HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 136-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 1961 |
QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA ỦY BAN THANH TRA
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2: - Ủy ban Thanh tra có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Thanh tra việc chấp hành những nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, chủ yếu về quản lý kinh tế.
2. Thanh tra việc thực hành cần kiệm xây dựng đất nước chống quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham ô.
3. Thanh tra việc xét, giải quyết các việc do nhân dân khiếu nại, tố giác.
4. Trong và sau khi thanh tra hoặc xét việc khiếu tố, Ủy ban Thanh tra nhận xét, kết luận vấn đề, đề ra kiến nghị để cơ quan được thanh tra sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đồng thời báo cho cơ quan chủ quản cấp trên của cơ quan đó biết để theo dõi, giúp đỡ sửa chữa.
Trong khi thanh tra, nếu gặp trường hợp cán bộ phụ trách cơ quan chưa chấp hành nghị định, nghị quyết, thông tư và chỉ thị của Hội đồng Chính phủ thì Ủy ban Thanh tra của Chính phủ chỉ thị cho họ chấp hành ngay và báo cáo cho cấp trên của cơ quan đó biết để đôn đốc việc chấp hành.
Cơ quan được thanh tra có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh các kiến nghị của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ và báo cáo kết quả sửa chữa cho Ủy ban Thanh tra của Chính phủ theo thời gian đã ấn định. Nếu không đồng ý với những kiến nghị ấy thì phải báo ngay cho Ủy ban Thanh tra của Chính phủ biết, và báo cáo lên cáo trên có thẩm quyền giải quyết.
Khi cần thiết Ủy ban Thanh tra của Chính phủ có thể tổ chức thẩm tra lại, nhằm đôn đốc cơ quan được thanh tra thi hành tốt các kiến nghị đề ra sau cuộc thanh tra.
Đối với những tổ chức hay cá nhân có thành tích, gương mẫu cần khen thưởng, và đối với tổ chức, hay cá nhân phạm lỗi hoặc vi phạm pháp luật cần xử lý, thì Ủy ban Thanh tra của Chính phủ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
5. Trường hợp đặc biệt và khẩn cấp, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ có quyền tạm thời đình chỉ những việc đang gây hoặc sắp gây thiệt hại lớn cho tài sản của Nhà nước và quyền lợi của nhân dân, tạm thời đình chỉ công tác của cán bộ phạm lỗi nặng, trừ thành viên của Hội đồng Chính phủ, Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh.
6. Ủy ban Thanh tra của Chính phủ có quyền triệu tập các hội nghị cần thiết cho công tác thanh tra, được tham dự các Hội nghị có liên quan đến công tác thanh tra, được tham dự các cuộc Hội nghị có liên quan đến công tác thanh tra; đòi hỏi các cơ quan, các cán bộ, công nhân, nhân viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu, sổ sách cần thiết cho công tác thanh tra.
Khi thanh tra cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm cung cấp cán bộ tham gia công tác thanh tra theo yêu cầu của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.Ủy ban Thanh tra của Chính phủ có thể yêu cầu các cơ quan hữu quan khác cử cán bộ tham gia công tác thanh tra. Trong thời gian tiến hành công tác thanh tra, số cán bộ này thuộc sự lãnh đạo của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ.
7. Chỉ đạo nghiệp vụ và hướng dẫn công tác cho cơ quan thanh tra của các Ủy ban hành chính địa phương và của các Bộ.
8. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động tiền lương tài sản, tài vụ của Ủy ban theo chế độ chung của Nhà nước.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, trên cơ sở và để thi hành pháp luật, và các nghị định, nghị quyết, quyết định thông tư, chỉ thị của Hội đồng Chính phủ, Tổng thanh tra ra những thông tư, quyết định và kiểm tra các ngành, các cấp trong việc thi hành những thông tư, quyết định ấy; sửa đổi, hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của cơ quan Thanh tra cấp dưới đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ những thông tư, quyết định không thích đáng có liên quan đến công tác thanh tra của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ hay của Ủy ban hành chính địa phương.
Điều 4. - Tổ chức bộ máy của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ gồm có:
- Văn phòng.
- Vụ Thanh tra nông nghiệp
- Vụ Thanh tra công nghiệp
- Vụ Thanh tra xây dựng cơ bản
- Vụ Thanh tra thương nghiệp
- Vụ Thanh tra văn hóa, xã hội
- Vụ Thanh tra xét khiếu, tố
Việc thành lập, sửa đổi hoặc bãi bỏ Văn phòng, các Vụ, và các đơn vị tương đương do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Nhiệm vụ của Văn phòng, các Vụ, sẽ quy định trong điều lệ tổ chức của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ do Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Điều 5. - Tổng thanh tra Ủy ban Thanh tra của Chính phủ có trách nhiệm thi hành nghị định này.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 01-CP năm 1977 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông Tư 4692-NT/TT-1975 về ban hành thẻ Thanh tra thực hiện chế độ kiểm tra bất thường trong ngành Nội thương do Bộ Nội thương ban hành
- 3Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960
- 4Luật Thanh tra 2004
Nghị định 136-CP năm 1961 quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thanh tra do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 136-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/09/1961
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 44
- Ngày hiệu lực: 14/10/1961
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định