Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản phải đòi gồm các khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; khoản đầu tư vào giấy tờ có giá; cho vay; cho thuê tài chính; bao thanh toán; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá; các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.
2. Khách hàng trong quan hệ cấp tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là khách hàng) là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.
Một khách hàng là một tổ chức hoặc một cá nhân hoặc một chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhằm mục đích sinh lợi.
4. Hợp đồng phái sinh lãi suất gồm các hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng quyền chọn lãi suất, các hợp đồng phái sinh lãi suất khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
5. Hợp đồng phái sinh ngoại tệ gồm các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ, hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, các hợp đồng phái sinh ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6. Lợi nhuận không chia của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là phần lợi nhuận chưa phân phối, được xác định sau khi báo cáo tài chính năm được kiểm toán độc lập và được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Đại hội thành viên, chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài (ngân hàng mẹ) quyết định giữ lại nhằm mục đích bổ sung vốn cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
7. Lợi thế thương mại là phần chênh lệch dương giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó mà tổ chức tín dụng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác theo quy định pháp luật. Tài sản tài chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối của tổ chức tín dụng.
8. OECD là tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development).
9. Tổ chức tài chính quốc tế gồm:
a) Nhóm ngân hàng thế giới gồm: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (The International Bank for Reconstruction and Development - IBRD), Công ty tài chính quốc tế (The International Financial Company - IFC), Hiệp hội Phát triển quốc tế (The International Development Association - IDA), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (The Multilateral Investment Guarantee Agency - MIGA);
b) Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB);
c) Ngân hàng Phát triển Châu Phi (The African Development Bank - AfDB);
d) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (The European Bank for Reconstruction and Development - EBRD);
đ) Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (The Inter-American Development Bank-IADB);
e) Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (The European Investment Bank - EIB);
g) Quỹ đầu tư Châu Âu (The European Investment Fund - EIF);
h) Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (The Nordic Investment Bank - NIB);
i) Ngân hàng Phát triển Caribbean (The Caribbean Development Bank - CDB);
k) Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (The Islamic Development Bank - IDB);
l) Ngân hàng Phát triển cộng đồng Châu Âu (The Council of Europe Development Bank - CEDB);
m) Tổ chức tài chính quốc tế khác có vốn điều lệ do chính phủ các nước đóng góp.
10. Công ty kiểm soát là:
a) Công ty sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết hoặc nắm quyền kiểm soát của một ngân hàng thương mại, công ty tài chính;
b) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính có công ty con, công ty liên kết.
11. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu, tín phiếu, công trái, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
14. Đầu tư trái phiếu là việc mua hoặc ủy thác cho tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác) mua trái phiếu.
15. Người có liên quan của một tổ chức, cá nhân là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân đó.
(i) Công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng là công ty mẹ (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mẹ) của tổ chức đó;
(ii) Công ty con của tổ chức đó;
(iii) Công ty có cùng công ty mẹ hoặc cùng tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(iv) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc của tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(v) Cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ của tổ chức đó;
(vi) Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(vii) Công ty, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức đó;
(viii) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức đó;
(ix) Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên tại tổ chức đó;
(x) Cá nhân được ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho tổ chức đó.
b) Người có liên quan của một cá nhân gồm các trường hợp sau đây:
(i) Vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể); bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của cá nhân đó;
(ii) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên;
(iii) Công ty con mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(iv) Công ty con mà cá nhân đó có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, thành viên Ban kiểm soát của công ty mẹ hoặc tổ chức tín dụng mẹ;
(v) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là người quản lý, thành viên Ban kiểm soát;
(vi) Công ty hoặc tổ chức tín dụng mà cá nhân đó là vợ, chồng, cha, mẹ, con (bao gồm cả cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, bố chồng (bố vợ), mẹ chồng (mẹ vợ), con dâu (con rể), bố dượng, mẹ kế, con riêng của vợ hoặc chồng), anh ruột, chị ruột, em ruột (bao gồm cả anh, chị, em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ), anh rể, chị dâu, em dâu, em rể của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của công ty hoặc tổ chức tín dụng đó;
(vii) Tổ chức, cá nhân ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần cho cá nhân đó;
(viii) Cá nhân cùng với cá nhân đó được một tổ chức ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần tại một tổ chức khác;
(ix) Cá nhân được cá nhân đó ủy quyền đại diện phần vốn góp, cổ phần.
16. Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần và các hình thức khác để trở thành cổ đông, thành viên góp vốn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn điều lệ, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư hoặc ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên.
17. Không thể hủy ngang là việc không thể hủy bỏ hoặc thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào đối với những cam kết đã được thiết lập, trừ trường hợp phải hủy bỏ hoặc thay đổi theo quy định của pháp luật.
a) Cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với công ty chứng khoán để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu;
b) Cho vay để mua cổ phiếu;
c) Cho vay ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán và sử dụng vốn vay để mua cổ phiếu;
d) Cho vay đối với khách hàng để bổ sung số tiền thiếu khi lệnh mua cổ phiếu được khớp;
đ) Cho vay đối với người lao động để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
e) Cho vay để góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần;
g) Chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để sử dụng số tiền chiết khấu mua cổ phiếu;
h) Các khoản cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá dưới các hình thức khác mà khách hàng sử dụng số tiền đó để mua cổ phiếu.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 36/2014/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phước Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1033 đến số 1034
- Ngày hiệu lực: 01/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định nội bộ
- Điều 5. Hệ thống công nghệ thông tin
- Điều 6. Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp
- Điều 7. Xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định
- Điều 10. Quản lý cấp tín dụng
- Điều 11. Trường hợp không được cấp tín dụng
- Điều 12. Hạn chế cấp tín dụng
- Điều 13. Giới hạn cấp tín dụng
- Điều 14. Điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu
- Điều 15. Tỷ lệ khả năng chi trả
- Điều 16. Quản lý, xử lý việc không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả
- Điều 18. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính
- Điều 19. Góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát của ngân hàng thương mại, công ty tài chính
- Điều 20. Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác
- Điều 22. Quy định chung
- Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 24. Quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
- Điều 25. Quy định chuyển tiếp về cấp tín dụng
- Điều 26. Quy định chuyển tiếp đối với các khoản góp vốn, mua cổ phần
- Điều 27. Xử lý sau chuyển tiếp
- Điều 28. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước