Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI THƯƠNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4692-NT/TT

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1975

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC BAN HÀNH THẺ THANH TRA THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KIỂM TRA BẤT THƯỜNG TRONG NGÀNH NỘI THƯƠNG

Để đề cao ý thức chấp hành điều lệ, nội quy công tác của các cửa hàng bán lẻ, ăn uống, phục vụ trong ngành; để ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm tài sản, tiền vốn của Nhà nước và của nhân dân nhằm không ngừng tăng cường quản lý kinh tế và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; căn cứ vào quyết định số 19-NT ngày 19-3-1971, quyết định số 8-NT, số 9-NT ngày 21-2-1973 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Ban thanh tra Bộ, Ban thanh tra các ngành hàng, các Sở, Ty, công ty thương nghiệp địa phương; căn cứ vào quyết định số 54-NT/QĐ1 ngày 10-5-1975 ban hành chế độ kiểm tra bất thường…nay Bộ ban hành thẻ thanh tra để cấp cho cán bộ thanh tra chuyên trách trong ngành.

Thẻ thanh tra gồm bốn loại:

1. Loại cho Bộ trưởng Bộ Nội thương ủy nhiệm cho cán bộ thanh tra chuyên trách của Bộ được quyền tiến hành kiểm tra đột xuất đối với tất cả các cơ sở trực tiếp kinh doanh sản xuất của mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán và của thương nghiệp tư nhân thuộc quyền quản lý thương nghiệp các cấp từ trung ương đến địa phương.

2. Loại do Giám đốc Sở quản lý ăn uống và phục vụ, giám đốc Sở và Trưởng ty thương nghiệp được quyền tiến hành kiểm tra đột xuất đối với tất cả các cơ sở trực tiếp kinh doanh, sản xuất của mậu dịch quốc doanh hợp tác xã mua bán và của thương nghiệp tư nhân thuộc quyền quản lý của ngành thương nghiệp địa phương.

3. Loại do giám đốc Cục, Tổng công ty ủy nhiệm cho cán bộ thanh tra chuyên trách của Cục, Tổng công ty được quyền tiến hành kiểm tra đột xuất đối với các công ty cấp I, các chi nhánh, kho, xưởng, trạm, trại, công trường, xí nghiệp sản xuất…thuộc quyền quản lý của Cục, Tổng công ty.

4. Loại do chủ nhiệm công ty cấp II ủy nhiẹm cho cadn bộ thanh tra chuyên trách của công ty được quyền kiểm tra đột xuất đối với tất cả các cửa hàng bán lẻ, ăn uống, phục vụ, các kho, trạm, trại, xưởng sản xuất chế biến…thuộc quyền quản lý của công ty.

Loại thẻ thứ nhất và thứ hai in bằng hai màu mực đỏ và xanh tên bìa màu trắng khổ 10,5cm X 15cm.

Loại thẻ thứ ba và thứ tư in bằng hai màu mực đỏ và xanh trên bìa màu xanh nhạt khổ 10,5cm X 15cm.

Khi tiến hành kiểm tra đột xuất cán bộ thanh tra có nhũung quyền hạn dưới đây:

1. Được vào kho, vào các nơi kinh doanh sản xuất chế biến chăn nuôi, xây dựng của các tổ chức thương nghiệp quốc doanh, của hợp tác xã mua bán và các thương nghiệp tư nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình để tiến hành kiểm tra.

Các cuộc kiểm tra đột xuất việc chấp hành điều lệ, nội quy công tác cửa hàng bán lẻ, điều lệ vệ sinh cửa hàng thực phẩm, ăn uống tại các điểm bán cố định hoặc lưu động của mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán và của thương nghiệp tư nhân không phải báo trước với thủ trưởng đơn vị hoặc cơ quan quản lý nhưng sau khi kiểm tra cần thông báo để cấp có thẩm quyền biết kết quả kiểm tra.

2. Được lập biên bản, ghi nhận xét, kết luận, kiến nghị và quy định thời gian cho đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra sửa chữa khuyết điểm; kiến nghị với cấp có thẩm quyền khen thưởng đơn vị hoặc cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, trong việc giúp đỡ cán bộ thanh tra hoàn thành nhiệm vụ, kiến nghị kỷ luật những người phạm lỗi. Biên bản lập thành ba bản: 1 bản giao cho đơn vị được kiểm tra, 1 bản gửi cho cơ quan cấp trên của đơn vị được kiểm tra, 1 bản do cơ quan kiểm tra giũ.

3. Được tạm thời đình chỉ những việc xét thấy đang gây hoặc sắp gây thiệt hại nghiêm trọng về chính trị hay kinh tế đồng thời báo ngay cho cấp có thẩm quyền biết đề ra quyết định cần thiết.

4. Được giữ lại một số tang vật, tài liệu để làm chứng hoặc xét nghiệm nếu thấy cần thiết nhưng không làm trở ngại tới hoạt động bình thường. Những tài liệu, tang vật giữ lại phải ghi đầy đủ trong biên bản kiểm tra, khi trả lại phải có giấy biên bản nhận của đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra.

Đề phòng kẻ gian lợi dụng, đơn vị hay cá nhân khi được kiểm tra phải yêu cầu cán bộ thanh tra xuất trình thẻ thanh tra và giấy chứng minh. Sau khi đối chiếu các giấy tờ thấy hợp lệ, đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra có nhiệm vụ:

1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tình hình, tài liệu, tang vật có kiên quan đến cuộc kiểm tra theo yêu cầu của cán bộ thanh tra và tạo mọi điều kiện giúp cán bộ thrnh tra hoàn thành nhiệm vụ.

2. Thi hành nghiêm chỉnh những kiến nghị đã ghi trong biên bản kiểm tra và phải báo cáo kết quả việc thi hành những kiến nghị đó với cơ quan thanh tra và đơn vị chủ quản.

Trường hợp không nhất trí với kết luận của cán bộ thanh tra thì đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra có quyền đề nghị ý kiến vào biên bản hoặc làm một bản báo cáo khác trình bày rõ các ý kiến của mình gửi các cơ quan có thẩm quyền. Đối với kết luận và kiên nghị sửa chữa của cán bộ thanh tra về những việc vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ đã ban hành thì đơn vị hoặc cá nhân được kiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành không được có hành động chống đối hoặc trì hoãn.

Để có cơ sở kiểm tra, ở các cửa hàng, quầy hàng, tổ bán hàng nhất thiết phải niêm yết rõ giờ bán hàng, nội quy, công ước phục vụ; phải có hòm thư và sổ góp ý của khách hàng; phải có đủ dụng cụ bán hàng và kiểm tra như cân, ca, lít, thước,…từng mặt hàng phải ghi rõ giá cả, phương thức phân phối…như đã quy định trong điều lệ công tác của cửa hàng bán lẻ, ăn uống, phục vụ.

Việc ban hành thẻ thanh tra là một trong những biện pháp nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nói chung, trước hết nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra độ xuất đối với các đơn vị trực tiếp kinh doanh sản xuất trong ngành. Thực hiện tốt biện pháp kiểm tra này sẽ góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý kinh tế và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của ngành ta, đồng thời nó cũng góp phần tích cuực vào việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần thương nghiệp tư nhân, củng cố và mở rộng thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất.

Để phát huy hiệu quả thiết thực của việc ban hành thẻ thanh tra, thực hiện chế độ kiểm tra đột xuất trong ngành, thủ trưởng các ngành, các cấp cần phổ biến thông tư này với toàn thể cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị, đồng thời tổ chức tốt các nơi công tác, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước và của ngành. Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, cấp phát và sử dụng thẻ thanh tra đối với các cấp trong ngành.

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bảo Vân

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông Tư 4692-NT/TT-1975 về ban hành thẻ Thanh tra thực hiện chế độ kiểm tra bất thường trong ngành Nội thương do Bộ Nội thương ban hành

  • Số hiệu: 4692-NT/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 15/12/1975
  • Nơi ban hành: Bộ Nội thương
  • Người ký: Bùi Bảo Vân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 22
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản