1,178 | 1,663 |
5 | 0,476 | 0,602 | 0,754 | 1,23 | 1,587 |
5,500 | 0,456 | 0,576 | 0,722 | 1,077 | 1,520 |
6 | 0,440 | 0,556 | 0,697 | 1,038 | 1,467 |
6,500 | 0,427 | 0,530 | 0,676 | 1,008 | 1,423 |
7 | 0,415 | 0,525 | 0,657 | 0,979 | 1,383 |
7,500 | 0,405 | 0,520 | 0,641 | 0,956 | 1,330 |
8 | 0,936 | 0,501 | 0,627 | 0,935 | 1,320 |
8,500 | 0,388 | 0,490 | 0,614 | 0,916 | 1,293 |
9 | 0,281 | 0,482 | 0,603 | 0,899 | 1,270 |
9,500 | 0,370 | 0,474 | 0,594 | 0,885 | 1,250 |
10 | 0,373 | 0,468 | 0,586 | 0,873 | 1,233 |
10,500 | 0,372 | 0,461 | 0,578 | 0,861 | 1,217 |
Cước phụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải trong công văn số 331-VTB ngày 29 tháng 01 năm 1962 như sau:
a) Giá cước chuyên chở các loại gỗ sẽ tăng thêm 10% với giá cước bình thường (trừ gỗ chống lò, gỗ ván sàn, củi không tăng).
b) Đối với những khối lượng chuyên chở dài từ 6 mét trở lên đến 10 mét ngoài số tiền cước đối với loại hàng đó chủ hàng phải trả thêm cho xí nghiệp vận tải 10% giá cước và từ 10 mét trở lên sẽ tăng thêm 15% trong giá cước.
Áp dụng 2 khoản cước phụ này thì gỗ dài dưới 6 mét tăng 10%, từ 6 đến 10 mét tăng 20% từ 10 mét trở lên tăng 25%.
Rút kinh nghiệm thực tế trong thời gian vừa qua, Tổng cục Thống kê hai khoản cước phụ đó và quy định lại như sau:
- Gỗ dài dưới 6 mét tăng thêm 10% so với cước chính.
- Gỗ dài trên 6 mét tăng thêm 15% so với cước chính.
3. Hàng chở kết hợp khi xe về không:
Từ 2 tạ (200kg) trở lên được thu cước 2 chiều theo biểu cước giao thông và tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa.
4. Trường hợp chở chưa đủ trọng tải:
Nếu chở không đủ trọng tải các lý do sau đây:
- Hàng xếp cồng kềnh
- Cầu yếu có trọng tải hạn chế.
- Các loại đường xấu dài từ 2km trở lên trên tuyến đường hoạt động.
Cả ba trường hợp trên đều phải thanh toán theo trọng tải cho phép chở trên loại đường dài nhất trong tuyến đường đó.
Sau đây là trọng lượng tối đa cho phép chở theo các loại đường:
Loại đường | Trọng tải cho phép |
1+2 chở | 100% |
3+4 chở | 90% |
5 chở | 80% |
Đặc biệt chở | 70% |
Ví dụ: Đối với xe Jil 157 trọng tải 4,5
a) Trên tuyến đường có ba loại đường:
Loại 5 = 2 km
Loại 3 = 5km
Loại 2 = 15km
- Khi chở thì được phép chở 80% trọng tải theo loại đường 5 là loại đường xấu nhất trong tuyến.
- Khi thanh toán cước thì thanh toán 100% trọng tải theo loại đường 2 là loại đường dài nhất trong tuyến.
b) Trên tuyến đường có hai loại đường:
Đường loại 5 cự ly 2km.
Đường loại 4 cự ly 10km.
- Khi chở thì được phép chở 80% trọng tải theo loại đường 5 là loại đường xấu nhất trong tuyến bằng 3 tấn 6.
- Khi thanh toán cước thì thanh toán theo loại 4 là 90% trọng tải bằng 4 tấn 05 là loại đường dài nhất trong tuyến.
c) Trên tuyến đường chỉ có 1 loại đường:
Đường loại 3 cự ly 10km.
- Đối với tuyến đường thuần loại này thì việc thanh toán cước cũng như trọng lượng được phép chở của loại đường đó. Ví dụ: đường loại 3 trọng tải cho phép 90% bằng 4T05 và thanh toán cước cũng tính theo 4T05.
Sỡ dĩ phải phân tích ra 3 trường hợp trên để chuyển chở gỗ và thanh toán cước là vì nếu thanh toán theo thực chở thì thiệt cho doanh thu của đơn vị vận tải, ngược lại nếu cứ thanh toán đủ 100% trọng tải cho tất cả các loại đường thì thiệt cho các đơn vị sản xuất. Mặt khác nếu bất kể loại đường tốt xấu (nhất là đường chuyên dụng của Lâm nghiệp) mà vẫn cứ chở gỗ đủ trọng tải thiết kế của xe chạy trên đường loại 1 thì hư hại xe, không đảm bảo tốt việc bảo quản phương tiện và kỹ thuật sử dụng xe.
Tiền điều động phí ô tô cũng như cần trục, tính 60% theo giá cước 1 chiều và chỉ tính lượt đi.
6. Giá cước bốc gỗ bằng xe cần trục:
- Nếu gỗ tập trung tại bãi từ 50m3 trở lên thì giá cước một m3 thanh toán là 2đ20.
- Nếu phân tán thì giá cước một m3 là 2đ50.
Giá cước này chỉ tính cho việc cẩu gỗ lên xe, còn móc cabe và bỏ gỗ xuống không kể.
Thông tư này chỉ thi hành thống nhất trong nội bộ ngành Lâm nghiệp, qua quá trình thực hiện nếu nơi nào thấy còn vướng mắc thì cần phát hiện báo cáo Tổng cục sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh cho giá cước được hoàn chỉnh và hợp lý hơn.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Thông tư 50-LN năm 1963 áp dụng chế độ giá cước ô tô trong ngành Lâm nghiệp do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 50-LN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/08/1963
- Nơi ban hành: Tổng cục Lâm nghiệp
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 34
- Ngày hiệu lực: 15/09/1963
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định