Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2024/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2024 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của
a) Sửa đổi, bổ sung
“đ) Dự kiến về lượng ngoại hối can thiệp ròng trong năm và dự kiến về lượng ngoại hối sử dụng trong năm cho các yêu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.”
b) Sửa đổi, bổ sung
“2. Muộn nhất cuối quý I hằng năm hoặc sau khi có đủ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê xác định mức dự trữ ngoại hối nhà nước trong năm trình Thống đốc phê duyệt để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”
c) Sửa đổi, bổ sung
“c) Tình hình can thiệp và xu hướng can thiệp ròng trên thị trường trong nước, thị trường vàng trong nước.”
2. Sửa đổi, bổ sung
a) Sửa đổi, bổ sung
“a) Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác đầu tư bao gồm: tiêu chuẩn lựa chọn đối tác gửi ngoại tệ và vàng; đối tác phát hành chứng khoán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; đối tác giao dịch ngoại tệ và vàng; đối tác giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá; đối tác lưu ký chứng khoán, giấy tờ có giá và vàng; đối tác thực hiện ủy thác đầu tư và đối tác thực hiện các hình thức đầu tư khác trên thị trường quốc tế theo mức xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thị trường quốc tế được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn để tham chiếu;”
b) Sửa đổi, bổ sung
“2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác bao gồm: đối tác xuất khẩu, nhập khẩu vàng; đối tác chuyển đổi vàng miếng sang vàng tiêu chuẩn quốc tế và các đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác của Ngân hàng Nhà nước.”
c) Bổ sung
“6a. Trường hợp thị trường tài chính trong nước và quốc tế có biến động, trường hợp phương pháp đánh giá xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới có thay đổi và các trường hợp khác có ảnh hưởng tới việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước báo cáo Trưởng Ban Điều hành. Trên cơ sở chỉ đạo của Trưởng Ban điều hành, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.”
3. Sửa đổi, bổ sung
“2. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê nghiên cứu và báo cáo Trưởng Ban Điều hành trình Thống đốc phê duyệt:
a) Bổ sung hình thức đầu tư khác trong từng thời kỳ;
b) Hướng dẫn đầu tư đối với hình thức ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác đã được Thống đốc phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản này trong từng thời kỳ.
3. Căn cứ phê duyệt của Thống đốc về bổ sung hình thức đầu tư, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước bổ sung hình thức đầu tư khác vào cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trình Thống đốc quyết định. Trên cơ sở Quyết định cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức của Thống đốc, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước bổ sung hình thức đầu tư khác vào phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức.
4. Căn cứ phê duyệt của Thống đốc về hướng dẫn đầu tư đối với việc ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước trình Trưởng Ban điều hành phê duyệt đối tác, các nội dung thỏa thuận với đối tác. Trên cơ sở phê duyệt của Trưởng Ban điều hành, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện đầu tư và ủy thác đầu tư.”
4. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 6. Xây dựng và tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức
1. Nội dung cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm:
a) Cơ cấu theo ngoại tệ: loại ngoại tệ và tỷ lệ phần trăm theo loại ngoại tệ;
b) Cơ cấu theo thời hạn đầu tư ngoại tệ: tỷ lệ đầu tư ngắn hạn dưới 01 năm, trung hạn từ 01 đến dưới 03 năm và dài hạn từ 03 năm trở lên đối với Quỹ Dự trữ ngoại hối; tỷ lệ đầu tư không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 năm đối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng;
c) Cơ cấu theo hình thức đầu tư ngoại tệ: tỷ lệ tiền gửi, các loại chứng khoán, giấy tờ có giá, ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác đối với Quỹ Dự trữ ngoại hối; tỷ lệ tiền gửi, các loại chứng khoán, giấy tờ có giá và các hình thức đầu tư khác đối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng;
d) Cơ cấu vàng: khối lượng các loại vàng của Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng;
đ) Mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.
2. Định kỳ 06 tháng, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê đánh giá tình hình quản lý và thực hiện cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức; xây dựng cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức cho kỳ tiếp theo báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.
3. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức theo Quyết định của Thống đốc vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.
4. Trường hợp thị trường tài chính trong nước và quốc tế có biến động, trường hợp thay đổi trong mục tiêu chính sách tiền tệ và xu thế đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới, trường hợp quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước biến động và các trường hợp khác có ảnh hưởng tới việc tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước báo cáo Trưởng Ban điều hành. Trên cơ sở chỉ đạo của Trưởng Ban điều hành, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.
5. Thống đốc quyết định hoặc ủy quyền cho Trưởng Ban điều hành quyết định cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức.”
5. Sửa đổi, bổ sung
a) Sửa đổi, bổ sung
“e) Số dư dự trữ ngoại hối nhà nước tại thời điểm cuối quý trước, dự kiến về xu hướng can thiệp ngoại hối ròng trong quý, sử dụng ngoại hối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.”
b) Sửa đổi, bổ sung
“3. Định kỳ hằng quý hoặc khi cần thiết, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Dự báo, thống kê đánh giá tình hình thực hiện phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức kỳ trước và xây dựng phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức kỳ tiếp theo trình Trưởng Ban điều hành phê duyệt. Thời hạn phê duyệt phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức hằng quý muộn nhất vào ngày làm việc thứ 8 của tháng đầu tiên hằng quý.”
6. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 9. Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước
1. Mua ngoại tệ từ ngân sách nhà nước:
Căn cứ vào kế hoạch bán ngoại tệ hằng năm của ngân sách nhà nước và văn bản đề nghị bán ngoại tệ của Bộ Tài chính và/hoặc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước từ ngân sách nhà nước với tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước:
a) Căn cứ văn bản đề nghị mua ngoại tệ của Bộ Tài chính để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước trình Thống đốc phê duyệt và thông báo với Bộ Tài chính;
b) Căn cứ vào phương án cân đối bán ngoại tệ đã được Thống đốc phê duyệt, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện việc bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước với tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước:
a) Trường hợp mua, bán đô la Mỹ, tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ bằng tỷ giá mua, bán giao ngay tại phương án can thiệp; nếu tại thời điểm thực hiện không có phương án can thiệp hoặc tại phương án can thiệp không có nội dung về tỷ giá giao ngay thì áp dụng tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ bằng tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng đối với ngày thực hiện giao dịch;
b) Trường hợp mua, bán ngoại tệ khác ngoài đô la Mỹ, tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ được áp dụng trên cơ sở tỷ giá tính chéo của tỷ giá xác định tại điểm a khoản này và tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán giữa loại ngoại tệ được mua, bán và đô la Mỹ được niêm yết trên thị trường ngoại hối quốc tế thông qua hệ thống mạng thông tin Refinitiv hoặc Bloomberg trước 10 giờ sáng của ngày giao dịch.”
7. Sửa đổi, bổ sung
a) Sửa đổi, bổ sung
“1. Căn cứ vào đề xuất của Bộ Tài chính về việc sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì trình Thống đốc có ý kiến đối với đề xuất của Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
b) Sửa đổi, bổ sung
“5. Trường hợp các khoản tạm ứng và cho vay theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước không được hoàn trả, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc có ý kiến với Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thu hồi.”
8. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 15. Can thiệp thị trường trong nước
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường trong nước thông qua các hình thức sau:
a) Mua, bán ngoại tệ với đồng Việt Nam dưới hình thức mua, bán ngoại tệ giao ngay; mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; mua, bán quyền chọn mua, quyền chọn bán ngoại tệ hoặc các hình thức mua bán khác do Thống đốc quyết định;
b) Hoán đổi ngoại tệ với đồng Việt Nam;
c) Các hình thức can thiệp thị trường trong nước khác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Vụ Chính sách tiền tệ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:
a) Báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các hình thức can thiệp thị trường trong nước khác được quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Trình Thống đốc quyết định các hình thức mua bán khác được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Đề xuất phương án can thiệp thị trường trong nước báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc phê duyệt.
3. Việc bán ngoại tệ cho các dự án đã được Chính phủ bảo lãnh và cam kết chuyển đổi ngoại tệ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn quy trình chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho các dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ.
4. Nội dung phương án can thiệp thị trường trong nước bao gồm: Thời gian can thiệp, loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá can thiệp, số lượng ngoại tệ can thiệp, hình thức can thiệp, đối tác thực hiện can thiệp và các nội dung khác có liên quan.
5. Cơ sở xây dựng phương án can thiệp thị trường trong nước:
a) Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá;
b) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;
c) Các nội dung có liên quan về tình hình thị trường ngoại tệ và/hoặc tình hình thanh khoản đồng Việt Nam;
d) Các yếu tố khác (nếu cần thiết).
6. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện phương án can thiệp thị trường trong nước đã được phê duyệt.”
9. Sửa đổi, bổ sung
“4. Thống đốc ủy quyền cho Trưởng ban điều hành quyết định việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ Dự trữ ngoại hối đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
10. Sửa đổi, bổ sung
a) Sửa đổi, bổ sung
“b) Thu nhập và chi phí liên quan đến việc tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trong các trường hợp cần thiết theo phê duyệt của Thống đốc, đáp ứng nhu cầu ngoại hối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;”
b) Sửa đổi, bổ sung
“d) Chi phí liên quan đến các hoạt động can thiệp thị trường trong nước, thị trường vàng trong nước;”
c) Sửa đổi, bổ sung
“2. Nguyên tắc xác định giá vàng:
a) Giá vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước tính theo đơn vị USD/g và VND/g và được làm tròn đến 3 chữ số sau dấu thập phân;
b) Giá vàng tiêu chuẩn quốc tế thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được xác định như sau:
Giá 01g vàng quy USD = giá Bid trên màn hình Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo * 0,0321507465;
Giá 01g vàng quy VND = giá Bid trên màn hình Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo * 0,0321507465 * tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo;
c) Vàng tài khoản, vàng miếng và vàng khác do Ngân hàng Nhà nước quản lý hạch toán theo giá vàng tiêu chuẩn quốc tế.”
d) Sửa đổi, bổ sung
“3. Tỷ giá hạch toán đối với các ngoại tệ khác ngoài đô la Mỹ thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố và tỷ giá giữa các loại ngoại tệ niêm yết trên màn hình Refinitiv hoặc Bloomberg hoặc các phương tiện khác trước 10 giờ sáng ngày giao dịch.”
11. Sửa đổi, bổ sung
“2. Muộn nhất vào ngày 31 tháng 3 hằng năm, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Dự báo, thống kê xây dựng trình Thống đốc phê duyệt Báo cáo về tình hình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước năm trước báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính.”
12. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 28. Chế độ cung cấp thông tin
Việc cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được thực hiện như sau:
1. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước cung cấp:
a) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN:
Hằng ngày: Số liệu về dự trữ ngoại hối nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
Muộn nhất ngày 05 hằng tháng: Báo cáo tình hình mua, bán sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Muộn nhất ngày 05 hằng tháng: Báo cáo cơ cấu dự trữ ngoại hối chính thức của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Muộn nhất ngày 15 hằng tháng:
Báo cáo tình hình đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước tại nước ngoài của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
Báo cáo tình hình đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước tại nước ngoài theo đối tác đầu tư của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Muộn nhất vào ngày cuối tháng đầu mỗi quý hoặc khi cần thiết: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước cung cấp cho Vụ Kiểm toán nội bộ tài liệu đánh giá xếp hạng các đối tác của Ngân hàng Nhà nước quý trước bao gồm tài liệu của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và tài liệu đánh giá của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế;
đ) Báo cáo Thống đốc và Trưởng Ban điều hành kết quả đấu thầu vàng miếng trong nước và mua vàng đối ứng trên thị trường quốc tế trong ngày Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu, đồng gửi Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Kiểm toán nội bộ;
e) Cung cấp cho các đơn vị thành viên Ban điều hành và Vụ Kiểm toán nội bộ:
Quyết định của Thống đốc về cơ cấu dự trữ ngoại hối chính thức, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước trong từng thời kỳ;
Hạn mức Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ;
g) Cung cấp cho Vụ Tài chính - Kế toán và Vụ Kiểm toán nội bộ các Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
h) Cách thức lấy số liệu để lập báo cáo theo các mẫu biểu tại Phụ lục số 02, Phụ lục số 06 và Phụ lục số 07 đính kèm Thông tư này như sau:
- Đối với tiền gửi: giá trị ghi sổ của tiền gửi là số tiền gửi thực tế tại thời điểm báo cáo;
- Đối với chứng khoán:
Giá trị ghi sổ của chứng khoán | = | Mệnh giá | + | Lãi dồn tích trước khi mua | - | Lãi nhận trước khi mua | - | Chiết khấu chưa phân bổ | + | Phụ trội chưa phân bổ |
2. Vụ Dự báo, thống kê cung cấp cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:
a) Muộn nhất ngày 25 hằng tháng: Số liệu liên quan đến diễn biến thanh khoản ngoại tệ và tình hình tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước của tháng trước;
b) Muộn nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý báo cáo: Số liệu thực hiện cán cân thanh toán quý;
c) Muộn nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm báo cáo: Số liệu thực hiện cán cân thanh toán năm;
d) Muộn nhất vào ngày thứ 60 của năm hoặc sau khi có số liệu dự báo cán cân thanh toán năm: Số liệu dự báo cán cân thanh toán tổng thể năm;
đ) Muộn nhất ngày cuối cùng hằng tháng: Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và Bảng cân đối tiền tệ toàn ngành của tháng trước.
3. Vụ Chính sách tiền tệ cung cấp cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:
a) Định kỳ 6 tháng: Báo cáo tỷ trọng các loại ngoại tệ trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và các giải pháp điều hành.
4. Muộn nhất ngày 15 tháng đầu hằng quý và khi có thay đổi, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo về khối lượng tồn kho vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng miếng và vàng khác tại các kho của Ngân hàng Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Muộn nhất vào ngày 31 tháng 01 hằng năm, Vụ Hợp tác quốc tế cung cấp cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước số liệu giải ngân dự kiến theo quý của các chương trình, dự án hỗ trợ ngân sách trực tiếp từ các tổ chức, đối tác quốc tế trong năm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Muộn nhất ngày 15 hằng tháng, Vụ Tài Chính - Kế toán cung cấp số dư tài khoản Vốn do đánh giá lại tài sản - Đánh giá lại ngoại tệ và Chênh lệch tỷ giá hối đoái của tháng trước cho các đơn vị gồm:
a) Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN, đơn vị nhận gồm Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Sở Giao dịch, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ;
b) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN, đơn vị nhận gồm: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ.
7. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị liên quan cung cấp cho Vụ Kiểm toán nội bộ các thông tin cần thiết về dự trữ ngoại hối nhà nước theo yêu cầu về kiểm toán nội bộ.
8. Vụ Quản lý ngoại hối cung cấp cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:
a) Định kỳ 06 tháng: Tỷ lệ các loại ngoại tệ trong hoạt động vay trả nợ nước ngoài của Việt Nam;
b) Tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế, khả năng can thiệp thị trường vàng và nhu cầu nhập khẩu vàng (nếu có).
9. Sở Giao dịch cung cấp:
a) Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN:
Hằng ngày: Số liệu về dự trữ ngoại hối nhà nước của ngày làm việc hôm trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
Hằng tháng: Báo cáo tình hình mua, bán sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN:
Hằng ngày: Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư này;
Hằng tháng: Báo cáo tình hình tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm c khoản 2 Điều 30 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 31/12/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước) như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a như sau:
“a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
Hạn mức Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trong từng thời kỳ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này;
Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Dự trữ ngoại hối sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này;
Hình thức can thiệp thị trường trong nước khác khi cần thiết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 và hình thức can thiệp thị trường vàng khác khi cần thiết theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c như sau:
“c) Phê duyệt:
Mức dự trữ ngoại hối nhà nước trong năm theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
Phương án can thiệp thị trường trong nước theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 và phương án can thiệp thị trường vàng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này;
Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng; phương án sản xuất vàng miếng và phương án chuyển đổi từ vàng miếng và vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối chính thức sang vàng tiêu chuẩn quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Thông tư này;
Phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư này;”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm đ và điểm k khoản 1 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 18 Điều 1 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN) và bổ sung khoản 5 Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 như sau:
“đ) Xác định giá vàng quy đô la Mỹ và đồng Việt Nam của vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước và tỷ giá của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ áp dụng cho việc hạch toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Thông tư này và thông báo cho các đơn vị liên quan;”
b) Sửa đổi, bổ sung điểm k khoản 1 như sau:
“k) Công bố trên mạng giao dịch FXT hoặc các phương tiện khác một số nội dung của phương án can thiệp theo phê duyệt của Thống đốc tại từng phương án can thiệp thị trường trong nước;”
c) Bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Vụ Chính sách tiền tệ:
a) Công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.”
Điều 2. Thay thế, bổ sung và bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN
1. Thay thế Phụ lục số 01, Phụ lục số 03, Phụ lục số 04, Phụ lục số 06, Phụ lục số 07 và Phụ lục số 08 (đã được thay thế bởi Thông tư số 12/2023/TT-NHNN) bằng Phụ lục số 01, Phụ lục số 03, Phụ lục số 04, Phụ lục số 06, Phụ lục số 07 và Phụ lục số 08 tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bổ sung Phụ lục số 09 và Phụ lục số 10.
3. Bãi bỏ
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 23/9/2024.
2. Thông tư này bãi bỏ khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 9, khoản 16 Điều 1, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN.
3. Thông tư này bãi bỏ điểm a khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 8, khoản 12 và khoản 16, điểm b khoản 20 Điều 1 và Phụ lục số 09 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.
| THỐNG ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo: ……. |
|
BÁO CÁO SỐ DƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
(Ngày ….tháng….năm…. )
Đơn vị: USD
Stt | Chỉ tiêu | Số dư |
1 | Quỹ Dự trữ ngoại hối | |
1.1 | Ngoại tệ | |
1.2 | Vàng | |
2 | Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng | |
2.1 | Ngoại tệ | |
2.2 | Vàng | |
3 | Tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác | |
3.1 | Kho bạc Nhà nước | |
3.2 | Tổ chức tín dụng | |
3.3 | Các nguồn ngoại hối khác | |
4 | Tổng dự trữ ngoại hối nhà nước |
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm …… | ||
Lập biểu | Kiểm soát | Thủ trưởng đơn vị |
1. Đối tượng áp dụng:
- Sở Giao dịch thực hiện đến khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.
2. Thời hạn gửi báo cáo:
2.1. Trong giai đoạn Sở Giao dịch lập báo cáo này: Ngày làm việc ngay sau ngày báo cáo.
2.2. Kể từ khi Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước lập báo cáo này: 2 ngày làm việc ngay sau ngày báo cáo.
3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
4. Đơn vị nhận báo cáo:
4.1. Trong giai đoạn Sở Giao dịch lập báo cáo này: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê.
4.2. Kể từ khi Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước lập báo cáo này: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê.
5. Hướng dẫn lập báo cáo:
- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.
- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.
- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.
- Chỉ tiêu 1.2 và 2.2 phản ánh số dư vàng quy USD của Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng bao gồm: vàng tại kho, vàng trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài, vàng đang trên đường vận chuyển.
- Chỉ tiêu 4 = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2 + Chỉ tiêu 3.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo: ……. |
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
(Tháng ….năm….)
Đơn vị: USD
Stt | Chỉ tiêu | Số tiền (*) |
Quỹ Dự trữ ngoại hối | ||
1 | Thu |
|
1.1 1.2 1.2.1 1.2.2 … 1.3 | Thu hồi tạm ứng Thu nợ cho vay từ Bộ Tài chính Đối tượng vay A Đối tượng vay B … Điều chuyển từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng |
|
2 | Chi |
|
2.1 2.1.1 2.1.2 … 2.2 | Trích ngoại tệ chuyển cho Bộ Tài chính Đối tượng A Đối tượng B … Điều chuyển sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng | |
3 | Trích Quỹ Dự trữ ngoại hối lũy kế trong năm … | |
3.1. | … | |
3.2. | … | |
4 | Hoán đổi với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng (**) | |
5 | Hoán đổi theo thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương (**) | |
5.1 5.2 | Ngân hàng trung ương Tổ chức tài chính quốc tế | |
Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng | ||
1 | Thu |
|
1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 | Mua từ Bộ Tài chính Mua từ các tổ chức tín dụng Mua từ các tổ chức quốc tế Mua khác Điều chuyển từ Quỹ Dự trữ ngoại hối |
|
2 | Chi |
|
2.1 2.2 | Bán cho Bộ Tài chính Bán cho các tổ chức tín dụng |
|
2.2.1 | Bán cho các dự án được Chính phủ bảo lãnh và cam kết chuyển đổi ngoại tệ |
|
2.2.2 2.3 2.4 | Bán cho các mục đích khác Hình thức can thiệp ngoại tệ khác Điều chuyển sang Quỹ Dự trữ ngoại hối | |
3 | Vàng thuộc Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng | |
3.1 3.2 3.3 | Mua vàng từ thị trường Bán vàng can thiệp thị trường Hình thức can thiệp vàng khác | |
4 | Hoán đổi với Quỹ Dự trữ ngoại hối (**) | |
Tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác | ||
1 | Gửi ngoại tệ và vàng | |
1.1 1.2 1.3 | Kho bạc Nhà nước Tổ chức tín dụng Các nguồn ngoại hối khác | |
2 | Rút ngoại tệ và vàng | |
2.1 2.2 2.3 | Kho bạc Nhà nước Tổ chức tín dụng Các nguồn ngoại hối khác | |
Thu nhập và chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước | ||
1 | Thu nhập | |
1.1 1.2
| Từ đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức Từ đầu tư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác | |
2 | Chi phí | |
2.1 2.2
| Từ đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức Từ đầu tư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác |
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm …… | ||
Lập biểu | Kiểm soát | Thủ trưởng đơn vị |
1. Đối tượng áp dụng:
- Sở Giao dịch thực hiện đến khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.
- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.
2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 05 của tháng ngay sau tháng báo cáo.
3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
4. Đơn vị nhận báo cáo:
4.1. Trong giai đoạn Sở Giao dịch lập báo cáo này: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê.
4.2. Kể từ khi Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước lập báo cáo này: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê.
5. Hướng dẫn lập báo cáo:
- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.
- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.
- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.
- (*) Số tiền = Số tiền theo nguyên tệ phát sinh trong kỳ * Tỷ giá nguyên tệ/Tỷ giá USD.
- (**) Việc hoán đổi không thay đổi số dư quy USD của hai Quỹ tại thời điểm hoán đổi. Sau thời điểm hoán đổi, giá trị khoản hoán đổi sẽ được đánh giá lại theo quy định hiện hành.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo: ……. |
|
BÁO CÁO KHỐI LƯỢNG VÀNG TRONG KHO
(Quý….năm….)
Đơn vị: Kg
Stt | Chỉ tiêu | Vàng tiêu chuẩn quốc tế | Vàng miếng | Vàng khác |
1 | Kho 1 | |||
2 | Kho 2 | |||
3 | Tổng |
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm …… | ||
Lập biểu | Kiểm soát | Thủ trưởng đơn vị |
1. Đối tượng áp dụng: Cục Phát hành và Kho quỹ.
2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 15 tháng đầu của quý ngay sau quý báo cáo. Trường hợp có thay đổi khối lượng vàng tồn kho, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo ngay khi có thay đổi.
3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
4. Đơn vị nhận báo cáo:
- Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Sở Giao dịch, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ.
- Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ.
5. Hướng dẫn lập báo cáo: Chỉ tiêu 3 = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo: ……. |
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC TẠI NƯỚC NGOÀI
(Tháng….năm…..)
Bảng A. Đầu tư ngoại tệ thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước tại nước ngoài
Đơn vị: Nguyên tệ, USD, Phần trăm
Stt | Loại ngoại tệ | Nguyên tệ | Quy USD | Số dư quy USD | Tỷ trọng theo ngoại tệ | ||||
Tiền gửi không kỳ hạn | Tiền gửi có kỳ hạn | Trái phiếu Chính phủ | Ủy thác đầu tư | Hình thức đầu tư khác | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | |
1 | USD | ||||||||
2 | EUR | ||||||||
3 | JPY | ||||||||
4 | GBP | ||||||||
… | …. | ||||||||
Tổng |
Bảng B. Đầu tư vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước tại nước ngoài
Đơn vị: USD
Stt | Chỉ tiêu | Số dư |
1 | Vàng tiêu chuẩn quốc tế | |
2 | Vàng tài khoản | |
… | … | |
Tổng |
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm …… | ||
Lập biểu | Kiểm soát | Thủ trưởng đơn vị |
1. Đối tượng áp dụng: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 15 của tháng ngay sau tháng báo cáo.
3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
4. Đơn vị nhận báo cáo:
a) Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Sở Giao dịch.
b) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
5. Hướng dẫn lập báo cáo:
- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.
- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.
- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.
- Bảng A: Cột (9) = Cột (3)/Tổng Cột (3)*100.
- Bảng B: Chỉ tiêu 1 phản ánh số dư vàng tiêu chuẩn quốc tế dưới dạng vàng vật chất được đầu tư ở nước ngoài.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo: ……. |
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC TẠI NƯỚC NGOÀI THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ
(Tháng….năm….)
Đơn vị: Nguyên tệ, USD
Stt | Chỉ tiêu | Loại ngoại tệ | Số dư cuối kỳ | |
Nguyên tệ | Quy USD | |||
1 | Tổng tiền gửi không kỳ hạn | |||
1.1 1.2 … | Đối tác A Đối tác B ….. |
|
|
|
2 | Tổng tiền gửi có kỳ hạn | |||
2.1 2.2 … | Đối tác A Đối tác B ….. |
|
|
|
3 | Tổng trái phiếu | |||
3.1 3.2 … | Trái phiếu Chính phủ Mỹ Trái phiếu Chính phủ Đức …. |
|
|
|
4 | Tổng ủy thác đầu tư | |||
4.1 4.2 … | Đối tác A Đối tác B ….. |
|
|
|
5 | Tổng đầu tư vàng | |||
5.1 5.2 … | Đối tác A Đối tác B ….. |
|
|
|
6 | Tổng hình thức đầu tư khác | |||
6.1 6.1.1 6.1.2 … 6.2 6.2.1 6.2.2 … | Hình thức 1 Đối tác A Đối tác B … Hình thức 2 Đối tác A Đối tác B … |
|
|
|
Tổng |
|
|
|
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm …… | ||
Lập biểu | Kiểm soát | Thủ trưởng đơn vị |
1. Đối tượng áp dụng: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 15 của tháng ngay sau tháng báo cáo.
3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
4. Đơn vị nhận báo cáo:
a) Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Sở Giao dịch.
b) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
5. Hướng dẫn lập báo cáo:
- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.
- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.
- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.
- Chỉ tiêu 1 = Chỉ tiêu 1.1 + Chỉ tiêu 1.2 + …
- Chỉ tiêu 2= Chỉ tiêu 2.1 + Chỉ tiêu 2.2 + …
- Chỉ tiêu 3= Chỉ tiêu 3.1 + Chỉ tiêu 3.2 + …
- Chỉ tiêu 4= Chỉ tiêu 4.1 + Chỉ tiêu 4.2 + …
- Chỉ tiêu 5= Chỉ tiêu 5.1 + Chỉ tiêu 5.2 + …
- Chỉ tiêu 6= Chỉ tiêu 6.1 + Chỉ tiêu 6.2 + …
- Chỉ tiêu 6.1 = Chỉ tiêu 6.1.1 + Chỉ tiêu 6.1.2 + …
- Chỉ tiêu 6.2 = Chỉ tiêu 6.2.1 + Chỉ tiêu 6.2.2 + …
- Tổng = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2 + Chỉ tiêu 3 + Chỉ tiêu 4 + Chỉ tiêu 5 + Chỉ tiêu 6.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo: ……. |
|
BÁO CÁO TỶ TRỌNG CÁC LOẠI NGOẠI TỆ MUA BÁN GIỮA CÁC TCTD VÀ KHÁCH HÀNG
(Từ tháng…năm… đến tháng…năm….)
Đơn vị: Phần trăm
Stt | Loại ngoại tệ | Tỷ trọng |
(1) | (2) | |
1 | USD | |
2 | EUR | |
3 | JPY | |
… | ….. | |
Tổng |
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm …… | ||
Lập biểu | Kiểm soát | Thủ trưởng đơn vị |
1. Đối tượng áp dụng: Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày cuối cùng của tháng 02 và tháng 8 năm báo cáo.
3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
4. Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo: ……. |
|
BÁO CÁO SỐ DƯ TIỀN GỬI NGOẠI TỆ VÀ VÀNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN NGOẠI HỐI KHÁC
(Ngày ….tháng….năm….)
Đơn vị: USD
Stt | Chỉ tiêu | Số dư |
1 | Kho bạc Nhà nước | |
2 | Tổ chức tín dụng | |
3 | Các nguồn ngoại hối khác phát sinh tại Sở giao dịch | |
4 | Tổng |
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm …… | ||
Lập biểu | Kiểm soát | Thủ trưởng đơn vị |
1. Đối tượng áp dụng: Sở Giao dịch thực hiện kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.
2. Thời hạn gửi báo cáo: Ngày làm việc ngay sau ngày báo cáo.
3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
4. Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Kiểm toán nội bộ.
5. Hướng dẫn lập báo cáo:
- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.
- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.
- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.
- Chỉ tiêu 4 = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2 + Chỉ tiêu 3.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đơn vị báo cáo: ……. |
|
Đơn vị: USD
Stt | Chỉ tiêu | Số tiền (*) |
1 | Gửi ngoại tệ và vàng |
|
1.1 | Kho bạc Nhà nước | |
1.2 | Tổ chức tín dụng | |
1.3 | Các nguồn ngoại hối khác phát sinh tại Sở giao dịch | |
2 | Rút ngoại tệ và vàng |
|
2.1 | Kho bạc Nhà nước | |
2.2 | Tổ chức tín dụng | |
2.3 | Các nguồn ngoại hối khác phát sinh tại Sở giao dịch |
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm …… | ||
Lập biểu | Kiểm soát | Thủ trưởng đơn vị |
1. Đối tượng áp dụng: Sở Giao dịch thực hiện kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.
2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 03 của tháng ngay sau tháng báo cáo.
3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.
4. Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
5. Hướng dẫn lập báo cáo:
- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.
- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.
- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.
- (*) Số tiền = Số tiền theo nguyên tệ phát sinh trong kỳ * Tỷ giá nguyên tệ/Tỷ giá USD.
- 1Công văn số 5319/VPCP-KTTH ngày 01/10/2004 của Văn phòng Chính phủ về việc trả nợ Quỹ dự trữ ngoại hối
- 2Thông tư 02/2021/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Công văn 4697/NHNN-QLNH năm 2024 triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý thị trường ngoại hối và vàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư 43/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 43/2024/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/08/2024
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Phạm Thanh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 985 đến số 986
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra