Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2015/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Thông tư này hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dịch vụ bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ bảo vệ thực vật là hoạt động của các tổ chức, cá nhân tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật (trừ các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật quy định tại khoản 2, Điều 34, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật) theo thỏa thuận với chủ thực vật.
2. Tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là hoạt động xác định sinh vật gây hại thực vật; dự báo, cung cấp thông tin và hướng dẫn chủ thực vật biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
3. Thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là hoạt động thủ công, cơ giới, vật lý, hóa học, sinh học được phép theo quy định để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 4. Chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Người trực tiếp làm dịch vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học; người trực tiếp làm dịch vụ phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật theo quy định tại
2. Khi thực hiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật phải có sổ ghi chép, theo dõi nội dung liên quan đến hoạt động của người thực hiện và người sử dụng dịch vụ; trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với hoạt động như dụng cụ phát hiện sinh vật gây hại (đối với hoạt động tư vấn phòng chống sinh vật gây hại thực vật) hoặc dụng cụ phun rải thuốc, bẫy bả, dụng cụ bắt, diệt sinh vật gây hại thực vật, bảo hộ lao động (đối với hoạt động phòng chống sinh vật gây hại thực vật).
3. Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng để có thể liên hệ khi cần thiết. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật cần có một trong những giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà gắn liền với đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; hợp đồng thuê nhà hợp pháp có thời hạn tối thiểu là 01 năm hoặc sổ hộ khẩu (đối với cá nhân).
4. Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ giao dịch hợp pháp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Trình tự, thủ tục xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa chỉ giao dịch.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra ngay khi nhận hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ để thẩm định trong trường hợp hồ sơ hợp lệ; trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp không hợp lệ.
c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Hồ sơ bao gồm
a) 02 (hai) bản đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật (đối với dịch vụ thực hiện các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật);
c) Bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ xác định địa chỉ giao dịch:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhà ở gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Hợp đồng thuê nhà hợp pháp còn hiệu lực tối thiểu là 01 (một) năm; Sổ hộ khẩu (đối với cá nhân).
3. Thẩm định hồ sơ và xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo đúng quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đồng ý cho tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật vào đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 6. Tập huấn về bảo vệ thực vật
1. Nội dung tập huấn:
a) Quy định hiện hành về bảo vệ thực vật và các quy định tại Thông tư này;
b) Kiến thức cơ bản về sinh vật gây hại thực vật và biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
c) Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả; quy định thu gom bao bì sau sử dụng; sử dụng trang thiết bị phòng, chống sinh vật gây hại;
d) Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
2. Chương trình tập huấn đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động phòng chống sinh vật gây hại thực vật (chưa có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học).
a) Thời gian một khóa tập huấn là 03 ngày với đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trạm Bảo vệ thực vật hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức tổ chức tập huấn về bảo vệ thực vật, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận tập huấn. Mẫu Giấy chứng nhận tập huấn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có quyền sau đây:
a) Được trả chi phí thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật theo thỏa thuận hợp đồng ký kết với chủ thực vật hoặc đại diện của chủ thực vật;
b) Tham dự chương trình tập huấn, nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;
c) Được cung cấp thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả;
d) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật;
đ) Được quyền khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật có nghĩa vụ sau đây:
a) Duy trì các điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật theo quy định tại
b) Chỉ được sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc bốn đúng; sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái;
c) Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng đúng quy định;
d) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;
đ) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do tư vấn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật không đúng quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức
1. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn các Trạm Bảo vệ thực vật hoặc Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật giám sát hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật tại địa phương; xây dựng nội dung, chương trình tập huấn về bảo vệ thực vật; chỉ đạo, kiểm tra việc tập huấn, cấp giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, xác nhận đơn đề nghị xác nhận hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật cho tổ chức, cá nhân đề nghị; quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn; phối hợp với cơ quan chuyên ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật tại địa phương và xử lý các vi phạm theo quy định; thông báo công khai danh sách các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BẢO VỆ THỰC VẬT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn …………………………
Tên Tổ chức/cá nhân đăng ký: ……………………………………………………………………….
Người đại diện (đối với tổ chức): ………………………; Chức vụ: ……………………………….
Số CMND …………………….; Ngày cấp: ……………….; Nơi cấp: ………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………..
Nơi tạm trú: ……………………………………………………………………………………………
Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại di động: ……………………………; Số điện thoại cố định: ………………………..
Đề nghị xác nhận đăng ký hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật sau đây: (*)
- Dịch vụ tư vấn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
- Dịch vụ phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
Hồ sơ gửi kèm: ……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật./.
Vào sổ số…… ngày …/…. /…… Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn | ……., ngày …. tháng ….. năm …… |
(* Ghi chú: Gạch bỏ nội dung không đăng ký)
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT/ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….. |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT/TRẠM TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
………………………….
Chứng nhận:
Ông/Bà: ……………………………………………………….. Năm sinh: ......................................
Số CMND: ……………………………………… ngày cấp: ………………. Nơi cấp: …………….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
Nơi tạm trú: …………………………………………………………………………………………….
Đã hoàn thành chương trình “Tập huấn về bảo vệ thực vật”.
Thời gian từ ngày: ……………………………….. đến ngày ………………………………….
……., ngày... tháng …. năm... |
- 1Công văn 2093/BVTV-KD năm 2015 về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với môi trường nuôi cấy vi sinh vật do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 2Công văn 2406/BVTV-KD năm 2015 về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với pallet gỗ công nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 3Thông báo 397/TB-VPCP năm 2015 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về công tác phòng, chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
- 5Quyết định 321/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
- 6Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp
- 2Quyết định 321/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
- 3Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 3Công văn 2093/BVTV-KD năm 2015 về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với môi trường nuôi cấy vi sinh vật do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 4Công văn 2406/BVTV-KD năm 2015 về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với pallet gỗ công nghiệp do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 5Thông báo 397/TB-VPCP năm 2015 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về công tác phòng, chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư 48/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 48/2015/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/12/2015
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lê Quốc Doanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1231 đến số 1232
- Ngày hiệu lực: 01/02/2016
- Ngày hết hiệu lực: 17/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra