Chương 3 Thông tư 37/2014/TT-BKHCN quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 9. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài
1. Hằng năm, Quỹ thông báo các hướng nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ, hướng dẫn về điều kiện, thủ tục có liên quan và thời hạn nộp hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Quỹ.
2. Căn cứ thông báo của Quỹ, các tổ chức, cá nhân nhà khoa học đề xuất đề tài, lập Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài và gửi đến Quỹ theo quy định.
3. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:
a) Đơn đăng ký đề tài nghiên cứu cơ bản (Mẫu NCCB01, NCCB01E);
b) Thuyết minh đề tài nghiên cứu cơ bản (Mẫu NCCB02, NCCB02E);
c) Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nhóm nghiên cứu (Mẫu NCCB03, NCCB03E) cùng với các tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu;
d) Tài liệu chứng minh về việc đào tạo nghiên cứu sinh;
đ) Phiếu khai hồ sơ (Mẫu NCCB04);
e) Tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của Quỹ.
4. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ được lập theo các biểu mẫu kèm theo Thông tư này; có xác nhận của cơ quan công tác, tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ và được nộp trong thời hạn theo thông báo của Quỹ.
Điều 10. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài
1. Đối với tổ chức chủ trì đề tài:
a) Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài;
b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức chủ trì đối với các đề tài đã được Quỹ tài trợ quy định tại Khoản 1 và không thuộc trường hợp quy định tại
2. Đối với chủ nhiệm đề tài:
a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam uy tín trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì;
b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài;
d) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì, tham gia đề tài theo quy định tại
3. Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm:
a) Thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký khoa học: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu phù hợp được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ.
Trường hợp là thạc sĩ phải có kết quả nghiên cứu phù hợp, có 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín hoặc 01 sách chuyên khảo đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ;
b) Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ;
c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác.
4. Đối với nhóm nghiên cứu mạnh, ngoài các yêu cầu quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Chủ nhiệm đề tài có kết quả công bố trên các tạp chí ISI có uy tín phù hợp trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ, có khả năng tập hợp được nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao tham gia thực hiện đề tài, duy trì được hợp tác nghiên cứu khoa học thường xuyên với các nhóm nghiên cứu quốc tế cùng ngành, liên ngành;
b) Có ít nhất 02 thành viên nghiên cứu chủ chốt của đề tài đáp ứng yêu cầu của chủ nhiệm đề tài nêu tại Khoản 2 Điều này;
c) Tổ chức chủ trì đề tài có đủ điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực nghiên cứu và cam kết hỗ trợ trong thời gian thực hiện nghiên cứu.
5. Mỗi cá nhân được đồng thời tham gia không quá 02 đề tài trong đó làm chủ nhiệm không quá 01 đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ tài trợ.
Điều 11. Yêu cầu về thời gian thực hiện và kết quả nghiên cứu của đề tài
1. Thời gian thực hiện đề tài
a) Đối với đề tài nghiên cứu lý thuyết, thời gian thực hiện không quá 24 tháng.
b) Đối với đề tài nghiên cứu thực nghiệm, thời gian thực hiện không quá 36 tháng.
c) Đối với đề tài do nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện, căn cứ đề xuất của chủ nhiệm đề tài và kiến nghị của Hội đồng Khoa học, Hội đồng Quản lý Quỹ xem xét, quyết định thời gian phù hợp để thực hiện đề tài.
2. Kết quả nghiên cứu của đề tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín.
3. Kết quả nghiên cứu của đề tài trong lĩnh vực xã hội và nhân văn phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín;
b) Có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín.
Trường hợp vấn đề nghiên cứu không thể công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín, kết quả đề tài phải có ít nhất 01 sách chuyên khảo (đã xuất bản hoặc dưới dạng bản thảo được đánh giá đủ điều kiện để xuất bản) và 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín. Hội đồng khoa học đề xuất các trường hợp này để Quỹ xem xét, quyết định.
4. Đề tài mang tính thăm dò, khám phá, kết quả nghiên cứu phải có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín.
5. Đề tài do nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện, kết quả nghiên cứu phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí ISI có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín.
6. Chủ nhiệm đề tài là tác giả chính (đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật), tác giả (đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và không thuộc trường hợp vấn đề nghiên cứu không thể công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín nêu tại khoản 3 Điều này) của ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín là kết quả của đề tài.
7. Công trình công bố quy định tại Điều này phải chú thích là kết quả nghiên cứu của đề tài được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ.
Thông tư 37/2014/TT-BKHCN quy định quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 37/2014/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 165 đến số 166
- Ngày hiệu lực: 01/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục tiêu tài trợ
- Điều 4. Các đề tài được Quỹ tài trợ
- Điều 5. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu
- Điều 6. Nguyên tắc đánh giá xét chọn, đánh giá kết quả đề tài
- Điều 7. Chuyên gia đánh giá
- Điều 8. Hội đồng khoa học
- Điều 9. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài
- Điều 10. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài
- Điều 11. Yêu cầu về thời gian thực hiện và kết quả nghiên cứu của đề tài
- Điều 12. Phương thức, tiêu chí đánh giá xét chọn đề tài
- Điều 13. Phê duyệt và công bố danh mục đề tài được tài trợ
- Điều 14. Thẩm định hồ sơ và phê duyệt kinh phí đề tài