BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 39-NV/TB | Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 1959 |
Kính gửi: Ủy ban Hành chính các khu, thành phố, tỉnh
Hiện nay một số sổ phụ cấp thương tật của thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do Bộ Thương binh cấp trước đây đã hết phiếu để lĩnh phụ cấp thương tật.
Để đảm bảo cho anh em có thể tiếp tục hưởng quyền lợi được nhanh chóng không ảnh hưởng dến sinh hoạt bình thường của anh em, đồng thời để phù hợp với yêu cầu kiện toàn tổ chức, phân cấp quản lý công việc. Bộ quyết định giao cho các Ủy ban Hành chính khu, thành phố, tỉnh cấp "Phiếu lĩnh phụ cấp thương tật" cho những thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tập có sổ phụ cấp thương tật để hết phiếu.
Dưới đây là quy định những chi tiết thi hành:
- Phiếu lĩnh phụ cấp thương tật chỉ cấp cho những thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật đã có sổ phụ cấp thương tật (kể thương tật loại vĩnh viễn và loại tạm thời) khi nào sổ đó không còn phiếu để lĩnh phụ cấp thương tật nữa. Phiếu này phải đính kèm vào sổ phụ cấp thương tật đã hết phiếu.
Những số phụ cấp thương tật tuy đã hết phiếu, nhưng vì quá nhàu nát không thể dùng được nữa hoặc vì có nghi ngờ tẩy chữa... thì phải gửi về Bộ xét đổi lại sổ khác, mà không cấp phiếu lĩnh phụ cấp thương tật.
- Mỗi phiếu lĩnh phụ cấp thương tập gồm có 8 phiếu nhỏ dùng để thanh toán phụ cấp 8 lần và đính kém và sổ phụ cấp thương tật đã kết phiếu mà thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật vẫn giữ.
- Phiếu lĩnh phụ cấp thương tật do Bộ đặt in theo mẫu thống nhất và sẽ phân phối về các khu, thành, tỉnh.
- Ủy ban Hành chính các khu, thành, tỉnh căn cứ vào sổ phụ cấp thương tật đã hết phiếu để xét cấp nhiều lĩnh phụ cấp thương tật cho tất cả thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật thuộc địa phương mình (thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật đã về địa phương, sản xuất ở các tập đoàn công tác ở các cơ quan, xí nghiệp, công nông trường, học ở các trường, còn ở các trại thương binh và còn tại ngũ, đóng quân trong tỉnh...).
- Thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật phải có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận phiếu lĩnh phụ cấp thương tật đính kèm vào sổ phụ cấp thương tật hết phiếu.
Nếu bị mất phiếu lĩnh phụ cấp thương tật, anh em phải kịp thời làm đơn khai mất phiếu có chứng thực rõ ràng về lý do mất và thời gian cuối cùng đã được thanh toán phụ cấp thương tật của địa phương hay cơ quan, đơn vị, rồi gửi đến Ủy ban Hành chính khu, thành tỉnh nơi đang ở hoặc công tác để Ủy ban Hành chính khu, thành, tỉnh thông báo điều tra và xét cấp phiếu lần thứ hai.
Đơn khai mất phiếu lĩnh phụ cấp thương tật, sau khi đã được xét cấp lại, sẽ lưu tại cấp khu, thành, tỉnh để làm tài liệu theo dõi.
II. CÁCH THỨC CẤP PHIẾU VÀ THANH TOÁN PHỤ CẤP THƯƠNG TẬT
Để đảm bảo giải quyết quyền lợi cho anh em được nhanh, đúng và để tiện việc kiểm tra theo dõi về sau, đề phòng hiện tượng lợi dụng có thể có, cách thức cấp phiếu và thanh toán phụ cấp thương tật ấn định như sau:
1. Cách thức cấp phiếu lĩnh phụ cấp thương tật:
- Khi nhận được sổ phụ cấp thương tật đã hết phiếu, các Ủy ban cần kiểm tra kỹ lại nội dung của sổ. Chú ý số sổ, họ tên thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật, hạng thương tật, số tờ trong sổ và thời gian cuối cùng đã thanh toán phụ cấp thương tật ghi ở cuống phiếu còn lại của sổ phụ cấp thương tật. Khi thấy sổ phụ cấp thương tật hết phiếu không có gì nghi vấn về tẩy chữa, mất tờ và thời gian thanh toán đã rõ ràng, thì Ủy ban căn cứ vào số sổ, họ tên thương binh, hạng thương tật, định suất phụ cấp thương tật, thời gian, đã lĩnh phụ cấp thương tật trong sổ hết phiếu để xét cấp phiếu lĩnh phụ cấp thương tật cho anh em.
- Khi cấp phiếu lĩnh phụ cấp thương tật, Ủy ban sẽ ghi vào trang 2 tờ 1 (nếu trang 2 đã hết chỗ trống thì có thể ghi vào cạnh trang 1 hoặc một chỗ nào dễ thấy...) của sổ phụ cấp thương tật hết phiếu như sau: "Ủy ban hành chính... đã cấp phiếu lĩnh phụ cấp thương tật, hưởng tiếp từ ngày... tháng ... năm 19...", rồi để ngày cấp phiếu và ký tên đóng dấu.
- Mỗi khu, thành, tỉnh cần lập một sổ theo dõi cấp phiếu lĩnh phụ cấp thương tật như sau:
Số phiếu | Họ và tên TB, DQDK TNXP bị thương tật | Số sổ PCTT | Hạng thương tật | Chịa chỉ hiện nay | Ngày hưởng tiếp trong phiếu lĩnh PCTT | Ngày cấp phiếu | Thương binh ký nhận |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
- Cột 1: ghi số phiếu lĩnh phụ cấp thương tật của từng khu, thành, tỉnh - vừa là số thứ tự trong sổ theo dõi cấp phiếu, vừa là số ghi vào phiếu lĩnh phụ cấp thương tật.
- Cột 8: nếu gửi phiếu lĩnh phụ cấp thương tật mà không phải trực tiếp trao tay thì ghi số phiếu gửi, ngày và nơi gửi đến để theo dõi.
2. Cách thức thanh toán phụ cấp thương tật:
- Khi lĩnh phụ cấp bằng phiếu lĩnh phụ cấp thương tật, thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật phải đính kèm theo số phụ cấp thương tật hết phiếu mà anh em vẫn giữ, nếu không đính kèm theo sổ, thì không thanh toán.
- Cơ quan thanh toán phụ cấp thương tật cần đối chiếu kỹ số sổ, họ tên, hạng thương tật, định suất phụ cấp thương tật giữa phiếu lĩnh phụ cấp thương tật và sổ phụ cấp thương tật hết phiếu. Nếu có tẩy chữa hoặc không ăn khớp với nhau giữa phiếu lĩnh phụ cấp thương tật và sổ phụ cấp thương tật hết phiếu thì không thanh toán phụ cấp mà phải gửi về Ủy ban Hành chính khu, thành, tỉnh, để xét định.
- Khi thanh toán, ngoại việc ghi vào các phiếu (nhỏ) và cắt ra để giữ làm chứng từ thanh toán, cần ghi vào thứ tự các ô phiếu của phiếu lĩnh phụ cấp thương tật (có ký tên đóng dấu của cơ quan phụ trách thanh toán phụ cấp thương tật) để tiện việc theo dõi.
Ví dụ: Khi thanh toán ngoài việc ghi vào phiếu 3 (nhỏ) và cắt ra làm chứng từ thanh toán, phải ghi vào ô phiếu 3 trong phiếu lĩnh phụ cấp thương tật.
- Phiếu lĩnh phụ cấp thương tật do khu, thành, tỉnh này cấp, cũng có giá trị để tiếp tục lĩnh phụ cấp thương tật ở địa phương khác, khi thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật được thay đổi chỗ ở hoặc chuyển công tác.
Khi phiếu này đã thanh toán hết thì Ủy ban Hành chính khu, thành, tỉnh nơi ở mới sẽ xét cấp phiếu lĩnh phụ cấp thương tật khác.
- Khi lĩnh hết 8 phiếu (nhỏ) ở phiếu lĩnh phụ cấp thương tật, anh em thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật phải giữ cuống phiếu đính kèm vào sổ phụ cấp thương tật hết phiếu, để Ủy ban Hành chính các khu, thành tỉnh có căn cứ xét cấp phiếu khác.
Trường hợp cuống phiếu lĩnh phụ cấp thương tật bị mất, phải có đơn khai đầy đủ như thường lệ.
Mong các Ủy ban lưu ý phổ biến cho các cơ quan, đơn vị và tất cả anh em thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật cùng biết, để tránh những trường hợp gửi sổ phụ cấp thương tật đã hết phiếu về Bộ như trước.
Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn trở ngại, đề nghị các Ủy ban kịp thời phản ảnh về Bộ để góp ý kiến giải quyết.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
- 1Nghị định 131-TTg năm 1958 về việc ấn định phụ cấp thương tật và phụ cấp sản xuất hay an dưỡng hàng tháng của thương binh, bệnh binh, dân quân du kích và thanh niên xung phong bị thương tật do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 84-TB/TB4 năm 1958 thi hành Nghị định 131-TTg ấn định phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất hay an dưỡng đối với thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do Bộ Thương Binh ban hành
- 1Nghị định 131-TTg năm 1958 về việc ấn định phụ cấp thương tật và phụ cấp sản xuất hay an dưỡng hàng tháng của thương binh, bệnh binh, dân quân du kích và thanh niên xung phong bị thương tật do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 84-TB/TB4 năm 1958 thi hành Nghị định 131-TTg ấn định phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất hay an dưỡng đối với thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do Bộ Thương Binh ban hành
Thông tư 39-NV/TB năm 1959 về việc cấp phiếu lĩnh phụ cấp thương tật cho thương binh, dân quân du kích, thanh niên xung phong bị thương tật có sổ phụ cấp thương tật đã hết phiếu do Bộ Nội Vụ ban hành
- Số hiệu: 39-NV/TB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/08/1959
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Phan Kế Toại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 37
- Ngày hiệu lực: 04/09/1959
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định