Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2022/TT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ LÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định (sau đây gọi là tài sản hạ tầng giao thông đường bộ) do Nhà nước đầu tư, quản lý để thực hiện kế toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định pháp luật.

2. Chế độ quản lý, tính hao mòn quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp:

a) Xác định tuổi thọ tài sản hạ tầng giao thông đường bộ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, bảo trì tài sản hạ tầng giao thông đường bộ;

b) Xác định giá trị tài sản hạ tầng giao thông đường bộ để tham gia trong dự án đối tác công tư;

c) Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ gồm: Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản), gồm:

a) Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường bộ;

b) Cơ quan được giao quản lý tài sản ở địa phương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường bộ; Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Các đối tượng khác liên quan đến quản lý, tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

1. Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, o và p khoản 1 Điều 4 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Nghị định số 33/2019/NĐ-CP) có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn dưới đây là tài sản cố định:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên;

b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

2. Trường hợp một hệ thống tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này là một tài sản cố định.

Điều 4. Quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

1. Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3 Thông tư này phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

2. Kế toán tài sản hạ tầng giao thông đường bộ phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại và hao mòn lũy kế của tài sản.

3. Cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm:

a) Lập thẻ tài sản, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành;

b) Thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có);

c) Thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

4. Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn theo quy định thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này cho đến khi được xử lý theo quy định.

5. Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng tiếp tục sử dụng được thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và không phải tính hao mòn.

Trường hợp tài sản hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng sau đó thuộc trường hợp phải thay đổi nguyên giá theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này thì phải tính hao mòn cho thời gian sử dụng còn lại (nếu có) sau khi thay đổi nguyên giá.

6. Trường hợp cho thuê quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thì cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi và tính hao mòn tài sản theo quy định tại Thông tư này trong thời hạn cho thuê quyền khai thác.

7. Trường hợp chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thì trong thời gian chuyển nhượng, cơ quan được giao quản lý tài sản (bên chuyển nhượng) có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng theo quy định; không thực hiện tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này.

Khi hết thời hạn chuyển nhượng, cơ quan được giao quản lý tài sản tiếp nhận lại tài sản theo Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ và quy định của pháp luật, thực hiện xác định lại nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản để thực hiện quản lý, sử dụng, tính hao mòn theo quy định tại Nghị định số 33/2019/NĐ-CP và Thông tư này.

Điều 5. Xác định nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

1. Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xác định như sau:

a) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hình thành từ mua sắm, đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định số 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì nguyên giá tài sản là giá trị mua sắm, quyết toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau: giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B; giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt. Khi dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán;

c) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ tiếp nhận từ việc được giao, điều chuyển thì nguyên giá tài sản được xác định trên cơ sở nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản;

d) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hiện có trước ngày Nghị định số 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện xác định giá trị để ghi sổ kế toán tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP thì việc xác định nguyên giá để ghi sổ kế toán được thực hiện như sau:

Nguyên giá của tài sản

=

Đơn giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Bảng giá (tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này)

x

Số lượng (khối lượng) tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thực tế được giao quản lý

đ) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi hiện vật hoặc giá trị trên sổ kế toán) thì căn cứ vào nguồn gốc của tài sản để xác định nguyên giá của tài sản theo các quy định tương ứng tại các điểm a, b, c và d khoản này.

2. Nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thay đổi trong các trường hợp sau:

a) Đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;

c) Lắp đặt thêm hoặc tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản;

d) Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác trừ trường hợp tài sản đã được khắc phục sự cố theo quy định pháp luật về bảo trì đường bộ và trường hợp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP.

3. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá tài sản. Việc xác định các chỉ tiêu giá trị còn lại, hao mòn lũy kế, thời gian sử dụng còn lại thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này để tính hao mòn tài sản (nếu có) làm cơ sở điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản vào ngày 31 tháng 12 của năm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Điều 6. Phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

1. Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3 Thông tư này đều phải tính hao mòn, trừ tài sản quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Những tài sản hạ tầng giao thông đường bộ dưới đây không phải tính hao mòn:

a) Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ chưa tính hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được;

b) Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.

3. Việc tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12 hàng năm, trước khi khóa sổ kế toán.

4. Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm (do được mua sắm, đầu tư xây dựng mới), cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện tính hao mòn như sau: Trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính hao mòn tròn 01 năm; trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn trong năm phát sinh tài sản.

5. Trường hợp trong năm có phát sinh việc tiếp nhận tài sản do được giao, được nhận điều chuyển, chia tách, giải thể, sáp nhập, hợp nhất thì việc tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản vào thời điểm cuối năm theo quy định.

Điều 7. Thời gian sử dụng để tính hao mòn và tỷ lệ tính hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

1. Thời gian sử dụng để tính hao mòn, tỷ lệ hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng để tính hao mòn tài sản từ năm 2022.

2. Đối với các tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì áp dụng thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để tính hao mòn tài sản cho số năm sử dụng trước năm 2022.

Điều 8. Phương pháp tính hao mòn và giá trị còn lại của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức:

Mức hao mòn hàng năm của tài sản

=

Nguyên giá tài sản

x

Tỷ lệ hao mòn
(%/năm)

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ tính tổng số hao mòn lũy kế của tài sản hạ tầng được giao quản lý cho năm đó theo công thức:

Tổng số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm (n)

=

Tổng số hao mòn đã tính đến năm (n-1)

Tổng số hao mòn tài sản tăng trong năm (n)

-

Tổng số hao mòn tài sản giảm trong năm (n)

Riêng đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì mức hao mòn của năm xác định là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm đó. Việc xác định số hao mòn lũy kế của tài sản được thực hiện theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 4 Điều này.

2. Đối với những tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có thay đổi về nguyên giá thì trên cơ sở nguyên giá tài sản xác định lại tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (nguyên giá của tài sản sau điều chỉnh), cơ quan được giao quản lý tài sản xác định lại các chỉ tiêu hao mòn lũy kế, giá trị còn lại, thời gian sử dụng còn lại để tính hao mòn của tài sản theo công thức sau:

a) Số hao mòn lũy kế tính đến năm xác định lại nguyên giá

=

Số hao mòn tính đến năm trước khi xác định lại nguyên giá

Mức hao mòn của năm xác định lại nguyên giá

Trong đó:

Mức hao mòn của năm xác định lại nguyên giá

=

Nguyên giá của tài sản sau khi xác định lại

x

Tỷ lệ hao mòn
(%/năm)

b) Giá trị còn lại của tài sản sau khi xác định lại nguyên giá

=

Nguyên giá của tài sản sau khi xác định lại

-

Số hao mòn lũy kế tính đến năm xác định lại nguyên giá

c) Thời gian sử dụng còn lại của tài sản (năm)

=

Giá trị còn lại của tài sản sau khi xác định lại nguyên giá

:

Mức hao mòn của tài sản sau khi xác định lại nguyên giá

Trường hợp kết quả xác định thời gian sử dụng còn lại để tính hao mòn là số thập phân thì được làm tròn theo nguyên tắc cộng thêm một năm sử dụng vào phần số nguyên.

3. Mức tính hao mòn cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản và số hao mòn lũy kế của tài sản đó tại thời điểm xác định.

4. Giá trị còn lại của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xác định như sau:

a) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau:

Giá trị còn lại của tài sản tính đến 31 tháng 12 của năm (n)

=

Nguyên giá của tài sản

-

Số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm (n)

Trong đó:

- Nguyên giá của tài sản được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

- Số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm (n) được xác định theo công thức:

Số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm (n)

=

Số hao mòn của tài sản đã tính đến năm (n-1)

Số hao mòn tài sản của năm (n)

b) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản khi tiếp nhận được xác định trên cơ sở giá trị còn lại ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản.

c) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản để ghi sổ kế toán được xác định như sau:

c.1) Giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm xác định giá trị để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau:

Giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm xác định

=

Nguyên giá của tài sản

-

Số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm bắt đầu đưa vào sử dụng đến hết năm 2021

Số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm 2022 đến thời điểm xác định

Trong đó:

- Nguyên giá của tài sản được xác định theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

- Số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm bắt đầu đưa vào sử dụng đến hết năm 2021 bằng (=) nguyên giá của tài sản nhân (x) với số năm đã sử dụng của tài sản tính đến hết năm 2021 nhân (x) với tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm 2022 đến thời điểm xác định bằng (=) nguyên giá của tài sản nhân (x) với số năm sử dụng từ năm 2022 đến năm xác định nhân (x) với tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

c.2) Giá trị còn lại của tài sản sau thời điểm xác định giá trị để ghi sổ kế toán (quy định tại điểm c.1 khoản này) được xác định theo quy định tại điểm a khoản này.

d) Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản để ghi sổ kế toán được xác định như sau:

d.1) Giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm xác định giá trị để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau:

Giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm xác định

=

Nguyên giá của tài sản

-

Số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm bắt đầu đưa vào sử dụng đến thời điểm xác định

Trong đó:

- Nguyên giá của tài sản được xác định theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

- Đối với tài sản đưa vào sử dụng từ năm 2022 trở đi thì số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm bắt đầu đưa vào sử dụng đến thời điểm xác định bằng (=) nguyên giá của tài sản nhân (x) với số năm đã sử dụng của tài sản nhân (x) với tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Đối với tài sản đưa vào sử dụng trước năm 2022 thì số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm bắt đầu đưa vào sử dụng đến thời điểm xác định bằng (=) số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm bắt đầu đưa vào sử dụng đến hết năm 2021 cộng ( ) với số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm 2022 đến thời điểm xác định; trong đó:

Số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm bắt đầu đưa vào sử dụng đến hết năm 2021 bằng (=) nguyên giá của tài sản nhân (x) với số năm đã sử dụng của tài sản tính đến hết năm 2021 nhân (x) với tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Số hao mòn lũy kế của tài sản từ năm 2022 đến thời điểm xác định bằng (=) nguyên giá của tài sản nhân (x) với số năm sử dụng từ năm 2022 đến năm xác định nhân (x) với tỷ lệ hao mòn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

d.2) Giá trị còn lại của tài sản sau thời điểm xác định giá trị để ghi sổ kế toán (quy định tại điểm d.1 khoản này) được xác định theo quy định tại điểm a khoản này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2022.

2. Bãi bỏ Thông tư số 178/2013/TT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư liên tịch số 99/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải quy định Bảng giá tài sản hạ tầng đường bộ.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải các tỉnh,
TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLCS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đức Chi

PHỤ LỤC 1

QUY ĐỊNH DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN CỦA TÀI SẢN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Danh mục các loại tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

Thời gian sử dụng để tính hao mòn (năm)

Tỷ lệ hao mòn (% năm)

1

Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường

40

2,5

2

Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ

40

2,5

3

Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ

40

2,5

4

Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ.

20

5

5

Trạm kiểm tra tải trọng xe

20

5

6

Trạm thu phí đường bộ

20

5

7

Bến xe

25

4

8

Bãi đỗ xe

25

4

9

Nhà hạt quản lý đường bộ

25

4

10

Trạm dừng nghỉ

25

4

11

Kho bảo quản vật tư dự phòng

20

5

12

Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS)

12.1

Công trình nhà quản lý hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin

Nhà cấp I

80

1,25

Nhà cấp II

50

2

Nhà cấp III

25

4

Nhà cấp IV

15

6,67

12.2

Vật kiến trúc, máy móc thiết bị phụ trợ phục vụ hoạt động của Trung tâm ITS

Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

13

Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ

13.1

Đối với các công trình phục vụ cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ

Nhà cấp I

80

1,25

Nhà cấp II

50

2

Nhà cấp III

25

4

Nhà cấp IV

15

6,67

13.2

Đối với các phương tiện, thiết bị, vật kiến trúc, tài sản khác phục vụ hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ

Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

14

Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ

10

10

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH BẢNG GIÁ TÀI SẢN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM D KHOẢN 1 5 THÔNG TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Bảng giá đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường (bao gồm cả cầu đường bộ dài dưới 25m, cống):

a) Bảng giá đường cao tốc

Đơn vị tính: triệu đồng/km

Đường cao tốc

Đơn giá

Khu vực đồng bằng

Khu vực trung du

Khu vực miền núi

06 làn xe

228.800

205.900

-

04 làn xe

176.000

158.400

140.800

b) Bảng giá đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã

Đơn vị tính: triệu đồng/km

Cấp đường

Đơn giá

Khu vực đồng bằng

Khu vực trung du

Khu vực miền núi

Cấp I

74.900

-

-

Cấp II

54.000

58.100

-

Cấp III

28.100

31.100

33.600

Cấp IV

20.400

21.500

29.200

Cấp V

14.200

15.000

16.400

Cấp VI (Cấp AH)

7.500

10.200

14.400

c) Bảng giá đường đô thị

Đơn vị tính: triệu đồng/km

Đường đô thị

Đơn giá

Đường phố chính

Đường phố gom

Đường phố nội bộ

Đô thị đặc biệt

216.100

112.600

81.800

Đô thị loại I

129.600

67.500

49.100

Đô thị loại II

97.200

50.600

36.800

Đô thị loại III

77.800

40.500

29.400

Đô thị loại IV

51.900

27.000

19.600

Đô thị loại V

43.200

22.500

16.300

2. Bảng giá cầu đường bộ dài từ 25m trở lên và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Loại cầu

Đơn giá

1. Cầu có chiều dài nhịp <= 15m

- Cầu bản mố nhẹ, móng nông

24

- Cầu dầm T bê tông cốt thép thường, móng nông

23

- Cầu dầm T bê tông cốt thép thường, móng cọc bê tông cốt thép

30

- Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực, móng nông

28

- Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực, móng cọc bê tông cốt thép

36

2. Cầu có chiều dài nhịp >15m

- Cầu dầm I, T, Super T bê tông cốt thép dự ứng lực, móng nông

32

- Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực, móng nông

34

- Cầu dầm I, T, Super T bê tông cốt thép dự ứng lực, móng cọc bê tông cốt thép

39

- Cầu dầm bản bê tông cốt thép dự ứng lực, móng cọc bê tông cốt thép

45

- Cầu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực

52

- Cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ

95

3. Bảng giá hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Cấp hầm

Đơn giá

Hầm đường ô tô

Hầm dành cho người đi bộ

Cấp I

179

118

Cấp II

149

107

Cấp III

142

97

Cấp IV

121

88

Đơn giá quy định tại Bảng này tính cho một mét vuông đường thuộc hầm đường bộ.

4. Bảng giá bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Cấp bến phà

Đơn giá

Cấp I

7

Cấp II

6

Cấp III

5,5

Cấp IV

5

Cấp V

4,5

Cấp VI

4

5. Bảng giá bến xe

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Loại bến xe

Đơn giá

Loại 1

5,5

Loại 2

4,5

Loại 3

3,5

Loại 4

3

Loại 5

2,5

Loại 6

2

6. Bảng giá bãi đỗ xe

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Loại bãi đỗ xe

Đơn giá

Loại 1

2

Loại 2

1,5

Loại 3

1

Loại 4

0,5

7. Bảng giá trạm dừng nghỉ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2

Loại trạm

Đơn giá

Loại 1

8

Loại 2

7

Loại 3

5

Loại 4

4

8. Bảng giá trạm kiểm tra tải trọng xe

Đơn vị tính: triệu đồng/trạm

Cấp quy mô trạm

Lưu lượng xe
(xe/ngày đêm)

Đơn giá

Đơn giản

Dưới 300

11.100

Vừa

Từ 300 - dưới 500

13.800

Lớn

Từ 500 - dưới 2.200

17.200

Rất lớn

Từ 2.200 trở lên

21.600

9. Bảng giá trạm thu phí đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/trạm

Loại trạm

Đơn giá

Tự động

8.000

Bán tự động

7.000

Thủ công

6.000

10. Bảng giá nhà hạt quản lý đường bộ

Đơn vị tính: triệu đồng/m2 sàn xây dựng

Cấp nhà

Đơn giá

Cấp III

4

Cấp IV

2

PHỤ LỤC 3

QUY ĐỊNH DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN CỦA TÀI SẢN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM C, ĐIỂM D KHOẢN 4 8 THÔNG TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Danh mục các loại tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

Thời gian sử dụng để tính hao mòn (năm)

Tỷ lệ hao mòn (%/năm)

1

Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường (bao gồm cả cầu đường bộ dài dưới 25m, cống)

30

3

2

Cầu đường bộ dài từ 25m trở lên và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ

30

3

3

Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ

30

3

4

Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ

20

5

5

Trạm kiểm tra tải trọng xe

15

6,5

6

Trạm thu phí đường bộ

15

6,5

7

Bến xe

25

4

8

Bãi đỗ xe

25

4

9

Nhà hạt quản lý đường bộ

25

4

10

Trạm dừng nghỉ

25

4

11

Các công trình khác phục vụ giao thông đường bộ

10

10