Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2010/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2010 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Điều lệ về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Thông tư này quy định về đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy; nhãn; bao bì; hội thảo, quảng cáo; khảo nghiệm, kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
1. Mỗi loại hoạt chất hay thuốc kỹ thuật của một nhà sản xuất chỉ được đăng ký 01 tên thương phẩm để phòng, trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng.
Nếu các thuốc này dùng để khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản hoặc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều thì được đăng ký thêm 01 tên thương phẩm khác.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật được trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc được ủy quyền 01 lần cho tổ chức, cá nhân khác đứng tên đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật do mình sản xuất ra.
3. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký được quyền thay đổi nhà sản xuất theo yêu cầu hoặc được quyền chuyển nhượng tên sản phẩm đã đăng ký theo thỏa thuận. Sau khi chuyển nhượng, đơn vị đã đứng tên đăng ký và đơn vị được chuyển nhượng quyền đứng tên đăng ký không được sử dụng hoạt chất cùng loại để đứng tên đăng ký tên sản phẩm khác. Việc thay đổi nhà sản xuất hoặc chuyển nhượng tên sản phẩm đã đăng ký phải được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận và làm các thủ tục pháp lý liên quan.
4. Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật xin đăng ký đều phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học ở Việt Nam. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học thực hiện theo quy định tại Chương XII của Thông tư này.
Các thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học xin đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm hoặc hỗn hợp phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học trên diện hẹp và diện rộng.
Các thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học xin đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm, hoặc hỗn hợp; Các thuốc bảo vệ thực vật đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học trên diện rộng.
5. Các loại thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học lần đầu đăng ký sử dụng để phòng trừ dịch hại (trừ thuốc trừ cỏ dùng cho cây ăn quả và chè); để điều hoà sinh trưởng cho từng loại cây ăn quả từ giai đoạn đậu quả, cho cây chè, cho từng loại cây rau; để bảo quản nông sản sau thu hoạch phải tiến hành khảo nghiệm xác định lại thời gian cách ly ở Việt Nam và được thực hiện theo quy định tại Chương XII của Thông tư này.
6. Các loại thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học có độ độc cấp tính của hoạt chất thuộc nhóm III hoặc nhóm IV theo quy định tại mục 1, mục 7, Phụ lục 4 của Thông tư này, có hoạt chất không thuộc nhóm chlor hữu cơ, có thời gian cách ly ở Việt Nam tối đa là 07 ngày và có kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học ở Việt Nam đạt yêu cầu theo quy định thì được đăng ký sử dụng để phòng trừ dịch hại, để điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cho cây chè và cho cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch.
7. Các loại thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký riêng lẻ để phòng trừ cùng một loại dịch hại, có thể được khuyến cáo phối trộn khi sử dụng, nhưng không được mang một tên riêng khi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận.
Điều 4. Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải đăng ký sử dụng ở Việt Nam
1. Thuốc chứa hoạt chất chưa có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
2. Thuốc chứa hoạt chất đã có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng nhưng mang tên thương phẩm khác.
3. Thuốc có tên thương phẩm trong danh mục được phép sử dụng nhưng bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất hoặc hỗn hợp với nhau thành thuốc mới.
4. Thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm I hoặc thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm II nhưng có hoạt chất thuộc nhóm độc I, theo quy định tại mục 1, mục 7, Phụ lục 4 của Thông tư này chuyên dùng trong khử trùng kho tàng, bến bãi; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc trừ mối hại các công trình xây dựng, đê điều; thuốc trừ chuột.
Điều 5. Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký sử dụng ở Việt Nam
1. Thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng; thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam để trừ dịch hại trên đồng ruộng.
2. Thuốc có hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật do cá nhân, tổ chức nước ngoài sáng chế, nhưng chưa được đăng ký sử dụng ở nước ngoài.
3. Thuốc có tên thương phẩm trùng với tên hoạt chất hay tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật đã đăng ký.
4. Thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm I hoặc thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm II nhưng có hoạt chất thuộc nhóm độc I, theo quy định tại mục 1, mục 7, Phụ lục 4 trừ các thuốc quy định tại
5. Các loại thuốc có trong các danh mục cảnh báo của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP); Các loại thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục 3 của Công ước Rotterdam.
6. Thuốc chứa hoạt chất methyl bromide.
1. Đăng ký chính thức
Các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký chính thức gồm:
a) Mới tạo ra trong nước và được Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật.
b) Đã thành sản phẩm hàng hóa ở nước ngoài, nhưng lần đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Việt Nam.
2. Đăng ký bổ sung
Các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký bổ sung gồm:
a) Có hoạt chất như thuốc của tổ chức, cá nhân khác đã được đăng ký chính thức 03 năm kể từ ngày Thông tư về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực thi hành.
b) Mang tên thương phẩm khác với thuốc có cùng loại hoạt chất trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng.
c) Bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất.
d) Hỗn hợp 02 hay nhiều hoạt chất thành sản phẩm mới.
3. Gia hạn đăng ký
a) Gia hạn đăng ký được áp dụng cho các loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam khi Giấy chứng nhận đăng ký hết hạn.
b) Thời gian nộp hồ sơ gia hạn đăng ký trong vòng 03 tháng trước khi giấy chứng nhận đăng ký hết hạn. Các loại thuốc bảo vệ thực vật không làm thủ tục gia hạn đăng ký đúng thời gian sẽ bị loại khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
c) Không gia hạn đăng ký đối với các thuốc bảo vệ thực vật quy định tại
Điều 7. Hồ sơ đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
1. Hồ sơ đăng ký chính thức
a) Đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
b) Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật xin đăng ký;
c) Giấy xác nhận (bản chính hoặc bản sao hợp pháp) là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;
d) Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
đ) Bản photocopy Giấy đăng ký sử dụng thuốc tại nước ngoài;
e) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;
g) Kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo quy định;
h) Bản sao hợp pháp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp hoặc bản sao hợp pháp giấy ủy nhiệm, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu các sản phẩm ở Việt Nam của chủ sở hữu các sản phẩm đó (nếu có).
2. Hồ sơ đăng ký bổ sung
a) Đặt tên thương phẩm, hỗn hợp
- Đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật xin đăng ký;
- Giấy xác nhận (bản chính hoặc bản sao hợp pháp) là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;
- Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
- Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;
- Kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo quy định;
- Bản sao hợp pháp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp hoặc bản sao hợp pháp giấy ủy nhiệm, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu các sản phẩm ở Việt Nam của chủ sở hữu các sản phẩm đó (nếu có).
b) Bổ sung dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất.
- Đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
- Tài liệu kỹ thuật thành phẩm chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;
- Bản photocopy Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
- Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;
- Kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo quy định.
c) Bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng, cách sử dụng
- Đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
- Bản photocopy Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
- Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;
- Kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo quy định.
3. Hồ sơ gia hạn đăng ký
a) Đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
c) Báo cáo về số lượng hoặc giá trị thuốc đó được nhập khẩu, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán và sử dụng hàng năm ở Việt Nam;
d) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.
4. Hồ sơ thay đổi nhà sản xuất
a) Đơn đề nghị quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật;
c) Giấy xác nhận (bản chính hoặc bản sao hợp pháp) là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;
d) Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại mục II, Phụ lục 3 của Thông tư này;
đ) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
e) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.
5. Hồ sơ thay đổi tên thương phẩm
Thuốc bảo vệ thực vật sau khi đăng ký chỉ được đổi tên thương phẩm nếu có kết luận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa. Tên thương phẩm cũ bị hủy bỏ và không được sử dụng lại.
Hồ sơ đổi tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật gửi về cơ quan đăng ký bao gồm:
a) Đơn đề nghị quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.
6. Hồ sơ chuyển nhượng thuốc bảo vệ thực vật đã đăng ký
a) Đơn đề nghị quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bảo sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng hoặc thoả thuận chuyển nhượng sản phẩm;
c) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.
Tổ chức, cá nhân đăng ký thuốc chính thức; đặt tên thương phẩm; hỗn hợp phải nộp chất chuẩn cho cơ quan đăng ký khi được cấp giấy phép khảo nghiệm.
Khối lượng chất chuẩn phải nộp là 02g (hai gam). Chất chuẩn phải được xác nhận chất lượng của nhà sản xuất và thời hạn sử dụng từ 02 năm trở lên.
Điều 9. Cơ quan đăng ký và trách nhiệm của cơ quan đăng ký
1. Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chất chuẩn.
b) Thẩm định, lưu giữ và bảo mật hồ sơ.
c) Trả lời kết quả thẩm định và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu tại Phụ lục 12 của Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp giấy phép khảo nghiệm phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký.
d) Tổ chức các kỳ họp Hội đồng Tư vấn để xét duyệt các thuốc xin đăng ký chính thức, lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn về các loại thuốc đăng ký bổ sung và lập hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Thông tư ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng sau khi đã được Hội đồng Tư vấn xem xét và đề nghị công nhận.
Trả lời bằng văn bản tổ chức cá nhân có thuốc xin đăng ký nhưng không được Hội đồng tư vấn chấp nhận vì lý do về kỹ thuật.
đ) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu tại Phụ lục 13 của Thông tư này khi Thông tư ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực thi hành.
e) Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
g) Thu phí, lệ phí cấp Giấy phép khảo nghiệm và Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành.
Điều 10. Thời hạn của các loại giấy phép
Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật là 05 năm.
Tổ chức, cá nhân đăng ký thuốc bảo vệ thực vật phải nộp phí, lệ phí đăng ký theo quy định hiện hành.
SẢN XUẤT, GIA CÔNG, SANG CHAI, ĐÓNG GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Chỉ được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các loại thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam và các loại thuốc đã được phép nhập khẩu để gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều kiện được quy định tại
3. Người trực tiếp điều hành sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
4. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 8 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật nêu trên.
5. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 13. Đăng ký sản xuất gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật khi người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động này có chứng chỉ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật ở địa phương cấp.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Nghị định số 58/2002/NĐ-CP và có nhu cầu hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam phải gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) gồm:
a) Tờ trình về việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bản sao hợp pháp luận chứng kinh tế, kỹ thuật về hình thức hoạt động (sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói); về chủng loại thuốc sẽ sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; về thời gian hoạt động của dự án;
c) Trích ngang sơ yếu lý lịch, bản sao hợp pháp bằng cấp chuyên môn của người trực tiếp điều hành sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, nếu là người nước ngoài.
1. Báo cáo định kỳ bằng văn bản cho Cục Bảo vệ thực vật về tình hình sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật vào quý IV hàng năm.
2. Thông báo bằng văn bản cho Cục Bảo vệ thực vật khi thay đổi địa điểm nhà máy, xưởng; công suất sản xuất, hình thức hoạt động, chủng loại thuốc được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói kể cả việc không tiếp tục sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu hoạt động sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của mình gây ảnh hưởng xấu tới người, vật nuôi và môi trường; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình khi đưa ra lưu thông, sử dụng.
Điều 15. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
1. Tiếp nhận hồ sơ về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Trả lời bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ cho đơn vị xin hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ được quy định tại
3. Tiếp nhận các báo cáo về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; các thông báo về việc không tiếp tục hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân và tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm; thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật khi có yêu cầu.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Các tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp; có Giấy đăng ký mã số doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Thuế cấp được phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
2. Đối với các loại thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, khi nhập khẩu chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan Hải quan.
3. Đối với các loại thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành; thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, thử nghiệm, để sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, để sử dụng trong các trường hợp đặc thù khác hoặc để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền cấp giấy phép nhập khẩu. Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng chỉ cấp phép nhập khẩu theo quí.
4. Cấm nhập khẩu các loại thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Trường hợp nhập khẩu chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng để phục vụ công tác kiểm tra dư lượng và thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền cấp giấy phép nhập khẩu.
5. Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng được nhập khẩu ở dạng thành phẩm phải có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc như hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc của thuốc thành phẩm đã đăng ký; ở dạng nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của nguyên liệu đã có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
6. Thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng, hạn chế sử dụng được nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ và đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc đã đăng ký ở Việt Nam.
7. Đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật được ủy quyền nhập khẩu thì đơn vị nhận ủy quyền nhập khẩu phải xuất trình thư ủy quyền của đơn vị đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
8. Cuối quý IV hàng năm, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo bằng văn bản về tình hình nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của đơn vị cho Cục Bảo vệ thực vật.
9. Mẫu Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này, có giá trị cho toàn bộ lô hàng và thời gian được ghi trong giấy phép.
Điều 17. Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này;
2. Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp (chỉ nộp lần đầu);
3. Bản sao hợp pháp Giấy đăng ký mã số doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Thuế cấp (chỉ nộp lần đầu);
4. Trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật để tái xuất, phải nộp 01 bản sao hợp pháp hợp đồng xuất khẩu và 01 bản sao hợp pháp hợp đồng nhập khẩu với đối tác nước ngoài và 01 bản sao hợp pháp giấy chứng nhận thông quan của Hải quan cửa khẩu về lô hàng sau khi hoàn thành việc tái xuất;
5. Trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật chưa có tên thương phẩm và hoạt chất trong danh mục được phép sử dụng để dùng trong dự án đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, phải nộp bản sao hợp pháp Giấy phép đầu tư nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp (chỉ nộp lần đầu).
Điều 18. Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide
1. Cấm nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide từ bất kỳ nước nào hoặc đến bất cứ nước nào không tham gia Nghị định thư Montreal.
2. Các tổ chức nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng. Phải đăng ký cụ thể với Cục bảo vệ thực vật khối lượng methyl bromide nhập khẩu để sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau: kiểm dịch thực vật/ khử trùng xuất khẩu (QPS) và các mục đích khác (non-QPS) của năm tiếp theo trước ngày 15 tháng 12 của năm trước.
3. Cục Bảo vệ thực vật phân bổ lượng methyl bromide nhập khẩu trong năm trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo căn cứ vào đăng ký, quy mô hoạt động của các tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng và lộ trình loại trừ dần methyl bromide mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế.
4. Mẫu Giấy phép nhập khẩu methyl bromide quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư này; Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu là ngày 31 tháng 12 của năm cấp phép và không được phép gia hạn trong bất cứ trường hợp nào.
5. Các tổ chức không được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định hoặc báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide.
b) Sử dụng methyl bromide sai mục đích đã đăng ký hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng từ kiểm dịch thực vật/ khử trùng xuất khẩu (QPS) sang các mục đích khác (non-QPS).
c) Nhập khẩu bổ sung cho các hoạt động ngoài mục đích kiểm dịch và khử trùng xuất khẩu (non-QPS).
6. Trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide
a) Chỉ được phép sử dụng methyl bromide theo đúng đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và phải chịu sự thanh, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng methyl bromide;
b) Chỉ được bán các thuốc chứa hoạt chất methyl bromide cho các tổ chức có đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định của pháp luật;
c) Hàng năm phải báo cáo Cục Bảo vệ thực vật tình hình hoạt động xông hơi khử trùng và việc mua bán methyl bromide theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau;
d) Các tổ chức cá nhân xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide ngoài các yêu cầu trên còn phải đáp ứng quy định tại
BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện được quy định tại
2. Chỉ được buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng, hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hàng năm hoặc ban hành bổ sung.
3. Chỉ được buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật dạng thành phẩm còn hạn sử dụng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có nhãn hàng hóa theo đúng quy định tại Chương IX của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về nhãn hàng hóa.
4. Người trực tiếp buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
Điều 20. Đăng ký buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh đối với hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có chứng chỉ hành nghề do Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.
2. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện quy định tại
3. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Quyết định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 21. Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải được sự đồng ý bằng văn bản của chính quyền cấp xã, phường; phải xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, chợ và nguồn nước; phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường; không bị ngập nước trong mọi tình huống; có đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 58/2002/NĐ-CP.
VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo những quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9/11/2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.
3. Vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường. Không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt.
4. Các loại thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói, dán nhãn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển theo quy định tại
5. Các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện
6. Nghiêm cấm việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trên các phương tiện cùng với chuyên chở hành khách, chuyên chở vật nuôi, chuyên chở lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác (trừ phân bón).
Điều 23. Vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
1. Người vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
a) Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.
b) Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
c) Người áp tải hàng bắt buộc phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
2. Bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển
a) Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;
b) Phải dán biểu trưng nguy hiểm với đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch. Kích thước của biểu trưng nguy hiểm dán trên mỗi thùng đựng thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật là 100mm x 100mm và dán trên container là 250mm x 250mm theo mẫu quy định tại khoản 1, mục II, Phụ lục 5 của Thông tư;
c) Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi Mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300mm x 500mm theo mẫu quy định tại khoản 2, mục II, Phụ lục 5 của Thông tư này, vị trí ở phía dưới biểu trưng nguy hiểm.
3. Phương tiện vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
a) Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.
b) Phương tiện chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:
- Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật;
- Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp với thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;
- Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển.
c) Phương tiện chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.
d) Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải được dán biểu trưng nguy hiểm của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500mm x 500mm. Vị trí dán biểu trưng nguy hiểm ở hai bên và phía sau phương tiện.
4. Xử lý sự cố
Khi gặp sự cố do đổ vỡ, tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, người lái xe, người áp tải hoặc chủ sở hữu hàng hóa phải xử lý sự cố và đồng thời thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời hậu quả do thuốc bị rò rỉ gây ra. Người vi phạm phải chịu mọi chi phí khắc phục.
Điều 24. Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển khối lượng thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật từ 1000kg/xe trở lên phải có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật địa phương cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật. Giấy phép này có giá trị lưu hành trên toàn quốc.
3. Thời hạn của Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.
4. Mẫu Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này.
Điều 25. Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
1. Hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này;
b) Bản photocopy Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu);
c) Bản sao hợp pháp hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật;
d) Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng.
2. Thời hạn cấp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng, người thủ kho được đào tạo, tập huấn các nội dung sau:
1. Các nội dung huấn luyện về an toàn lao động được quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
2. Các văn bản liên quan đến vận chuyển, bảo quản hóa chất nguy hiểm;
3. Các đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật;
4. Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của hàng hóa;
5. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ);
6. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố đối với mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật.
Điều 27. Trách nhiệm về tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện
1. Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn đối với người thủ kho, người áp tải hàng và người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ủy quyền cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật địa phương phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các Doanh nghiệp tổ chức tập huấn theo đúng nội dung chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện.
3. Các đơn vị thực hiện việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng, người thủ kho thuốc bảo vệ thực vật được huấn luyện theo các nội dung quy định tại
Điều 28. Kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
Kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Địa điểm kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài khu công nghiệp phải được sự chấp thuận bằng văn bản của chính quyền cấp xã, phường trở lên;
2. Kho phải được xây dựng vững chắc, bằng vật liệu khó cháy, không bị úng ngập, đảm bảo thông thoáng, thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy hoạt động;
3. Kho phải có các dụng cụ chữa cháy, phòng độc, cấp cứu và có biển biểu trưng nguy hiểm in đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch có kích thước như biểu trưng nguy hiểm của phương tiện hoặc container quy định tại khoản 1, Mục II của Phụ lục 5 của Thông tư này;
4. Kho thuốc phải đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 29. Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
1. Việc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường ở khu vực xung quanh.
2. Người thủ kho bắt buộc phải được huấn luyện về an toàn lao động trong bảo quản thuốc bảo vệ thực vật .
3. Trong trường hợp thuốc bị rò rỉ, khuếch tán gây tác hại đến môi sinh, môi trường, chủ sở hữu thuốc phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả dưới sự hướng dẫn hoặc kiểm tra của cơ quan bảo vệ thực vật, cơ quan quản lý môi trường, ủy ban nhân dân nơi gần nhất và chịu mọi chi phí cho việc khắc phục hậu quả đó.
1. Chỉ được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng hoặc danh mục hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
2. Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam; các loại thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng, ngoài danh mục hạn chế sử dụng; các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các loại thuốc không có nhãn hoặc có nhãn chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài.
3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng với hướng dẫn đã được ghi trên nhãn thuốc.
4. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng cách) và phải tuân thủ thời gian cách ly đã được ghi trên nhãn.
Điều 31. Trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sau:
1. Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không đảm bảo thời gian cách ly, để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản vượt mức cho phép.
2. Sử dụng thuốc cấm, sử dụng thuốc ngoài danh mục, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
3. Vứt bỏ bao gói đã đựng thuốc, đổ thuốc, nước thuốc bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, vật nuôi, môi sinh và môi trường.
Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây thiệt hại về vật chất cho người khác thì phải bồi thường.
Điều 32. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực sản xuất, đặc biệt ở các khu vực chuyên sản xuất rau, chè, cây ăn quả; phát hiện và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm các nguyên tắc chung về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại
2. Chính quyền cấp xã, phường chịu trách nhiệm quản lý việc buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương; phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả và xử lý các hành vi vi phạm.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho người mua thuốc, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại kinh tế do việc tuyên truyền, quảng cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đủ, không đúng, không chính xác, làm cho người mua và sử dụng thuốc nhầm lẫn, gây tác hại đối với sức khoẻ của người, vật nuôi, môi trường và tổn hại đến sản xuất.
TIÊU HỦY THUỐC, BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 58/2002/NĐ-CP và các quy định của pháp luật về tiêu hủy chất thải nguy hiểm.
1. Quá trình thu gom, tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật không được làm rơi vãi, phát tán hoặc làm tăng thêm chất thải nguy hại ra môi trường; phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường sinh thái.
2. Việc tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải chịu mọi chi phí cho việc tiêu hủy. Nếu thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy mà không có chủ sở hữu trên địa phương nào thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương địa phương đó trích ngân sách để thực hiện tiêu hủy đúng quy định.
1. Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật khi buôn bán và sử dụng phải có nhãn bằng tiếng Việt, nội dung nhãn phải đúng với nội dung ghi trong mẫu nhãn đã được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận khi xét duyệt đăng ký, phù hợp với các quy định hiện hành về nhãn hàng hóa được quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ Về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hàng hóa.
2. Nhãn được in bằng cỡ chữ thông thường, tối thiểu là 8, rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ nhạt hoặc dễ bị rách nát trong quá trình lưu thông, bảo quản, vận chuyển và sử dụng.
3. Nhãn phải được gắn chặt hoặc in trên bao bì thuốc.
4. Nền nhãn không được dùng màu trùng với màu chỉ độ độc của thuốc bảo vệ thực vật.
5. Tên hoạt chất hay nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) chỉ được ghi trên nhãn ở mục "thành phần".
6. Đối với các loại thuốc được đóng gói với bao bì nhỏ, nhãn cũng được in cỡ chữ thông thường, tối thiểu là 8 và nếu không in đủ các thông tin bắt buộc thì phải có nhãn phụ đính kèm cho mỗi bao gói thuốc. Nếu bao gói thuốc có nhãn phụ thì nhãn chính trên bao gói phải in dòng chữ "Đọc kỹ nhãn phụ kèm theo trước khi sử dụng thuốc".
Các nội dung: tên thương phẩm; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng của thuốc phải được ghi trên nhãn chính.
7. Mọi sự thay đổi về nội dung nhãn so với mẫu nhãn đã được chấp thuận khi xét duyệt đăng ký phải được sự chấp thuận của Cục Bảo vệ thực vật.
Điều 36. Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Thuốc thành phẩm.
a) Thông tin về sản phẩm
- Tên thương phẩm;
- Dạng thành phẩm được ký hiệu theo quy định hệ thống ký hiệu quốc tế về thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật của FAO (FAO International formulation coding system);
- Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất: ghi rõ đơn vị tính bằng g/kg (đối với thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn, lỏng nhớt, sol khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi); đơn vị tính bằng g/l (đối với dạng lỏng khác) hoặc tỷ lệ phần trăm khối lượng (% w/w);
- Dung môi (nếu làm thay đổi độ độc của thuốc): tên và hàm lượng của dung môi. Đơn vị và cách ghi như đối với hoạt chất;
- Thể tích thực, đơn vị là L hoặc ml (đối với thuốc dạng lỏng); khối lượng tịnh, đơn vị là kg hoặc g (đối với thuốc dạng bột, hạt); số lượng viên, khối lượng tịnh đơn vị là kg hoặc g (đối với thuốc dạng viên).
b) Thông tin về an toàn
- Thông tin về độ độc phù hợp với quy định tại mục 1, mục 7, Phụ lục 4 của Thông tư này;
- Hình tượng, vạch màu biểu thị độ độc, nhóm độc của thuốc;
- Những biện pháp an toàn khi sử dụng, sau khi sử dụng và biện pháp sơ cứu khi bị ngộ độc.
c) Thông tin về sử dụng
- Hướng dẫn sử dụng phù hợp với nội dung đã được đăng ký;
- Hình tượng hướng dẫn cách bảo quản, pha chế, sử dụng (nếu có);
- Thời gian cách ly (ngày);
- Khả năng hỗn hợp với các loại thuốc khác (nếu có).
d) Thông tin khác
- Số đăng ký;
- Tên nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất;
- Tên, địa chỉ cơ sở gia công, cung ứng;
- Ngày gia công hoặc sang chai, đóng gói; thời hạn sử dụng (ghi cùng một vị trí, có thể viết tắt);
- Điều kiện bảo quản.
2. Thuốc kỹ thuật
a) Tên hoạt chất;
b) Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất: ghi rõ đơn vị tính bằng g/kg, g/l hoặc tỷ lệ phần trăm khối lượng (% w/w);
c) Thể tích thực, khối lượng tịnh;
d) Tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu;
đ) Tên nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất;
e) Ngày sản xuất; thời hạn sử dụng (ghi cùng một vị trí, có thể viết tắt).
BAO BÌ, BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Việc đóng gói hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ các yêu cầu của TCVN 5507:91 và các yêu cầu nêu ra sau đây:
1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được đóng gói trong các bao bì có chất lượng tốt.
a) Chất lượng bao gói cần phải đủ vững chắc để có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới.
b) Bao gói phải kết cấu đủ kín để đảm bảo không làm thất thoát hóa chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất.
c) Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hóa chất nguy hiểm nào.
Những yêu cầu trên được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật, kể cả các bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại.
2. Các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:
a) Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hóa chất đóng gói bên trong;
b) Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với thuốc bảo vệ thực vật mà nó bao gói;
c) Được dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với thuốc bảo vệ thực vật đóng gói bên trong.
3. Khi đóng gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng, cần để lại khoảng không gian cần thiết để đảm bảo bao gói không bị dò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển.
4. Các lớp bao gói bên trong khi thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, chúng không thể bị vỡ, đâm thủng hoặc dò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.
5. Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định… cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp.
6. Các thuốc bảo vệ thực vật không được bao gói cùng nhau trong cùng một lớp bao gói ngoài hoặc trong một khoang vận chuyển lớn, khi các hóa chất này có thể phản ứng cùng với nhau và gây ra:
a) Bùng cháy hoặc phát nhiệt lớn;
b) Phát nhiệt hoặc bùng cháy tạo hơi ngạt, ô xy hóa hay khí độc;
c) Tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh;
d) Tạo ra các chất không bền.
7. Độ kín của bao gói cho các chất dễ bay hơi phải đủ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.
8. Chất lỏng phải đóng gói bằng các bao gói có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển.
9. Các bao gói thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất hay tái chế, sử dụng lại phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
10. Các loại thùng chứa, bao gói rỗng đã chứa đựng thuốc bảo vệ thực vật cần phải được quản lý như bao gói đang chứa thuốc bảo vệ thực vật.
11. Tất cả các bao gói dùng để chứa thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng đều phải thử độ dò rỉ trước khi sử dụng.
12. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.
HỘI THẢO, QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Chỉ được hội thảo, quảng cáo các loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng; hội thảo các loại thuốc trong danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam nhằm khuyến cáo sử dụng hợp lý và an toàn. Nội dung hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải đúng với nội dung đã được đăng ký của thuốc đó.
2. Không được quảng cáo các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.
3. Tất cả các cuộc hội thảo thương mại về thuốc bảo vệ thực vật của các đơn vị kinh doanh phải có chương trình giới thiệu về “An toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ”. Nội dung của chương trình này do Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn.
1. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải chấp hành đúng quy định sau:
- Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001; khoản 3, Điều 35, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Thông tư liên tịch số 96/2004/TTLT/BVHTT-BNN&PTNT ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về quảng cáo một số hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT ngày 28 tháng 02 năm 2007, của Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông.
2. Việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên các phương tiện thông tin của Trung ương phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản về nội dung quảng cáo loại thuốc đó của Cục Bảo vệ thực vật.
3. Việc hội thảo hoặc hội nghị khách hàng có giới thiệu sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương hoặc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật trên các phương tiện thông tin của địa phương đều phải có ý kiến bằng văn bản thống nhất về nội dung của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố sở tại. Trường hợp các thuốc đã được phép quảng cáo trên các phương tiện thông tin của Trung ương, nếu có nhu cầu quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin của địa phương, đơn vị có sản phẩm phải sao gửi ý kiến chấp thuận bằng văn bản về nội dung quảng cáo loại thuốc đó của Cục Bảo vệ thưc vật cho Chi cục Bảo vệ thực vật, nơi cần quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẰM MỤC ĐÍCH ĐĂNG KÝ TẠI VIỆT NAM
1. Chỉ được tiến hành khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng của Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam khi đã có giấy phép khảo nghiệm ở Việt Nam.
2. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học là xác định hiệu lực phòng trừ dịch hại và đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến cây trồng, con người, động vật và môi trường sinh thái trong những điều kiện canh tác của các vùng sản xuất chính trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly là xác định thời gian từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối đến khi thu hoạch sản phẩm trong điều kiện canh tác của các vùng sản xuất chính trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký vào danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm:
a) Khảo nghiệm hiệu lực sinh học;
b) Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly;
c) Đối với thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng ngoài việc khảo nghiệm hiệu lực sinh học còn đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến một số chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm theo theo quy định về khảo nghiệm thuốc điều hoà sinh trưởng trên cây trồng.
Điều 41. Hình thức và quy mô khảo nghiệm
Các hình thức, quy mô khảo nghiệm đối với một đối tượng cây trồng và một loại dịch hại:
1. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học
a) Khảo nghiệm diện hẹp là khảo nghiệm trên quy mô nhỏ. Diện tích khảo nghiệm từ 25-50 m2/ô, nhắc lại 3-4 lần; phải tiến hành ít nhất tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 địa điểm và phải tiến hành trong 02 vụ sản xuất khác nhau. Đối với cây trồng hoặc dịch hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất thì chỉ tiến hành khảo nghiệm tại các địa điểm khác nhau trong vùng sản xuất đó.
b) Khảo nghiệm diện rộng là khảo nghiệm tiến hành trên quy mô lớn, có diện tích tối thiểu 300 - 500 m2; phải tiến hành tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng tại 01 địa điểm và tiến hành trong 01 vụ sản xuất. Đối với cây trồng hoặc dịch hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất thì phải tiến hành khảo nghiệm tại 02 địa điểm trong vùng sản xuất đó.
c) Đối với cây lâu năm và đối tượng khảo nghiệm đặc biệt (dịch hại nông sản trong kho, sâu bệnh hại cây rừng, chuột hại cây trồng, chuột hại trong kho tàng và quần cư) thì kích thước ô khảo nghiệm phải thực hiện theo quy trình khảo nghiệm chuyên ngành.
d) Đối với cây trồng hoặc dịch hại chỉ có tại 01 vùng sản xuất thì tiến hành khảo nghiệm tại 02 địa điểm trong vùng sản xuất đó.
2. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly
Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật đối với cây trồng được tiến hành tại 02 vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam) trong 02 vụ sản xuất.
Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/ năm, các khảo nghiệm được tiến hành tại 02 địa điểm khác nhau trong 01 vụ sản xuất đó.
Đối với cây trồng chỉ có tại 01 vùng sản xuất thì tiến hành xác định thời gian cách ly tại 02 địa điểm trong 02 vụ sản xuất của vùng đó. Đối với cây trồng chỉ có ở 01 vùng sản xuất và có 01 vụ/năm thì các khảo nghiệm được tiến hành tại 04 địa điểm khác nhau trong vùng sản xuất đó.
Điều 42. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Cán bộ chủ trì có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật hoặc chuyên ngành trồng trọt, sinh học đã qua lớp tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật và được cấp giấy chứng nhận.
2. Có đội ngũ cán bộ đang làm công tác bảo vệ thực vật và đã qua lớp tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật .
3. Có cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật phục vụ cho công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
4. Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc được uỷ quyền đứng tên đăng ký sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Điều 43. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
1. Đăng ký tham gia mạng lưới khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật với Cục Bảo vệ thực vật.
2. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy trình khảo nghiệm.
3. Không được tổ chức, hướng dẫn tham quan ruộng khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nếu không được sự đồng ý của cơ quan quản lý khảo nghiệm của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của kết quả khảo nghiệm.
5. Mẫu Báo cáo kết quả khảo nghiệm tại Phụ lục 16 và Phụ lục 17 của Thông tư này.
Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật cần khảo nghiệm
1. Tuân theo Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Nghị định số 58/2002/NĐ-CP và các quy định khác của nhà nước có liên quan.
2. Cung cấp cho Cục Bảo vệ thực vật đầy đủ thông tin về các sản phẩm cần khảo nghiệm theo quy định tại
Điều 45. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
1. Quản lý các hoạt động về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Chỉ định các tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
3. Tập huấn cán bộ làm công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
5. Sử dụng các kết quả khảo nghiệm để tổ chức đánh giá phục vụ việc đăng ký thuốc và hướng dẫn sử dụng khi thuốc đã được phép sử dụng tại Việt Nam.
1. Chi phí lấy mẫu và kiểm định chất lượng, kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 31, Điều 37, Điều 41 và Điều 58 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2. Tổ chức, cá nhân cần khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nộp phí và lệ phí theo quy định hiện hành.
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG, DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật là xác định hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc, hàm lượng các tạp chất có khả năng gây độc cho cây, cho người hoặc gây ô nhiễm môi trường (nếu có), hàm lượng chất phụ gia có tác dụng tăng cường tính an toàn của sản phẩm đối với người, cây trồng (nếu có); các tính chất hóa lý có liên quan đến hoạt tính sinh học và tính an toàn của thuốc trong bảo quản và sử dụng.
2. Kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông lâm sản, thực phẩm và môi trường (gọi tắt là vật phẩm) là xác định lượng hoạt chất và các sản phẩm chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật có độc tính còn lưu lại trong vật phẩm.
3. Thuốc bảo vệ thực vật phải kiểm định chất lượng bao gồm thuốc kỹ thuật và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu; thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại kho, xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán.
4. Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phải được lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu và thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/2009/TT-BNN PTNT ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tiến hành lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm tại các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói định kỳ 01 lần/năm đối với các cơ sở được cấp chứng chỉ GMP (Good manufacturing practise), ISO (Intenational standards organization) hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương đương; không quá 02 lần/năm đối với các cơ sở còn lại.
6. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 Hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
7. Việc kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện tại các tổ chức có đủ điều kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.
Điều 48. Căn cứ kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
1. Lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải theo Tiêu chuẩn quốc gia. Biên bản lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại Phụ lục 14 và Phụ lục 15 của Thông tư này.
2. Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Các tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật (nếu không có qui chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia). Trong trường hợp không có các căn cứ trên thì áp dụng theo các tài liệu quốc tế, khu vực và các nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đó.
3. Mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải được bảo quản trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nhận mẫu.
4. Kết quả kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải được lưu trữ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày ban hành.
Điều 49. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật
1. Quản lý các hoạt động về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
2. Đánh giá, thẩm định và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định các tổ chức đủ điều kiện kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
3. Tập huấn cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
1. Chi phí lấy mẫu và kiểm định chất lượng, kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 31, Điều 37, Điều 41 và Điều 58 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2. Tổ chức, cá nhân cần kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nộp phí và lệ phí theo quy định hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Bãi bỏ các Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02 tháng 10 năm 2006 ban hành Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật, Quyết định số 63/2007/QĐ-BNN ngày 02 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN và Quyết định số 91/2008/QĐ-BNN ngày 9/9/2008 về việc ban hành mẫu Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, Quyết định số 50/2003/QĐ-BNN ngày 25/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam và Quyết định số 79/2003/QĐ-BNN ngày 8/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 50/2003/QĐ-BNN.
Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để kịp thời bổ sung, sửa đổi./.
- 1Quyết định 89/2006/QĐ-BNN về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 50/2003/QĐ-BNN Quy định kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và khảo nghiệm thuộc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 79/2003/QĐ-BNN sửa đổi khoản 2 và 3 Điều 11 bản Quy định kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam ban hành theo QĐ 50/2003/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 63/2007/QĐ-BNN sửa đổi quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật kèm theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 91/2008/QĐ-BNN về mẫu Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 218/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013
- 8Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 1457/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 89/2006/QĐ-BNN về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 50/2003/QĐ-BNN Quy định kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và khảo nghiệm thuộc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 79/2003/QĐ-BNN sửa đổi khoản 2 và 3 Điều 11 bản Quy định kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam ban hành theo QĐ 50/2003/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 63/2007/QĐ-BNN sửa đổi quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật kèm theo Quyết định 89/2006/QĐ-BNN do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 91/2008/QĐ-BNN về mẫu Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 18/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 7Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 218/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013
- 9Quyết định 1457/QĐ-BNN-PC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2013
- 1Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- 3Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá
- 4Thông tư liên tịch 96/2004/TTLT/BVHTT-BNN&PTNT hướng dẫn về quảng cáo một số hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư liên tịch 06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông do Bộ văn hoá Thông tin- Bộ Y tế- Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn- Bộ Xây Dựng ban hành
- 6Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 7Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001
- 8Nghị định 58/2002/NĐ-CP ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- 9Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 10Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 11Nghị định 108/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hóa chất
- 12Quyết định 97/2008/QĐ-BNN về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Thông tư 16/2009/TT-BKHCN hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 14Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 15Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- 16Thông tư 77/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Công văn 1538/BVTV-QLT hướng dẫn Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 18Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 145 : 2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc trừ cỏ trên đất không trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 20Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-142:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây vải do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 21Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-143:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 22Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-144:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc phòng trừ bệnh sương mai (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) hại cà chua do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 38/2010/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 38/2010/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/06/2010
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 390 đến số 391
- Ngày hiệu lực: 12/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra