Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2015/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2015 |
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 18/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam; Nghị định số 72/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 18/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương đối với Đài Truyền hình Việt Nam.
Thông tư này hướng dẫn việc quản lý lao động, xếp lương, phụ cấp lương, xác định quỹ tiền lương, tạm ứng và trả lương đối với người lao động, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của Đài Truyền hình Việt Nam.
1. Công chức, viên chức, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động của Đài Truyền hình Việt Nam (sau đây gọi chung là người lao động);
2. Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của Đài Truyền hình Việt Nam;
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến thực hiện các quy định tại Thông tư này.
1. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam căn cứ đề án vị trí việc làm xây dựng theo Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đã được phê duyệt, giao kế hoạch lao động hàng năm để đơn vị thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức.
2. Đối với các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan thường trú, xem xét, quyết định số lượng, chức danh, tiêu chuẩn và cử cán bộ công chức, viên chức làm việc theo nhiệm kỳ cho từng cơ quan thường trú tại nước ngoài.
3. Đối với các đơn vị trực thuộc còn lại (gọi là khối sản xuất và quản lý), căn cứ đề án vị trí việc làm xây dựng theo Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập đã được phê duyệt, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng, phê duyệt kế hoạch và thực hiện tuyển dụng, sử dụng lao động theo Điều 3, Điều 4 Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH).
Điều 4. Xếp lương và phụ cấp lương
Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và người lao động thực hiện xếp lương, phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
1. Tiền lương của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc được tính trong quỹ tiền lương của khối sản xuất và quản lý và được thể hiện thành một mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của Đài Truyền hình Việt Nam.
2. Đài Truyền hình Việt Nam xác định quỹ tiền lương kế hoạch, đơn giá tiền lương, tạm ứng tiền lương, quỹ tiền lương thực hiện của khối sản xuất và quản lý theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Khoản 1, Khoản 2 Điều 8, Điều 9 Mục 3 Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH.
3. Khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện và tạm ứng tiền lương theo Khoản 2 Điều này, Đài Truyền hình Việt Nam xác định chỉ tiêu năng suất lao động bình quân và lợi nhuận như sau:
a) Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân (thực hiện trong năm hoặc thực hiện theo năm trước liền kề) tính theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương chia cho số lao động sử dụng bình quân trong năm, bao gồm cả Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc;
b) Chỉ tiêu lợi nhuận (thực hiện trong năm hoặc thực hiện theo năm trước liền kề) được thay bằng chỉ tiêu mức độ bảo đảm doanh thu bù đắp chi phí;
c) Mức tiền lương bình quân kế hoạch, mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định căn cứ vào mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề, năng suất lao động và mức độ bảo đảm doanh thu bù đắp chi phí so với thực hiện của năm trước liền kề như sau:
- Doanh thu bù đắp được chi phí và năng suất lao động tăng so với thực hiện của năm trước liền kề thì tiền lương bình quân tăng;
- Doanh thu bù đắp được chi phí và năng suất lao động so với thực hiện của năm trước liền kề không tăng thì tiền lương bình quân tối đa bằng tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề;
- Doanh thu không bù đắp được chi phí thì phải giảm mức tiền lương bình quân để đảm bảo doanh thu bù đắp chi phí, thấp nhất bằng hệ số lương và phụ cấp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân với mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
4. Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, Đài Truyền hình Việt Nam phải bảo đảm đủ các điều kiện: hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị Đảng và Nhà nước giao; bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Loại trừ yếu tố khách quan khi xác định quỹ tiền lương của khối sản xuất và quản lý
1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến mức độ bảo đảm doanh thu bù đắp chi phí, năng suất lao động trong năm được loại trừ khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của khối sản xuất và quản lý khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, khấu hao nhanh so với quy định của pháp luật về tài chính; sản xuất tin tức, chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước; thực hiện các chương trình an sinh xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Việc loại trừ yếu tố khách quan theo Khoản 1 Điều này được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 8 Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH.
Điều 7. Phân phối tiền lương đối với khối sản xuất và quản lý
1. Đài Truyền hình Việt Nam trích lập quỹ dự phòng và xây dựng quy chế trả lương theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH.
2. Quy chế trả lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm nguyên tắc mức tăng tiền lương bình quân thực hiện so với năm trước liền kề của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc không vượt quá mức tăng tiền lương bình quân thực hiện của người lao động thuộc khối sản xuất và quản lý.
3. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện của khối sản xuất và quản lý và quy chế trả lương, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện trả lương cho người lao động thuộc khối sản xuất và quản lý và Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc.
1. Việc xác định tiền lương, tạm ứng tiền lương, phân phối tiền lương của người lao động thuộc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo được xác định theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định.
2. Việc xác định tiền lương, tạm ứng tiền lương, phân phối tiền lương của người lao động thuộc các cơ quan thường trú tại nước ngoài được xác định theo quy định tại Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005, Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định.
Điều 9. Trách nhiệm của Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
1. Rà soát hệ thống định mức lao động để xây dựng và phê duyệt kế hoạch sử dụng lao động hàng năm.
2. Đánh giá tình hình sử dụng lao động; xây dựng và ban hành quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động và tổ chức tuyển dụng lao động theo quy định.
3. Xem xét, quyết định quỹ tiền lương thực hiện năm trước liền kề gắn với các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh thực hiện trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
4. Phê duyệt quỹ tiền lương thực hiện của năm trước, quỹ tiền lương kế hoạch của năm (kèm biểu mẫu số 2, số 3 theo Thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH) và gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
5. Quyết định việc xây dựng đơn giá tiền lương, tỷ lệ trích dự phòng tiền lương, mức tạm ứng quỹ tiền lương, phân bổ quỹ tiền lương cho các đơn vị thành viên để trả lương cho người lao động trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
6. Phê duyệt quy chế trả lương của Đài Truyền hình Việt Nam (bao gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và người lao động) sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.
7. Báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện quản lý lao động, tiền lương theo quy định tại Thông tư này trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Cho ý kiến về quy chế trả lương của Đài Truyền hình Việt Nam; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tiếp nhận, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng lao động, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện, quy chế trả lương của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Cho ý kiến về quy chế trả lương của Đài Truyền hình Việt Nam; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng lao động, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện, quy chế trả lương của Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2015. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị và Đài Truyền hình Việt Nam phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
- 1Công văn 2173/LĐTBXH-LĐTL về vận dụng cơ chế tiền lương, định mức lao động đối với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Chương trình 1831/TLĐ-DTHVN phối hợp tuyên truyền về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trên Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Đài Truyền hình Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 927/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bồi dưỡng nguồn nhân lực Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 4320/VPCP-KTN năm 2016 về xử lý thông tin Đài Truyền hình Việt Nam nêu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 5087/VPCP-QHQT năm 2016 về thành lập Cơ quan thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại UAE do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị định 121/2016/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016-2020
- 8Thông tư 34/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương đối với Đài Truyền hình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Quyết định 1895/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 10Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Thông tư 34/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương đối với Đài Truyền hình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1895/QĐ-BLĐTBXH năm 2017 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 3Quyết định 746/QĐ-BLĐTBXH năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết ngày 25/5/2019
- 1Nghị định 157/2005/NĐ-CP quy định chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
- 2Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 3Nghị định 18/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài truyền hình Việt Nam
- 4Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 5Nghị định 48/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 157/2005/NĐ-CP quy định chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
- 6Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 7Công văn 2173/LĐTBXH-LĐTL về vận dụng cơ chế tiền lương, định mức lao động đối với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Chương trình 1831/TLĐ-DTHVN phối hợp tuyên truyền về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trên Đài Truyền hình Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Đài Truyền hình Việt Nam ban hành
- 9Nghị định 50/2013/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 10Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Nghị định 72/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 18/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam
- 12Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 13Quyết định 927/QĐ-BTTTT năm 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bồi dưỡng nguồn nhân lực Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 14Công văn 4320/VPCP-KTN năm 2016 về xử lý thông tin Đài Truyền hình Việt Nam nêu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 15Công văn 5087/VPCP-QHQT năm 2016 về thành lập Cơ quan thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại UAE do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 16Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 17Nghị định 121/2016/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2016-2020
Thông tư 32/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương đối với Đài Truyền hình Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 32/2015/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/08/2015
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1149 đến số 1150
- Ngày hiệu lực: 20/10/2015
- Ngày hết hiệu lực: 10/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra