Điều 17 Thông tư 37/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Trường hợp người bệnh đang điều trị ngoại trú bệnh mãn tính phải vào điều trị nội trú các bệnh lý khác, trong quá trình điều trị nội trú hết thuốc điều trị bệnh mạn tính, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán như sau:
1. Trường hợp cơ sở y tế nơi người bệnh điều trị nội trú là cơ sở y tế nơi người bệnh đang điều trị bệnh mạn tính:
a) Người bệnh có thể tiếp tục nhận thuốc tại khoa điều trị ngoại trú bệnh mạn tính hoặc nhận thuốc tại khoa điều trị nội trú trong trường hợp bác sỹ khoa điều trị nội trú đủ điều kiện kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính;
b) Trường hợp bác sỹ khoa điều trị nội trú không đủ điều kiện kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính thì phải hội chẩn với bác sĩ khoa điều trị ngoại trú bệnh mạn tính để kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính cho người bệnh. Phác đồ điều trị và số lượng thuốc điều trị bệnh mạn tính được kê trong bệnh án, số khám bệnh và phát cùng thuốc điều trị nội trú.
2. Trường hợp cơ sở y tế nơi người bệnh điều trị nội trú khác với cơ sở y tế nơi người bệnh đang điều trị bệnh mạn tính:
a) Trường hợp cơ sở y tế nơi người bệnh đang điều trị nội trú là cơ sở có phạm vi chuyên môn điều trị bệnh mạn tính mà người bệnh đang điều trị thì người bệnh có thể nhận thuốc tại cơ sở này.
Người bệnh xuất trình số khám bệnh ghi rõ phác đồ điều trị, số lượng thuốc đã cấp để làm cơ sở cho việc cấp thuốc tiếp theo. Bác sĩ tại khoa điều trị nội trú kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính nếu đủ điều kiện kê đơn. Trường hợp bác sĩ tại khoa điều trị nội trú không đủ điều kiện kê đơn bệnh mạn tính người bệnh đang điều trị thì hội chẩn với bác sĩ đủ điều kiện kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính để kê đơn thuốc cho người bệnh. Phác đồ điều trị và số lượng thuốc điều trị bệnh mạn tính được kê trong bệnh án, sổ khám bệnh và phát cùng thuốc điều trị nội trú;
b) Trường hợp cơ sở y tế nơi người bệnh đang điều trị nội trú không phải là cơ sở có phạm vi chuyên môn điều trị bệnh mạn tính mà người bệnh đang điều trị thì người đại diện của người bệnh thực hiện việc lĩnh thuốc tại cơ sở y tế nơi đang điều trị bệnh mạn tính cho người bệnh. Khi nhận thuốc người đại diện của người bệnh phải xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, căn cước, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân khác còn thời hạn) và văn bản xác nhận điều trị nội trú theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư 37/2024/TT-BYT quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Điều 3. Tiêu chí xem xét đưa thuốc vào danh mục
- Điều 4. Tiêu chí xem xét thuốc cần quy định tỷ lệ, điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế
- Điều 5. Tiêu chí xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục
- Điều 8. Nguyên tắc thanh toán
- Điều 9. Thanh toán chi phí hao hụt thuốc
- Điều 10. Thanh toán thuốc trong một số trường hợp cụ thể
- Điều 11. Thanh toán đối với chất đánh dấu, thuốc phóng xạ
- Điều 12. Thanh toán đối với các thuốc điều trị ung thư, thuốc điều hòa miễn dịch
- Điều 13. Thanh toán đối với thuốc được bào chế hoặc pha chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 14. Thanh toán đối với thuốc sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa, hội chẩn từ xa
- Điều 15. Thanh toán trong trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A
- Điều 16. Một số trường hợp thanh toán thuốc tại trạm y tế xã
- Điều 17. Hướng dẫn cấp thuốc điều trị bệnh mạn tính khi người bệnh đang trong thời gian điều trị nội trú bệnh lý khác
- Điều 18. Thuốc được thanh toán trong trường hợp đặc biệt