Hệ thống pháp luật

Chương 2 Thông tư 34/2015/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chương II

BÁO CÁO TAI NẠN HÀNG HẢI

Điều 6. Báo cáo tai nạn hàng hải

1. Báo cáo tai nạn hàng hải bao gồm Báo cáo khẩn, Báo cáo chi tiết, Báo cáo định kỳ theo quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Nội dung Báo cáo tai nạn hàng hải phải trung thực, chính xác, đúng thời hạn.

Điều 7. Báo cáo khẩn

1. Báo cáo khẩn thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên tàu biển phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất. Trường hợp những người này không thực hiện được Báo cáo khẩn thì chủ tàu hoặc đại lý tàu biển liên quan đến tai nạn có trách nhiệm báo cáo.

b) Cảng vụ hàng hải khi nhận được Báo cáo khẩn hoặc biết tin về tai nạn hàng hải xảy ra có trách nhiệm chuyển ngay Báo cáo khẩn hoặc các thông tin đó cho các cơ quan, tổ chức sau đây: Cục Hàng hải Việt Nam; Tổ chức bảo đảm an toàn hàng hải, nếu tai nạn gây hư hỏng, làm mất tác dụng các thiết bị trợ giúp hàng hải hoặc ảnh hưởng đến an toàn hàng hải của tàu thuyền; Tổ chức, cá nhân quản lý hoặc khai thác các công trình, thiết bị nếu tai nạn gây hư hỏng, thiệt hại cho các công trình, thiết bị này; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu tai nạn gây ra hoặc có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường hoặc tổn hại đến nguồn lợi thủy sản.

2. Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động trong vùng biển của quốc gia khác, thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải báo cáo theo yêu cầu của quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn và gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam. Nếu tai nạn thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại quốc gia ven biển nơi tàu bị tai nạn biết để hỗ trợ giải quyết.

3. Trường hợp tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ở biển cả, thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam.

4. Báo cáo khẩn có thể được chuyển trực tiếp hoặc gửi bằng các phương thức thông tin liên lạc phù hợp.

5. Đối với tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng, sau khi nhận được Báo cáo khẩn, Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.

6. Cục Hàng hải Việt Nam thông báo cho Chính quyền hàng hải của quốc gia tàu mang cờ đối với tai nạn hàng hải xảy ra trong các trường hợp quy định tại a) Thời hạn gửi báo cáo tháng: Cảng vụ hàng hải chậm nhất là ngày 16 hàng tháng và Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất là ngày 20 hàng tháng;

b) Thời hạn gửi báo cáo sáu tháng: Cảng vụ hàng hải chậm nhất là ngày 16 tháng 6 hàng năm và Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất là ngày 20 tháng 6 hàng năm, báo cáo 6 tháng cuối năm được thay thế bằng báo cáo năm;

c) Thời hạn gửi báo cáo năm: Cảng vụ hàng hải chậm nhất ngày 16 tháng 12 hàng năm và Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hàng năm.

Thông tư 34/2015/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 34/2015/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 24/07/2015
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đinh La Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 923 đến số 924
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra