Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2022/TT-BCA | Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2022 |
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, trại viên đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Học sinh đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng (sau đây viết gọn là học sinh).
2. Trại viên đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là trại viên).
3. Cơ quan, người có thẩm quyền xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, trại viên.
4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, trại viên.
Điều 3. Nguyên tắc xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật
1. Tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, dân chủ.
3. Bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục về xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, trại viên.
1. Làm sai lệch hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
2. Lợi dụng xếp loại thi đua, khen thưởng đối với học sinh, trại viên để làm lợi cho học sinh, trại viên không đúng quy định.
3. Lợi dụng xếp loại thi đua, kỷ luật đối với học sinh, trại viên để trù dập, hành hạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh, trại viên.
XẾP LOẠI THI ĐUA ĐỐI VỚI HỌC SINH, TRẠI VIÊN
Điều 5. Định kỳ xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên
1. Học sinh, trại viên được xếp loại thi đua theo 03 kỳ: tuần, tháng, quý.
2. Định kỳ xếp loại thi đua
a) Xếp loại thi đua theo tuần tính từ ngày thứ Bảy tuần trước đến ngày thứ Sáu tuần sau liền kề;
b) Xếp loại thi đua theo tháng tính từ ngày 26 tháng trước đến ngày 25 tháng sau liền kề;
c) Xếp loại thi đua theo quý được tính như sau: quý I tính từ ngày 26 tháng 11 năm trước đến ngày 25 tháng 02 năm sau; quý II tính từ ngày 26 tháng 02 đến ngày 25 tháng 5; quý III tính từ ngày 26 tháng 5 đến ngày 25 tháng 8; quý IV tính từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 25 tháng 11.
Điều 6. Tiêu chuẩn, điều kiện xếp loại thi đua
1. Tiêu chuẩn xếp loại thi đua đối với học sinh
a) Nhận rõ vi phạm của bản thân, thành khẩn, hối lỗi; trung thực khai báo, tố giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật của người khác mà mình biết;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng; tích cực ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sai phạm;
c) Tự giác, tích cực học tập, lao động, học nghề và các chương trình, nội dung giáo dục khác; thực hiện tốt kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động, học nghề; tích cực tham gia thúc đẩy phong trào thi đua trong học sinh trường giáo dưỡng;
d) Tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh; kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo; tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện tiến bộ, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội; thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ luật, trật tự, văn minh; có ý thức bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường.
2. Tiêu chuẩn xếp loại thi đua đối với trại viên
a) Nhận rõ vi phạm của bản thân, thành khẩn, hối lỗi; trung thực khai báo, tố giác tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật của người khác mà mình biết;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật, nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc; tích cực ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sai phạm;
c) Tự giác, tích cực học tập, lao động, học nghề và các chương trình, nội dung giáo dục khác; tham gia đầy đủ ngày công lao động, hoàn thành định mức lao động được giao; thực hiện tốt kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động, học nghề; tích cực tham gia thúc đẩy phong trào thi đua trong trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh; tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện tiến bộ, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội; thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ luật, trật tự, văn minh; có ý thức bảo vệ tài sản, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường.
3. Điều kiện xếp loại thi đua
Học sinh, trại viên chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc từ 04 ngày trở lên thì được xếp loại thi đua tuần; đã được xếp loại từ 03 tuần trở lên thì được xếp loại thi đua tháng; đã được xếp loại từ 02 tháng trở lên thì được xếp loại thi đua quý.
Việc xếp loại thi đua cho học sinh, trại viên được đánh giá theo 04 mức: tốt, khá, trung bình, kém.
1. Xếp loại tốt
a) Xếp loại thi đua tuần:
Học sinh thực hiện tốt các tiêu chuẩn quy định tại
b) Xếp loại thi đua tháng:
Đối với tháng có 04 tuần thì phải có ít nhất 02 tuần xếp loại tốt, 02 tuần còn lại xếp loại khá, trong đó tuần cuối phải xếp loại tốt.
Đối với tháng có 05 tuần thì phải có ít nhất 03 tuần xếp loại tốt, 02 tuần còn lại xếp loại khá, trong đó tuần cuối phải xếp loại tốt.
Trường hợp học sinh, trại viên mới đủ thời gian xếp loại 03 tuần, thì cả 03 tuần đó đều phải xếp loại tốt hoặc 01 tuần xếp loại khá, 02 tuần xếp loại tốt, trong đó tuần cuối phải xếp loại tốt;
c) Xếp loại thi đua quý: có ít nhất 02 tháng xếp loại tốt, tháng còn lại xếp loại khá, trong đó tháng cuối phải xếp loại tốt.
Trường hợp học sinh, trại viên mới đủ thời gian xếp loại thi đua 02 tháng, thì cả 02 tháng đều xếp loại tốt hoặc tháng thứ nhất xếp loại khá, tháng thứ hai xếp loại tốt.
2. Xếp loại khá
a) Xếp loại thi đua tuần:
Học sinh, trại viên có kết quả chấp hành quyết định trong tuần được nhận xét, đánh giá đạt loại khá theo tiêu chuẩn xếp loại thi đua.
Trường hợp học sinh thực hiện tốt các tiêu chuẩn quy định tại các
Trường hợp học sinh, trại viên không tham gia lao động, học tập hoặc có tham gia lao động, học tập nhưng hiệu quả thấp vì ốm đau, bệnh tật có văn bản xác nhận của Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan và được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc đồng ý thì xếp loại khá;
b) Xếp loại thi đua tháng:
Đối với tháng có 04 tuần thì phải có ít nhất 02 tuần xếp loại khá hoặc tốt, các tuần còn lại xếp loại trung bình trở lên, trong đó tuần cuối phải xếp loại khá hoặc tốt.
Đối với tháng có 05 tuần thì phải có ít nhất 03 tuần xếp loại khá hoặc tốt, các tuần còn lại xếp loại trung bình trở lên, trong đó tuần cuối phải xếp loại khá hoặc tốt.
Trường hợp học sinh, trại viên mới đủ thời gian xếp loại 03 tuần, thì cả 03 tuần đều xếp loại khá hoặc có 01 tuần xếp loại tốt, 02 tuần xếp loại khá hoặc 02 tuần đầu xếp loại tốt, tuần cuối xếp loại khá hoặc tuần đầu xếp loại trung bình, 02 tuần sau xếp loại khá hoặc tốt;
c) Xếp loại thi đua quý: có ít nhất 02 tháng xếp loại khá hoặc tốt, tháng còn lại xếp loại trung bình, trong đó có tháng cuối phải xếp loại khá hoặc tốt.
Trường hợp học sinh, trại viên mới đủ thời gian xếp loại 02 tháng, thì cả 02 tháng đều xếp loại khá hoặc tháng đầu xếp loại tốt, tháng thứ hai xếp loại khá hoặc tháng đầu xếp loại trung bình, tháng thứ hai xếp loại khá, tốt.
3. Xếp loại trung bình
a) Xếp loại thi đua tuần:
Học sinh, trại viên không đủ tiêu chuẩn xếp loại khá, tốt hoặc bị xếp loại kém trong kỳ xếp loại liền kề trước đó nhưng đã phấn đấu sửa chữa thì xếp loại trung bình;
b) Xếp loại thi đua tháng:
Đối với tháng có 04 tuần nếu có 01 tuần xếp loại kém thì 03 tuần còn lại phải xếp loại trung bình trở lên, trong đó tuần cuối cùng phải xếp loại trung bình trở lên.
Đối với các tháng có 05 tuần nếu có 01 tuần xếp loại kém thì 04 tuần còn lại phải xếp loại trung bình trở lên, trong đó tuần cuối phải xếp loại trung bình trở lên.
Trường hợp học sinh mới đủ thời gian xếp loại 03 tuần, thì tất cả các tuần xếp loại trung bình hoặc tuần cuối xếp loại trung bình, 02 tuần còn lại xếp loại trung bình trở lên;
c) Xếp loại thi đua quý: tháng cuối xếp loại trung bình, 02 tháng còn lại xếp loại khá, tốt hoặc có 01 tháng đầu xếp loại kém, 02 tháng còn lại xếp loại trung bình trở lên, trong đó tháng cuối phải xếp loại trung bình trở lên.
Trường hợp học sinh, trại viên mới đủ thời gian xếp loại 02 tháng, thì cả 02 tháng đều xếp loại trung bình hoặc tháng đầu xếp loại tốt hoặc khá, tháng sau xếp loại trung bình.
4. Xếp loại kém
Học sinh, trại viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn xếp loại trung bình, khá, tốt quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Học sinh, trại viên bị xử lý kỷ luật nhưng các tuần sau đó của tháng, các tháng sau đó của quý không chuyển biến, tiến bộ rõ rệt; học sinh, trại viên có khiếu nại đã được giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình khiếu nại trái pháp luật về quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc về vấn đề khác có liên quan đến việc chấp hành quyết định thì xếp loại kém.
Học sinh, trại viên tạm thời đưa ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, khi được đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thì việc xếp loại thi đua căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn xếp loại thi đua quy định tại
Điều 9. Xếp loại thi đua trong trường hợp lập công
Học sinh, trại viên lập công quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết gọn là Nghị định số 140/2021/NĐ-CP) thì kỳ xếp loại thi đua quý tại thời điểm học sinh, trại viên lập công được nâng lên không quá 02 mức quy định tại
Điều 10. Trình tự, thủ tục xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên
1. Trình tự, thủ tục họp xếp loại thi đua tuần
a) Ngày thứ Sáu hằng tuần, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả chấp hành quyết định của học sinh, trại viên được giao phụ trách để bình xét, xếp loại thi đua tuần;
b) Từng học sinh, trại viên tự kiểm điểm quá trình chấp hành quyết định của mình, tự nhận mức xếp loại thi đua. Tập thể đội tham gia ý kiến, biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu có ít nhất hai phần ba học sinh, trại viên dự họp đồng ý thì được đưa vào danh sách đề nghị xếp loại;
c) Trên cơ sở kết quả bình xét xếp loại thi đua của học sinh, trại viên, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo xếp loại thi đua cho từng học sinh, trại viên và thông báo kết quả xếp loại thi đua tuần cho học sinh, trại viên biết.
2. Trình tự, thủ tục họp xếp loại thi đua tháng
a) Ngày 25 hằng tháng, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả chấp hành quyết định của học sinh, trại viên được giao phụ trách để bình xét, xếp loại thi đua tháng;
b) Từng học sinh, trại viên tự kiểm điểm quá trình chấp hành quyết định của mình, tự nhận mức xếp loại thi đua. Tập thể đội tham gia ý kiến, biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu có ít nhất hai phần ba học sinh, trại viên dự họp đồng ý thì được đưa vào danh sách đề nghị xếp loại;
c) Trên cơ sở kết quả bình xét xếp loại tháng của học sinh, trại viên, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo lập danh sách đề nghị xếp loại thi đua tháng đối với học sinh, trại viên chuyển cho Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan rà soát, báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc duyệt. Sau khi có kết quả xếp loại thi đua tháng, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo thông báo cho học sinh, trại viên biết.
3. Trình tự, thủ tục họp xếp loại thi đua quý
a) Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo chủ trì họp đội học sinh, trại viên để đánh giá, bình xét, xếp loại quý I vào ngày 25 tháng 2, quý II vào ngày 25 tháng 5, quý III vào ngày 25 tháng 8, quý IV vào ngày 25 tháng 11;
b) Trước khi đội học sinh, trại viên họp, bình xét, xếp loại thi đua quý, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hướng dẫn học sinh, trại viên viết bản kiểm điểm tự nhận mức xếp loại thi đua trong quý và nêu phương hướng phấn đấu trong thời gian tới. Trường hợp học sinh, trại viên không biết chữ hoặc ốm đau, bệnh tật không thể tự viết được thì nhờ học sinh, trại viên khác viết hộ, sau khi nghe lại, đồng ý với nội dung đã viết thì ký tên hoặc điểm chỉ vào bản kiểm điểm, có chữ ký xác nhận của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo;
c) Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo yêu cầu từng học sinh, trại viên đọc bản kiểm điểm kết quả chấp hành quyết định của mình. Tập thể đội tham gia ý kiến, biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu có ít nhất hai phần ba học sinh, trại viên dự họp đồng ý thì được đưa vào danh sách đề nghị xếp loại;
d) Trên cơ sở kết quả bình xét, xếp loại thi đua quý của đội học sinh, trại viên, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo lập danh sách báo cáo Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu) hoặc Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên được quy định tại
Đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu, căn cứ danh sách đề nghị xếp loại thi đua quý của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua tổ chức họp. Khi họp xét đến đội học sinh, trại viên nào thì Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo báo cáo danh sách đề nghị xếp loại của đội đó và giải trình các vấn đề mà các thành viên dự họp nêu ra, sau đó tiến hành biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu có ít nhất hai phần ba thành viên Tiểu ban nhất trí thì được thông qua. Sau đó, Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua hoàn thành hồ sơ, danh sách gửi Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên;
đ) Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên tổ chức họp trên cơ sở đề nghị của Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua hoặc Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan. Khi xét đến phân hiệu, phân khu nào thì Trưởng Tiểu ban của phân hiệu, phân khu đó báo cáo danh sách học sinh, trại viên và giải trình các vấn đề mà thành viên dự họp nêu ra. Đối với trường giáo dưỡng không có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc không có phân khu thì Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo trực tiếp báo cáo, giải trình trước Hội đồng xét, xếp loại thi đua cho học sinh, trại viên.
Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng nhất trí thì được thông qua;
e) Căn cứ kết quả họp của Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo tập hợp bản kiểm điểm kết quả chấp hành quyết định của học sinh, trại viên, viết nhận xét, đánh giá xếp loại thi đua quý chuyển cho Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan kiểm tra, báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc duyệt, ký tên, đóng dấu. Sau khi có kết quả xếp loại thi đua quý, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo thông báo cho học sinh, trại viên biết.
4. Trường hợp ngày 25 theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này trùng vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật thì được họp vào ngày thứ Hai tuần liền kề tiếp đó; trường hợp ngày 25 là ngày lễ hoặc Tết thì tổ chức họp đội học sinh, trại viên vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, Tết.
5. Cuộc họp bình xét xếp loại thi đua tuần, tháng, quý đối với học sinh, trại viên phải được ghi thành biên bản.
Điều 11. Hội đồng xét, xếp loại thi đua; Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với học sinh, thành phần gồm: Hiệu trưởng trường giáo dưỡng làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác giáo vụ, hồ sơ làm Phó Chủ tịch Hội đồng, ủy viên là các Phó Hiệu trưởng, Trưởng phân hiệu và chỉ huy các đội nghiệp vụ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
Đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định thành lập tại mỗi phân hiệu một Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua đối với học sinh, thành phần gồm: Trưởng phân hiệu làm Trưởng tiểu ban, ủy viên là đại diện các đội nghiệp vụ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.
2. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Hội đồng xét, xếp loại thi đua đối với trại viên, thành phần gồm: Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Giám đốc phụ trách công tác giáo dục, hồ sơ làm Phó Chủ tịch Hội đồng, ủy viên là các Phó Giám đốc, Trưởng phân khu và chỉ huy các đội nghiệp vụ do Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định.
Đối với cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu thì Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc quyết định thành lập tại mỗi phân khu một Tiểu ban xét, đề nghị xếp loại thi đua đối với trại viên, thành phần gồm: Trưởng phân khu làm Trưởng tiểu ban, ủy viên là đại diện các đội nghiệp vụ do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định.
Điều 12. Quản lý, lưu trữ, thông báo kết quả xếp loại thi đua
1. Tài liệu liên quan đến xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên lưu vào hồ sơ của từng học sinh, trại viên, gồm:
a) Bản tự kiểm điểm và nhận xét, đề nghị xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên;
b) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, trại viên; giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của học sinh, trại viên ốm đau, bệnh tật phải điều trị tại bệnh xá, bệnh viện (nếu có);
c) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Kết quả xếp loại thi đua quý của từng học sinh, trại viên phải được nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu học sinh, trại viên. Tài liệu liên quan đến xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên phải được lưu trữ, quản lý theo chế độ công tác hồ sơ của Bộ Công an.
3. Định kỳ hằng quý, sau khi hoàn thành xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc gửi thông báo tình hình chấp hành quyết định, kết quả xếp loại thi đua cho cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh, trại viên.
KHEN THƯỞNG HỌC SINH, TRẠI VIÊN
Điều 13. Hình thức khen thưởng
1. Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Nội quy trường giáo dưỡng, có kết quả xếp loại học tập, rèn luyện, học nghề và lao động đạt loại Khá trở lên hoặc lập công thì được khen thưởng bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
2. Trại viên có thành tích trong rèn luyện, học tập và chấp hành tốt quy định của pháp luật, Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc lập công thì được khen thưởng bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
Điều 14. Trình tự, thủ tục khen thưởng
1. Khen thưởng qua các phong trào thi đua
a) Trước khi sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo tổ chức cho đội học sinh, trại viên họp bình xét đề nghị khen thưởng học sinh, trại viên tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, sau đó biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu đạt từ hai phần ba số học sinh, trại viên dự họp trở lên nhất trí thì đề nghị khen thưởng cho học sinh, trại viên.
b) Căn cứ kết quả cuộc họp, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hướng dẫn học sinh, trại viên viết bản báo cáo thành tích cá nhân, tập hợp tài liệu chuyển cho tổ nghiệp vụ có liên quan để báo cáo Tiểu ban xét khen thưởng (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu) hoặc đội nghiệp vụ có liên quan để báo cáo Hội đồng xét khen thưởng học sinh, trại viên quy định tại
c) Hội đồng họp, biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng nhất trí thì được thông qua.
2. Khen thưởng trong trường hợp lập công
a) Học sinh, trại viên lập công theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP thì Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hướng dẫn học sinh, trại viên viết báo cáo thành tích, tập hợp tài liệu chuyển cho tổ nghiệp vụ có liên quan để báo cáo Tiểu ban xét khen thưởng (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu) hoặc đội nghiệp vụ có liên quan để báo cáo Hội đồng xét khen thưởng học sinh, trại viên quy định tại
b) Hội đồng xét khen thưởng họp, biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu có ít nhất hai phần ba thành viên Hội đồng nhất trí thì được thông qua.
3. Căn cứ kết quả họp Hội đồng xét khen thưởng, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định khen thưởng đối với học sinh, trại viên.
Điều 15. Hội đồng xét khen thưởng; Tiểu ban xét khen thưởng
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét khen thưởng, Tiểu ban xét khen thưởng học sinh. Thành phần Hội đồng, Tiểu ban thực hiện theo quy định tại
2. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Hội đồng xét khen thưởng, Tiểu ban xét khen thưởng trại viên. Thành phần Hội đồng, Tiểu ban thực hiện theo quy định tại
Điều 16. Hồ sơ đề nghị khen thưởng
1. Báo cáo thành tích.
2. Biên bản họp đề nghị khen thưởng của đội học sinh, trại viên.
3. Biên bản họp của Tiểu ban xét khen thưởng, kèm theo danh sách học sinh, trại viên (nếu có).
4. Đề nghị của Tiểu ban xét khen thưởng hoặc của Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan.
5. Biên bản họp Hội đồng xét khen thưởng.
Điều 17. Thi hành quyết định khen thưởng
1. Quyết định khen thưởng học sinh, trại viên được tổ chức công bố vào dịp sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
2. Đối với quyết định khen thưởng trong trường hợp lập công, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc phải tổ chức công bố quyết định trước tập thể học sinh, trại viên ngay sau khi có quyết định khen thưởng.
3. Tổ chức trao giấy khen, phần thưởng cho học sinh, trại viên.
Điều 18. Hình thức kỷ luật và nguyên tắc áp dụng
1. Hình thức kỷ luật
a) Học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP;
b) Trại viên vi phạm nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
2. Nguyên tắc áp dụng
a) Học sinh, trại viên vi phạm nội quy đều phải xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một vụ việc có nhiều học sinh hoặc trại viên vi phạm thì mỗi học sinh hoặc trại viên đều bị xem xét, xử lý kỷ luật. Trong cùng một vụ việc nếu học sinh hoặc trại viên có nhiều hành vi vi phạm thì áp dụng chung bằng một hình thức kỷ luật, không tách riêng từng hành vi vi phạm để xử lý kỷ luật với các hình thức khác nhau;
b) Khi xử lý kỷ luật học sinh, trại viên, phải xem xét đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả, động cơ, mục đích, nguyên nhân, mức độ ăn năn, hối lỗi, quyết tâm sửa chữa vi phạm, khắc phục hậu quả để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.
Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật
1. Học sinh thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều 1 Nội quy trường giáo dưỡng thì bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Trại viên thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc thì bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
2. Xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với học sinh, trại viên trong các trường hợp sau đây:
a) Học sinh, trại viên đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 1 Nội quy trường giáo dưỡng; trại viên đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà lại thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 1 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Học sinh thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng; trại viên thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 15, 16, 17, 18 và 19 Điều 2 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức giáo dục tại phòng riêng đối với học sinh, cách ly tại buồng kỷ luật đối với trại viên trong các trường hợp sau đây:
a) Học sinh đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà lại thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại Điều 1, các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng; trại viên đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà lại thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại Điều 1, các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 15, 16, 17, 18 và 19 Điều 2 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Học sinh thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 10 và 13 Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng; trại viên thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 10, 11 và 14 Điều 2 Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Trại viên đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách ly tại buồng kỷ luật mà tiếp tục vi phạm Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc thì xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức hạn chế số lần thăm gặp thân nhân, số lần liên lạc bằng điện thoại, số lần và số lượng nhận quà.
Điều 20. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật
1. Những tình tiết giảm nhẹ hình thức kỷ luật
a) Chủ động báo cáo hành vi vi phạm của mình với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, tự giác nhận khuyết điểm trước khi bị phát hiện;
b) Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm;
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả vi phạm và tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm;
d) Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc;
đ) Có nhiều thành tích trong quá trình chấp hành quyết định được cấp có thẩm quyền tặng Bằng khen, xác nhận lập công;
e) Tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi vi phạm, báo cáo kịp thời với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc biết.
2. Những tình tiết tăng nặng hình thức kỷ luật
a) Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn gian dối, che giấu; không viết bản tường trình, kiểm điểm;
b) Bao che cho người cùng vi phạm; trả thù người tố cáo hành vi vi phạm hoặc người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm;
c) Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm; tiêu hủy chứng cứ;
d) Đối phó, cản trở, gây khó khăn cho quá trình xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm;
đ) Vi phạm trong thời gian thử thách được quy định tại
e) Vi phạm có tổ chức; là người tổ chức, chủ mưu, khởi xướng thực hiện hành vi vi phạm;
g) Ép buộc, tổ chức, lôi kéo, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.
3. Xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hình thức kỷ luật
a) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng thì áp dụng hình thức kỷ luật nhẹ hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định (trường hợp hình thức kỷ luật theo quy định là khiển trách, nếu có tình tiết giảm nhẹ nhiều hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết giảm nhẹ mà không có tình tiết tăng nặng thì không áp dụng hình thức kỷ luật);
b) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng tương đương nhau thì áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định;
c) Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm kỷ luật có tình tiết giảm nhẹ ít hơn tình tiết tăng nặng hoặc có tình tiết tăng nặng mà không có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật theo quy định.
Điều 21. Trình tự, thủ tục xem xét kỷ luật
1. Khi học sinh, trại viên vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, cán bộ phát hiện vi phạm của học sinh, trại viên phải lập biên bản vi phạm nội quy, ghi lời khai, lập biên bản thu giữ tang vật (nếu có) và yêu cầu học sinh, trại viên viết tường trình, kiểm điểm.
Trường hợp học sinh, trại viên không biết chữ hoặc ốm đau, bệnh tật không thể tự viết được thì nhờ học sinh, trại viên khác viết hộ, sau khi nghe lại, đồng ý với nội dung đã viết thì ký tên hoặc điểm chỉ vào bản tường trình, kiểm điểm, có xác nhận của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo.
Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm thì Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, cán bộ phát hiện vi phạm của học sinh, trại viên lập biên bản về việc học sinh, trại viên không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm. Biên bản phải có chữ ký của ít nhất 02 học sinh, trại viên chứng kiến việc lập biên bản.
2. Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của học sinh, trại viên để đề xuất hình thức kỷ luật, tập hợp tài liệu chuyển cho Tổ nghiệp vụ có liên quan kiểm tra, hoàn thiện, báo cáo Tiểu ban xét kỷ luật học sinh, trại viên (đối với trường giáo dưỡng có phân hiệu, cơ sở giáo dục bắt buộc có phân khu) hoặc chuyển cho Đội nghiệp vụ có liên quan để kiểm tra, hoàn thiện, báo cáo Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên quy định tại
Điều 22. Hội đồng xét kỷ luật; Tiểu ban xét kỷ luật
1. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng thành lập Hội đồng xét kỷ luật, Tiểu ban xét kỷ luật học sinh. Thành phần Hội đồng, Tiểu ban thực hiện theo quy định tại
2. Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc thành lập Hội đồng xét kỷ luật, Tiểu ban xét kỷ luật trại viên. Thành phần Hội đồng, Tiểu ban thực hiện theo quy định tại
3. Trường hợp học sinh, trại viên vi phạm nội quy tại thời điểm nghỉ lễ, Tết cần phải cách ly để đảm bảo an ninh, an toàn trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, tính mạng, sức khỏe của học sinh, trại viên mà không thể thành lập được Hội đồng xét kỷ luật theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có thể ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng, Phó Giám đốc quyết định việc thành lập Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên. Thành phần Hội đồng do Phó Hiệu trưởng, Phó Giám đốc được ủy quyền quyết định nhưng phải bảo đảm có từ 05 thành viên trở lên, trong đó phải có đại diện các đội phụ trách công tác Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo, Giáo vụ, hồ sơ, Giáo dục, hồ sơ.
4. Căn cứ kết quả họp Hội đồng xét kỷ luật, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc ra quyết định kỷ luật đối với học sinh, trại viên.
Điều 23. Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên
1. Hồ sơ đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên gồm:
a) Biên bản về việc học sinh, trại viên vi phạm nội quy;
b) Biên bản thu giữ tang vật (nếu có);
c) Bản tường trình, kiểm điểm của học sinh, trại viên vi phạm;
d) Biên bản ghi lời khai của học sinh, trại viên vi phạm;
đ) Biên bản về việc học sinh, trại viên vi phạm không ký biên bản hoặc không viết tường trình, kiểm điểm (nếu có);
e) Báo cáo tường trình của học sinh, trại viên chứng kiến sự việc vi phạm nội quy (nếu có);
g) Phiếu khám sức khỏe, biên bản kiểm tra dấu vết trên thân thể (nếu có);
h) Đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hoặc cán bộ phát hiện hành vi vi phạm;
i) Đề nghị kỷ luật học sinh, trại viên của Tiểu ban hoặc của Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan;
k) Biên bản họp Tiểu ban xét kỷ luật học sinh (nếu có);
l) Biên bản họp Hội đồng xét kỷ luật học sinh, trại viên.
2. Hồ sơ kỷ luật đối với học sinh, trại viên phải được lưu trữ, quản lý theo chế độ công tác hồ sơ của Bộ Công an.
Điều 24. Thi hành quyết định kỷ luật
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan phải tổ chức thi hành ngay khi quyết định kỷ luật học sinh, trại viên đã có hiệu lực, đồng thời công bố công khai cho tập thể học sinh, trại viên biết. Trường hợp trại viên, học sinh bị xử lý kỷ luật vào dịp nghỉ lễ, Tết thì thông báo trên hệ thống loa truyền thanh hoặc bảng tin trong khu nội trú, khu quản lý học sinh, trại viên, sau đó công bố quyết định kỷ luật vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, Tết.
2. Trước khi đưa học sinh vào phòng giáo dục riêng, đưa trại viên vào buồng kỷ luật phải tiến hành kiểm tra người, lập biên bản về tình trạng sức khỏe, kiểm tra đồ vật đề phòng học sinh, trại viên đưa đồ vật cấm vào để chống phá, trốn, tự hủy hoại thân thể. Trong thời gian học sinh, trại viên chấp hành kỷ luật, cán bộ giáo dục, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo có trách nhiệm gặp gỡ, giáo dục, giải quyết các yêu cầu chính đáng của học sinh, trại viên.
3. Học sinh, trại viên được mang vào phòng giáo dục riêng, buồng kỷ luật các dụng cụ bằng nhựa để phục vụ việc ăn, uống; quần, áo, chăn, chiếu, màn. Không mang vào các đồ vật cấm hoặc những đồ vật có thể gây mất an toàn, nguy hại đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân học sinh, trại viên và người khác.
4. Trong thời gian giáo dục tại phòng riêng, cách ly tại buồng kỷ luật, học sinh trại viên tỏ rõ sự ăn năn, quyết tâm sửa chữa hoặc sức khỏe yếu cần cho ra khỏi phòng giáo dục riêng, buồng kỷ luật trước thời gian quy định thì Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan đề nghị Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định cho học sinh, trại viên ra khỏi phòng giáo dục riêng, buồng kỷ luật trước thời hạn. Trường hợp sức khỏe học sinh, trại viên yếu do tuyệt thực, tự hủy hoại thân thể cần phải đưa ra khỏi phòng giáo dục riêng, buồng kỷ luật thì báo cáo, đề nghị Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định tạm dừng thi hành kỷ luật để chăm sóc, điều trị cho học sinh, trại viên. Khi sức khỏe học sinh, trại viên đã ổn định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét cho tiếp tục thi hành quyết định kỷ luật.
Điều 25. Công nhận học sinh, trại viên rèn luyện tiến bộ
1. Học sinh, trại viên bị xử lý kỷ luật phải có thời gian thử thách để được công nhận rèn luyện tiến bộ. Đối với hình thức kỷ luật khiển trách thì thời gian thử thách là 01 tháng. Đối với các hình thức kỷ luật còn lại thì thời gian thử thách là 02 tháng. Thời gian thử thách tính từ ngày quyết định kỷ luật học sinh, trại viên được tổ chức thi hành.
2. Trong thời gian thử thách nếu học sinh, trại viên tích cực tu dưỡng, rèn luyện, sửa chữa lỗi lầm thì khi hết thời hạn thử thách sẽ được công nhận rèn luyện tiến bộ.
Trường hợp học sinh, trại viên đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách quy định tại khoản 1 Điều này mà có quyết định khen thưởng thì được xem xét, công nhận rèn luyện tiến bộ.
Trường hợp học sinh, trại viên lập công thì được xem xét, công nhận rèn luyện tiến bộ ngay khi có văn bản xác nhận lập công.
Quyết định công nhận học sinh, trại viên rèn luyện tiến bộ là căn cứ để xem xét, đánh giá xếp loại thi đua đối với học sinh, trại viên
3. Trước khi hết thời hạn thử thách 05 ngày làm việc, nếu học sinh, trại viên đủ điều kiện được công nhận rèn luyện tiến bộ thì Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hướng dẫn học sinh, trại viên viết đơn đề nghị được công nhận rèn luyện tiến bộ, bản tự kiểm điểm và tổ chức họp đội học sinh, trại viên. Học sinh, trại viên bị kỷ luật tự kiểm điểm trước tập thể đội để học sinh, trại viên đóng góp ý kiến và biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu được ít nhất hai phần ba số học sinh, trại viên dự họp trở lên nhất trí đề nghị công nhận rèn luyện tiến bộ thì Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo hoàn thiện hồ sơ chuyển cho đội nghiệp vụ có liên quan kiểm tra, đề nghị Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định công nhận rèn luyện tiến bộ cho học sinh, trại viên.
Điều 26. Hồ sơ đề nghị công nhận học sinh, trại viên rèn luyện tiến bộ
1. Hồ sơ đề nghị công nhận học sinh, trại viên rèn luyện tiến bộ gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận đã rèn luyện tiến bộ của học sinh, trại viên;
b) Bản tự kiểm điểm của học sinh, trại viên;
c) Biên bản họp đội học sinh, trại viên đề nghị công nhận đã rèn luyện tiến bộ, quyết định khen thưởng hoặc xác nhận lập công (nếu có);
d) Báo cáo đề nghị công nhận học sinh, trại viên đã rèn luyện tiến bộ của Đội trưởng Đội nghiệp vụ có liên quan.
2. Hồ sơ công nhận học sinh, trại viên rèn luyện tiến bộ phải được lưu trữ, quản lý theo chế độ công tác hồ sơ của Bộ Công an.
Điều 27. Biểu mẫu sử dụng trong xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, trại viên
Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục về biểu mẫu sử dụng trong xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh, trại viên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2022 và thay thế Thông tư số 44/2015/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2015 quy định về thi đua đối với học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng) để kịp thời hướng dẫn./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 44/2015/TT-BCA quy định về thi đua đối với học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc do Bộ Công An ban hành
- 2Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về thăm gặp; nhận, gửi thư, tiền, quà; liên lạc điện thoại đối với học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 3Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định công tác của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4Thông tư 43/2022/TT-BCA quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 3Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
- 4Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về thăm gặp; nhận, gửi thư, tiền, quà; liên lạc điện thoại đối với học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 5Thông tư 42/2022/TT-BCA quy định công tác của Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 6Thông tư 43/2022/TT-BCA quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân xem xét giảm thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 7Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định Nội quy trường giáo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 8Thông tư 48/2022/TT-BCA quy định Nội quy cơ sở giáo dục bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
Thông tư 49/2022/TT-BCA quy định về xếp loại thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 49/2022/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/11/2022
- Nơi ban hành: Bộ Công An
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra