Điều 7 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 7. Trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
1. Trách nhiệm của cơ quan quyết định đầu tư.
a) Tổ chức thực hiện hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thực hiện thẩm định hồ sơ nghiệm thu đối với các công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai đã hoàn thành;
b) Quyết định giải quyết những phát sinh, vướng mắc đối với công nghệ chưa có quy định kỹ thuật; phát sinh do thay đổi chính sách; giải quyết những phát sinh, vướng mắc về định mức kinh tế - kỹ thuật khi thay đổi giải pháp công nghệ dẫn đến làm tăng giá trị dự toán vượt quá giá trị dự toán đã được phê duyệt; giải quyết những phát sinh về khối lượng, mức khó khăn (nếu có) dẫn đến tổng giá trị vượt quá 05 phần trăm so với tổng giá trị dự toán đã được phê duyệt; giải quyết việc kéo dài thời gian thi công công trình so với thời gian thi công đã được phê duyệt. Đối với dự án do Chính phủ quyết định đầu tư thì thực hiện theo quy chế quản lý dự án riêng (nếu có);
c) Quyết định đình chỉ thi công, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm công trình đang thi công không đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc vi phạm các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư.
a) Tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bảo đảm chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện đối với các công trình, sản phẩm được giao;
b) Quyết định giải quyết những phát sinh, vướng mắc về công nghệ trong quá trình thi công; giải quyết những phát sinh, vướng mắc về định mức kinh tế - kỹ thuật khi thay đổi giải pháp công nghệ nhưng không làm tăng giá trị dự toán so với giá trị dự toán đã được phê duyệt; giải quyết những phát sinh về khối lượng, mức khó khăn (nếu có) nhưng không làm giá trị vượt quá 05 phần trăm so với tổng giá trị dự toán đã được phê duyệt. Đối với dự án do Chính phủ quyết định đầu tư thì thực hiện theo quy chế quản lý dự án riêng (nếu có);
c) Báo cáo kịp thời với cơ quan quyết định đầu tư những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình;
d) Quyết định đình chỉ thi công, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm công trình đang thi công không đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc vi phạm các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan quyết định đầu tư;
đ) Lập báo cáo gửi cơ quan quyết định đầu tư về chất lượng, khối lượng, tiến độ các hạng mục công trình, sản phẩm đã hoàn thành khi kết thúc công trình.
3. Trách nhiệm của đơn vị thi công
a) Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công và chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm do đơn vị mình thi công; trường hợp công trình, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng, khối lượng theo yêu cầu thì phải tiếp tục hoàn thiện mà không được cấp bổ sung kinh phí;
b) Thực hiện thi công theo đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đúng các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các văn bản điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (nếu có);
c) Chịu sự giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu của cơ quan quyết định đầu tư và chủ đầu tư đối với chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ được giao thực hiện;
d) Báo cáo về khối lượng, tiến độ đã thực hiện gửi chủ đầu tư trước ngày 25 hàng tháng;
đ) Báo cáo kịp thời bằng văn bản với chủ đầu tư khi có sự thay đổi về giải pháp công nghệ, khối lượng công việc, tiến độ thi công so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư.
Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 49/2016/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/12/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Phương Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 177 đến số 178
- Ngày hiệu lực: 01/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
- Điều 5. Mục đích giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
- Điều 6. Cơ sở pháp lý để giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
- Điều 7. Trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
- Điều 8. Lập kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
- Điều 9. Kinh phí thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
- Điều 10. Giám sát công trình, sản phẩm
- Điều 11. Nội dung, phương pháp, mức kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm
- Điều 12. Kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp đơn vị thi công
- Điều 13. Kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư
- Điều 14. Quyền và trách nhiệm của đơn vị giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư