Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Kiểm tra trị giá hải quan: Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trị giá hải quan do người khai hải quan khai trên tờ khai hải quan (sau đây gọi là trị giá khai báo) để xác định các trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và các trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a.1) Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai không đúng, không đủ các chỉ tiêu liên quan đến trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu; tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá (nếu có);
a.2) Các nội dung về trị giá, điều kiện giao hàng trên hóa đơn thương mại không phù hợp với các nội dung tương ứng (nếu có) trên vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ là trường hợp trị giá khai báo thấp hơn thông tin rủi ro về trị giá tại cơ sở dữ liệu giá theo quy định của Tổng cục Hải quan.
2. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trường hợp có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo: Cơ quan hải quan thông báo cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và xử lý như sau:
a.1) Nếu người khai hải quan đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan thì thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, cơ quan hải quan thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và thông quan hàng hóa theo quy định.
Việc khai bổ sung thực hiện theo quy định tại
a.2) Nếu người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo hoặc quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo mà không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan.
b) Trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, cơ quan hải quan thông báo nghi vấn thông qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 02A/TBNVTG/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, đồng thời yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung các chứng từ, tài liệu có liên quan phù hợp với phương pháp xác định trị giá khai báo theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (01 bản chụp):
b.1) Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ, tài liệu theo yêu cầu và đề nghị tham vấn (nêu rõ thời gian tham vấn), cơ quan hải quan giải phóng hàng hóa theo quy định tại
b.2) Quá thời gian 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, người khai hải quan không nộp bổ sung hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu hoặc không đề nghị tham vấn, cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo, chuyển các nghi vấn để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định.
3. Tham vấn
a) Thẩm quyền tham vấn:
a.1) Cục trưởng Cục Hải quan tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị;
a.2) Căn cứ tình hình thực tế, đặc điểm địa bàn, Cục trưởng Cục Hải quan có thể phân cấp cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc diện phải tham vấn.
b) Tham vấn một lần:
b.1) Người khai hải quan được yêu cầu tham vấn một lần nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
b.1.1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cùng hợp đồng mua bán, được xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo nhiều chuyến khác nhau;
b.1.2) Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan không thay đổi;
b.1.3) Người khai hải quan có văn bản đề nghị tham vấn một lần, trong đó nêu rõ cam kết sử dụng kết quả tham vấn cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo.
b.2) Kết quả tham vấn một lần được sử dụng cho các lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiếp theo nếu trị giá hải quan sau khi tham vấn phù hợp với thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan hàng hóa đang xác định trị giá.
c) Trách nhiệm thực hiện:
c.1) Cơ quan hải quan:
c.1.1) Tổ chức tham vấn theo đề nghị của người khai hải quan, kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tài liệu do người khai hải quan nộp để làm rõ các dấu hiệu nghi vấn trị giá khai báo;
c.1.2) Lập biên bản tham vấn, trong đó, ghi chép đầy đủ, trung thực các nội dung hỏi đáp trong quá trình tham vấn; các chứng từ, tài liệu người khai hải quan đã nộp bổ sung; làm rõ người khai hải quan có hay không đồng ý với cơ sở bác bỏ trong trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo; kết thúc tham vấn phải ghi rõ kết luận vào biên bản tham vấn theo một trong các trường hợp “không đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”, hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” (nêu rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo), hoặc “đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không chấp nhận” (nêu rõ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo).
c.2) Người khai hải quan: Nộp các chứng từ, tài liệu có liên quan phù hợp với phương pháp xác định trị giá khai báo theo quy định của Bộ Tài chính về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn đúng thời gian đề nghị tham vấn;
c.3) Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.
d) Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp;
đ) Thời gian hoàn thành tham vấn: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai;
e) Thời gian thực hiện tham vấn: Tối đa 05 ngày làm việc;
g) Xử lý kết quả tham vấn
Căn cứ biên bản tham vấn, các chứng từ tài liệu do người khai hải quan bổ sung, cơ quan hải quan xử lý như sau:
g.1) Yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại
g.1.1) Một trong các trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều này;
g.1.2) Người khai hải quan áp dụng không đúng trình tự, điều kiện, nội dung phương pháp xác định trị giá hải quan.
g.2) Thông quan theo trị giá khai báo và chuyển các cơ sở bác bỏ trị giá khai báo để thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định trong các trường hợp sau:
g.2.1) Quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn hoặc quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan không khai bổ sung theo quy định tại điểm g.1 khoản này;
g.2.2) Người khai hải quan không đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá khai báo của cơ quan hải quan.
g.3) Thông quan theo trị giá khai báo đối với các trường hợp không có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo.
Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 38/2015/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/03/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 509 đến số 510
- Ngày hiệu lực: 01/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan
- Điều 3. Quy định về nộp, xác nhận và sử dụng các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ thuế
- Điều 4. Quy định về thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ
- Điều 5. Sử dụng chữ ký số trong thực hiện thủ tục hải quan điện tử
- Điều 6. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
- Điều 7. Hồ sơ xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
- Điều 8. Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 9. Áp dụng biện pháp kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ, vận chuyển, lưu giữ tại kho, bãi, cảng, khu vực cửa khẩu
- Điều 10. Áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 11. Áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan
- Điều 12. Áp dụng quản lý rủi ro trong giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 13. Áp dụng quản lý rủi ro đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 14. Quản lý rủi ro đối với doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích
- Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro
- Điều 16. Hồ sơ hải quan
- Điều 17. Xem hàng hoá, lấy mẫu hàng hóa trước khi khai hải quan
- Điều 18. Khai hải quan
- Điều 19. Đăng ký tờ khai hải quan
- Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan
- Điều 21. Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
- Điều 22. Hủy tờ khai hải quan
- Điều 23. Nguyên tắc kiểm tra
- Điều 24. Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa, mức thuế
- Điều 25. Kiểm tra trị giá hải quan
- Điều 26. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 27. Kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế, kiểm tra việc áp dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước
- Điều 28. Kiểm tra giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kết quả kiểm tra chuyên ngành
- Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
- Điều 31. Lấy mẫu, lưu mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 32. Đưa hàng về bảo quản
- Điều 33. Giải phóng hàng
- Điều 34. Thông quan hàng hóa
- Điều 35. Thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 36. Thời điểm tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
- Điều 37. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
- Điều 38. Căn cứ và phương pháp tính thuế đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp
- Điều 39. Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
- Điều 40. Áp dụng căn cứ tính thuế đối với một số trường hợp đặc biệt
- Điều 41. Đồng tiền nộp thuế
- Điều 42. Thời hạn nộp thuế
- Điều 43. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp
- Điều 44. Địa điểm, hình thức nộp thuế
- Điều 45. Thu nộp lệ phí hải quan
- Điều 46. Nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định
- Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 48. Ấn định thuế
- Điều 49. Xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
- Điều 50. Quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan
- Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
- Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 53. Cơ sở để xác định hàng hoá xuất khẩu
- Điều 54. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu
- Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu
- Điều 56. Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu
- Điều 57. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
- Điều 58. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 59. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu
- Điều 60. Báo cáo quyết toán
- Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm
- Điều 62. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
- Điều 63. Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
- Điều 64. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
- Điều 65. Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và quá thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn khi hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện
- Điều 66. Xử lý đối với trường hợp bên đặt gia công từ bỏ nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công
- Điều 67. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá đặt gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công
- Điều 68. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam
- Điều 69. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công
- Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm
- Điều 71. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa
- Điều 72. Thủ tục tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm
- Điều 73. Thủ tục hải quan đối với trường hợp bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để trực tiếp xuất khẩu
- Điều 74. Nguyên tắc chung
- Điều 75. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX
- Điều 76. Thủ tục hải quan đối với trường hợp DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa, DNCX thuê DNCX khác gia công
- Điều 77. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của DNCX
- Điều 78. Xử lý tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất và ngược lại
- Điều 79. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định
- Điều 80. Thủ tục thuê kho bên ngoài DNCX để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của DNCX, quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho
- Điều 81. Xác nhận doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa
- Điều 82. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất
- Điều 83. Quản lý, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
- Điều 84. Quản lý, theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
- Điều 85. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế
- Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Điều 87. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ trường hợp DNCX thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định tại Điều 77 Thông tư này)
- Điều 88. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trung chuyển
- Điều 89. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 90. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
- Điều 91. Quản lý hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
- Điều 92. Giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra và các dịch vụ thực hiện trong địa điểm thu gom hàng lẻ (sau đây gọi tắt là kho CFS)
- Điều 93. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần
- Điều 94. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới
- Điều 97. Địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (cảng nội địa)
- Điều 98. Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu
- Điều 99. Kho hàng không kéo dài
- Điều 100. Địa điểm kiểm tra tập trung
- Điều 101. Địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới
- Điều 102. Địa điểm kiểm tra hàng hoá tại chân công trình hoặc cơ sở sản xuất, nhà máy
- Điều 103. Các trường hợp miễn thuế
- Điều 104. Đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế
- Điều 105. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế
- Điều 106. Báo cáo, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu
- Điều 107. Các trường hợp xét miễn thuế
- Điều 108. Hồ sơ xét miễn thuế
- Điều 109. Thủ tục, trình tự xét miễn thuế
- Điều 110. Thẩm quyền xét miễn thuế
- Điều 111. Các trường hợp xét giảm thuế
- Điều 112. Hồ sơ xét giảm thuế
- Điều 113. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét giảm thuế
- Điều 114. Các trường hợp hoàn thuế
- Điều 115. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài
- Điều 116. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng không xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 117. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn
- Điều 118. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ
- Điều 119. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế nhập khẩu.
- Điều 120. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợp hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh... thuộc đối tượng miễn thuế)
- Điều 121. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam
- Điều 122. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan
- Điều 123. Hồ sơ hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất.
- Điều 124. Hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng, sau đó tổ chức, cá nhân tiếp nhận hoặc mua lại thực tái xuất ra khỏi Việt Nam
- Điều 125. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật
- Điều 126. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có), bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung công quỹ do vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan
- Điều 127. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Điều 128. Hồ sơ không thu thuế
- Điều 129. Thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế
- Điều 130. Kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế
- Điều 131. Cập nhật thông tin hoàn thuế, không thu thuế
- Điều 132. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
- Điều 133. Tiền chậm nộp
- Điều 134. Nộp dần tiền thuế nợ
- Điều 135. Gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 136. Xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
- Điều 137. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
- Điều 138. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động
- Điều 139. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp
- Điều 140. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
- Điều 141. Thu thập thông tin và xác minh phục vụ kiểm tra sau thông quan
- Điều 142. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
- Điều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
- Điều 144. Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan
- Điều 145. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan