Mục 6 Chương 2 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Mục 6. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán;
b) Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô được gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Tổ chức tài chính vi mô không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi là tổ vay vốn) theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Việc cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp được thực hiện thông qua người đại diện của hộ gia đình. Người đại diện của hộ gia đình là thành viên của hộ gia đình và phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
4. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ nghèo, hộ cận nghèo không được vượt quá 100 triệu đồng.
Việc cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú hợp pháp tại địa bàn nơi cho vay;
b) Có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã, phường, thị trấn theo quy định về chuẩn nghèo đa chiều.
5. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với một khách hàng tài chính vi mô là cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, cá nhân có thu nhập thấp, hộ gia đình có thu nhập thấp không được vượt quá 50 triệu đồng.
6. Khách hàng là cá nhân thuộc hộ nghèo, cá nhân thuộc hộ cận nghèo, người lao động tự do theo quy định tại điểm b(iii) khoản 4 Điều 3 Thông tư này và hộ gia đình có thu nhập thấp chỉ được thực hiện cho vay thông qua tổ vay vốn và thuộc danh sách được tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp phê duyệt hoặc giới thiệu cho tổ chức tài chính vi mô.
7. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
8. Đại lý bảo hiểm theo quy định sau:
a) Khi Giấy phép mà Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tài chính vi mô có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm thì tổ chức tài chính vi mô được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đối với các loại hình bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
b) Khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định của pháp luật.
9. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 25. Quy định nội bộ có nội dung về cho vay
Tổ chức tài chính vi mô phải xây dựng quy định nội bộ có nội dung về cho vay đối khách hàng quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 24 Thông tư này, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
1. Các tiêu chí để xác định khách hàng là người lao động tự do theo quy định tại điểm b(iii) khoản 4 Điều 3 Thông tư này. Tổ chức tài chính vi mô tham khảo quy định về cá nhân sinh sống trên địa bàn tại các đơn hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn; mức thu nhập thường xuyên không phải đóng thuế thu nhập cá nhân; mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng của hộ gia đình; mức thu nhập bình quân đầu người theo vùng/khu vực; mức lương tối thiểu theo vùng, miền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố và các tiêu chí khác có liên quan để xây dựng, ban hành tiêu chí về khách hàng là người lao động tự do.
2. Quy định cụ thể về tổ vay vốn, trong đó phải tối thiểu có các nội dung sau:
a) Mục đích thành lập tổ vay vốn;
b) Số lượng thành viên tham gia tổ vay vốn; trong đó số lượng thành viên một tổ vay vốn tối thiểu là 05 tổ viên và tối đa là 60 tổ viên, cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
c) Chế độ hoạt động tổ vay vốn bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
(i) Sinh hoạt định kỳ: tối thiểu hằng tháng;
(ii) Số lượng tổ viên tối thiểu tham gia sinh hoạt định kỳ;
d) Quy trình bình xét, lựa chọn tổ viên để giải ngân vốn vay;
đ) Tiêu chuẩn, điều kiện của người đứng đầu tổ vay vốn;
e) Quyền lợi, trách nhiệm của người đứng đầu và thành viên của tổ vay vốn;
g) Quan hệ của tổ vay vốn với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Quy trình xét duyệt cho vay và giải ngân vốn vay.
4. Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát để bảo đảm việc sử dụng tiền vay đúng mục đích.
Điều 26. Thời hạn hoạt động và địa bàn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 năm.
2. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định trong Giấy phép.
3. Tổ chức tài chính vi mô thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép
- Điều 5. Lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 6. Lập và gửi hồ sơ
- Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 9. Trình tự cấp Giấy phép
- Điều 10. Thông báo thông tin về cấp Giấy phép cho cơ quan đăng ký kinh doanh
- Điều 11. Tên, trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 12. Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự
- Điều 13. Tiêu chuẩn, Điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên
- Điều 14. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên Ban kiểm soát
- Điều 15. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 16. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh
- Điều 17. Về đánh giá có đạo đức nghề nghiệp đối với nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị chấp thuận
- Điều 19. Trình tự thực hiện
- Điều 20. Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự