PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT |
Số: 353-TTg | Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 1961 |
VỀ VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG TƯ HỢP DOANH
Kính gửi | - Các Bộ |
Cho đến cuối năm 1960, việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh bằng hình thức cao về căn bản đã hoàn thành: Các xí nghiệp công tư hợp doanh về căn bản là xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, tư liệu sản xuất chuộc lại của nhà tư sản đã thuộc sở hữu của toàn dân. Ngoài tư sản không còn quyền chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà hàng tháng chỉ được hưởng định tức.
Hiện nay ngoài các cửa hàng công tư hợp doanh về thương nghiệp ra thì các xí nghiệp công tư hợp doanh về công nghiệp, về vận tải đều đã thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế với các xí nghiệp quốc doanh, các cơ quan Nhà nước và các đơn vị bộ đội. Việc ký kết phần lớn vẫn còn mang tính chất chế độ, giao kèo lúc trước, không toàn diện và thiếu chặt chẽ. Việc thực hiện những hợp đồng còn gặp nhiều mắc mứu: kế hoạch sản xuất đặt chưa sát với khả năng của xí nghiệp về thiết bị và nhân lực - việc cung cấp nguyên vật liệu không đủ và không kịp thời – quy cách phẩm chất mặt hàng, vấn đề giá cả, vấn đề tiêu thụ chưa được quy định rõ ràng. Tình hình này không còn phù hợp với sự phát triển của các xí nghiệp công tư hợp doanh hiện nay ngày càng có những điều kiện thuận lợi để ký kết và thực hiện chế độ hợp đồng kinh tế.
Căn cứ vào tình hình cụ thể nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định số 65-CP ngày 23 tháng 11 năm 1960 áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế đối với các tổ chức công tư hợp doanh về vận tải và công thương nghiệp đã thực hiện hạch toán kinh tế, trên cơ sở đó mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh và các tổ chức công tư hợp doanh được tăng cường và phát triển, vai trò chủ đạo của các xí nghiệp quốc doanh càng được củng cố và mở rộng, việc quản lý kinh doanh và khả năng thực hiện kế hoạch Nhà nước của các tổ chức công tư hợp doanh càng được nâng cao.
Sau khi Nghị định số 65-CP được ban hành, Bộ Công nghiệp nhẹ và Ủy ban hành chính Hà Nội đã tiến hành làm thí điểm ở một số xí nghiệp công tư hợp doanh thuộc Hà Nội. Căn cứ báo cáo kết quả của đợt thí điểm và để phát huy tác dụng của Nghị định số 65-CP nói trên, Phủ Thủ tướng xét cần quy định một số điểm cụ thể sau đây hướng dẫn các ngành, các cấp để đẩy mạnh ký kết hợp đồng kinh tế đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh:
- Có kế hoạch sản xuất, tài vụ do cơ quan cấp trên chuẩn y.
- Có đủ vốn cần thiết như tài sản cố định, vốn lưu động… để thực hiện kế hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc sử dụng vốn được tốt và hợp lý đồng thời giữ gìn và mở rộng những vốn đó.
- Có chế độ kế toán kiện toàn và độc lập và có mở tài khoản ở Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh chưa hạch toán kinh tế thì tạm thời có thể tiến hành ký kết hợp đồng trên cơ sở dân chủ thương lượng, bàn bạc với tinh thần bình đẳng, hai bên thỏa thuận ký kết chứ không có tính chất bắt buộc. Những điều khoản đã thỏa thuận sau khi ký kết cần được báo cáo với Hội đồng Trọng tài Bộ và địa phương và cả hai bên ký kết hợp đồng đều phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Một số xí nghiệp công tư hợp doanh sản xuất có tính chất phục vụ thuộc ngành Nội thương như sản xuất bánh mứt kẹo v.v… nếu có đủ điều kiện thì cũng ký kết hợp đồng kinh tế theo quy định trên.
Các cơ quan kinh tế quản lý các xí nghiệp công tư hợp doanh cụ thể là các Bộ chủ quản, các Sở, Ty Vận tải và Công thương nghiệp sẽ quy định hình thức, mẫu mực hợp đồng cho thích hợp. Việc lãnh đạo sản xuất đạt kế hoạch và định giá thành vẫn do cơ quan trực tiếp quản lý quyết định theo đúng các thể lệ hiện hành.
Các cửa hàng công tư hợp doanh thương nghiệp hiện nay chưa phải là đơn vị hạch toán độc lập mà thực tế chỉ là các cửa hàng bán lẻ của Mậu dịch nên không ký kết hợp đồng kinh tế.
6. Mọi việc thanh toán theo hợp đồng đều phải qua Ngân hàng Nhà nước theo chế độ hiện hành.
Việc mở rộng chế độ hợp đồng kinh tế với các tổ chức công tư hợp doanh là một công tác mới mẻ, trong lúc cán bộ quản lý của các tổ chức đó chưa có nhiều kinh nghiệm. Đề nghị các Bộ, các Ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh và Hội đồng Trọng tài các cấp trên tinh thần tích cực và toàn diện, tìm mọi biện pháp hướng dẫn, giúp đỡ các xí nghiệp công tư hợp doanh mọi điều kiện trong việc ký kết hợp đồng kinh tế. Trong khi thực hiện cần chú ý rút những kinh nghiệm và kịp thời phổ biến để việc ký kết hợp đồng đạt được nhiều kết quả.
Cụ thể một số công việc phải làm là:
- Các cơ quan kinh tế chủ quản phải theo dõi nắm vững xí nghiệp, củng cố và tăng cường sự lãnh đạo ở các xí nghiệp, củng cố và tăng cường sự lãnh đạo ở các xí nghiệp đó, đôn đốc hướng dẫn giúp đỡ xí nghiệp xây dựng kế hoạch và ký kết hợp đồng cũng như thực hiện hợp đồng đã ký kết theo đúng bản điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế.
- Các cơ quan công thương nghiệp phải hướng dẫn các xí nghiệp công tư hợp doanh về kỹ thuật, giúp đỡ họ về mặt quản lý, đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và có biện pháp tiêu thụ sản phẩm làm ra. Cần phải nhận rõ rằng các xí nghiệp công tư hợp doanh về căn bản đã là xí nghiệp xã hội chủ nghĩa, lợi ích của xí nghiệp công tư hợp doanh nhất trí với lợi ích của quốc doanh để giải quyết đúng đắn mọi nhiệm vụ, chủ trương, chính sách cụ thể, nhằm đẩy mạnh sản xuất.
- Các Bộ, các cơ quan hữu quan trong phạm vi quyền hạn của mình cần nghiên cứu ban hành những chế độ cụ thể như về lương bổng công nhân, thuế khóa, khấu hao, nộp lãi, giá cả cung cấp nguyên vật liệu cũng như giá cả thu mua sản phẩm, v.v…
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Thông tư 353-TTg năm 1961 áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh do Phủ thủ tướng ban hành
- Số hiệu: 353-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/09/1961
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 37
- Ngày hiệu lực: 21/09/1961
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định