Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3-LĐTBXH/TT | Hà Nội, ngày 30 tháng 1 năm 1989 |
A- SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH,
thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương
(thành phố, đặc khu gọi chung là tỉnh)
Sở Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời thuộc hệ thống tổ chức ngành Lao động - Thương binh và xã hội, có trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thống nhất quản lý Nhà nước và phụ trách một số mặt công tác sự nghiệp về lĩnh vực Lao động - Thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, phương hướng của tỉnh nhằm đảm bảo sử dụng đầy đủ hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động, bảo hộ lao động, đãi ngộ và khuyến khích lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người về hưu, thương binh, nghỉ việc vì mất sức, người và gia đình có công, thân nhân liệt sĩ, quân nhân phục viên, chuyển ngành và thực hiện trợ giúp xã hội, kích thích tăng năng suất lao động góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Sở Lao động - Thương binh và xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Nghiên cứu cụ thể hoá hoặc thể chế hoá các chính sách, chế độ của Nhà nước Trung ương, các quyết định của cấp uỷ Đảng và Uỷ ban nhân dân tỉnh, phù hợp đặc điểm tình hình thực tế của địa phương để Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành áp dụng trên địa bàn tỉnh.
2. Căn cứ phương hướng, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội nghiên cứu xây dựng trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phương hướng nhiệm vụ các quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về Lao động - Thương binh và xã hội giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức và chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đó.
3. Hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở bao gồm khu vực sản xuất vật chất, không sản xuất vật chất, đơn vị kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, các tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân trên địa bàn tỉnh (kể cả số cơ quan, xí nghiệp Trung ương đóng ở địa phương) thực thiện.
- Tổ chức quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý các nguồn lao động; áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến, các mẫu về tổ chức lao động, khoa học; chế độ kỷ luật lao động; hợp đồng lao động, tuyển dụng và cho thôi việc; định mức lao động Nhà nước của ngành; các chế độ quy định về điều kiện lao động, bảo hộ lao động và thực hiện các luật lệ; tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật an toàn lao động; bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân trong sản xuất.
- Xây dựng và tổ chức ứng dụng các tiêu chuẩn cấp bậc công nhân, tiêu chuẩn xí nghiệp, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức của tỉnh.
4. Tổ chức và hướng dẫn kiểm tra các ngành, các cấp, các cơ sở trực thuộc tỉnh thực hiện:
- Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các hình thức trả lương, trả công, trả thưởng và các chế độ đãi ngộ vật chất khác đối với người lao động.
- Các chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước và chủ trương phương hướng của tỉnh đối với người về hưu, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, người nghỉ việc vì mất sức lao động, người và gia đình có công với cách mạng, liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ, người hưởng tuất từ trần, quân nhân phục viên, chuyển ngành và thực hiện việc trợ giúp đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không còn người thân chăm lo, người bị tâm thần ở dạng sa sút cần phải có sự quản lý tập trung, người gặp khó khăn hiểm nghèo phải dựa vào sự bảo trợ của xã hội.
- Chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động ở khu vực kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác.
5. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện:
- Các kế hoạch về phân bổ lao động sắp xếp bố trí việc làm cho người lao động và những thành viên hưởng chính sách thương binh xã hội còn khả năng lao động có nhu cầu làm việc; điều phối lao động cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, và lao động đi làm việc ở nước ngoài, huy động đi làm việc ở nước ngoài, huy động dân công, lao động nghĩa vụ công ích điều động và tiếp nhận lao động và dân cư...
- Xác nhận và cấp giấy chứng nhận cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cấp sổ hưu trí, mất sức lao động cho cán bộ của tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thuộc diện tỉnh được phân cấp quản lý cán bộ.
- Báo tin, báo tử liệt sĩ, cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ ở địa phương.
- Quản lý hồ sơ danh sách người hưởng chính sách thương binh xã hội thuộc tỉnh quản lý.
6. Tổ chức và chỉ đạo việc nuôi dưỡng, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động, dạy văn hoá, dạy nghề, hướng nghiệp và tổ chức sản xuất cho các thành viên bảo trợ xã hội.
- Xây dựng các hình thức tổ chức bảo trợ quần chúng nhằm chăm sóc đời sống vật chất tinh thần của người hưởng chính sách bảo trợ của xã hội. Giúp đỡ các tổ chức quần chúng của các thành viên bảo trợ xã hội hoạt động theo đúng mục đích điều lệ của các tổ chức đó và quy định của Nhà nước.
Xây dựng và chỉ đạo mọi hoạt động đối với các cơ sở sự nghiệp thương binh xã hội của tỉnh và hướng dẫn giúp đỡ về hoạt động đối với các cơ sở sự nghiệp thương binh xã hội do huyện, xã tổ chức.
7. Thống nhất quản lý tài chính, vật tư của công tác lao động Thương binh xã hội ở địa phương bao gồm kinh phí do ngân sách của Trung ương, địa phương phân bố cho ngành (kể cả thu kinh phí bảo hiểm xã hội tỷ lệ phần trăm quỹ lương) và các khoản thu khác của ngành thuộc phạm vi trách nhiệm sở quản lý.
Tổ chức và hướng dẫn các huyện thực hiện việc chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp, phụ cấp cho các thành viên thương binh xã hội và bảo đảm đúng kỳ, đủ số tiền, tận tay theo phương thức của Bộ quy định.
Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc thu chi và thanh quyết toán tài chính, vật tư thuộc ngành ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở và các huyện, xã theo đúng quy định của Nhà nước.
8. Thực hiện việc kiểm tra và thanh tra Nhà nước đối với ngành, cấp, các đơn vị cơ sở bao gồm khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất, đơn vị kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, các tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân đóng trên địa bàn tỉnh theo sự phân cấp của Trung ương và của tỉnh trong việc chấp hành chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, pháp luật của Nhà nước về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thương binh, liệt sĩ, trợ giúp xã hội về kỹ thuật an toàn lao động và bảo hộ lao động... cùng các ngành có liên quan giải quyết những tranh chấp về lao động ở địa phương.
Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý kịp thời những vụ vi phạm các quy định của Nhà nước và của tỉnh về những nội dung công tác thuộc ngành quản lý.
9. Hướng dẫn các ngành, các cấp, các cơ sở thuộc ngành ở tỉnh kiện toàn các tổ chức lao động tiền lương và cơ quan lao động - Thương binh và xã hội.
Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và xã hội ở địa phương theo sự phân cấp của tỉnh.
Khen thưởng và đề nghị khen thưởng kịp thời những đơn vị cá nhân có nhiều thành tích về công tác Lao động - Thương binh và xã hội và những thành viên hưởng chính sách thương binh và xã hội có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
10. Sơ kết tổng kết các mặt công tác của ngành. Phát hiện và đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh và cấp trên những điểm cần bổ sung, sửa đổi về chính sách, chế độ, về tổ chức quản lý, chỉ đạo những vấn đề có liên quan đến công tác Lao động - Thương binh xã hội ở địa phương.
11. Quản lý sử dụng có hiệu quả lao động, vật tư tài sản, tài chính của Sở theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước và của Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
12. Thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về các mặt công tác của ngành ở địa phương.
Về tổ chức bộ máy:
Bộ máy của Sở Lao động - Thương binh và xã hội có thể tổ chức các mô hình như sau:
1. Phòng tổng hợp, tổ chức hành chính (làm cả nhiệm vụ tuyên truyền, thi đua kế hoạch ngành).
2. Phòng nguồn lao động và sắp xếp việc làm.
3. Phòng chính sách lao động (làm cả nhiệm vụ tiền lương định mức và tổ chức lao động).
4. Phòng thương binh và liệt sĩ.
5. Phòng bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội (gọi tắt là phòng bảo trợ xã hội).
6. Phòng kế hoạch - tài chính.
7. Ban thanh tra (gồm Thanh tra Lao động - Thương binh và xã hội, kỹ thuật an toàn + bảo hiểm lao động).
Các cơ sở sự nghiệp và cơ sở dịch vụ sản xuất:
ở những tỉnh, thành phố có quy hoạch kế hoạch Nhà nước giao về công tác điều động lao động hoặc tiếp nhận lao động và dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới trong và ngoài tỉnh có khối lượng công tác lớn có thể tổ chức Chi Cục hoặc phòng điều động lao động và dân cư (nếu khối lượng công tác này không nhiều thì giao cho Phòng nguồn lao động và sắp xếp việc làm đảm nhiệm).
ở những tỉnh, thành phố có công nghiệp phát triển có thể tổ chức thêm phòng định mức - tổ chức lao động.
ở những tỉnh miền núi và những tỉnh có khối lượng công tác không nhiều, có thể tổ chức:
- Phòng hành chính lao động để làm nhiệm vụ của hai phòng số 2, 3.
- Phòng chính sách bảo trợ xã hội để nhiệm vụ của hai phòng số 4, 5.
Căn cứ vào hướng dẫn trên và tuỳ theo khối lượng công việc và đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các phòng, ban nói trên cho phù hợp.
B. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
và xã hội ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi chung là huyện)
Tổ chức làm công tác Lao động - Thương binh và xã hội ở huyện có trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Lao động - Thương binh và xã hội thống nhất quản lý Nhà nước phụ trách một số mặt công tác sự nghiệp thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và xã hội trên địa bàn huyện.
Tổ chức làm công tác Lao động - Thương binh và xã hội ở huyện có nhiệm vụ, quyền hạn.
1. Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch của huyện về hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và xã hội, xây dựng trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định phương hướng nhiệm vụ, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về lao động - thương binh và xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.
2. Hướng dẫn và kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở bao gồm cả khu vực kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, các tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân trên địa bàn huyện (kể cả các cơ quan, xí nghiệp của tỉnh đóng ở địa phương) thực hiện:
- Các quy hoạch, kế hoạch của địa phương về lao động - thương binh và xã hội.
- Tổ chức và quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lao động; áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến; các mẫu về tổ chức lao động khoa học; chế độ và kỷ luật lao động, hợp đồng lao động, tuyển dụng và cho thôi việc; các định mức lao động của Nhà nước và của ngành; các chế độ tiêu chuẩn về điều kiện lao động và bảo hộ lao động; tổ chức phục vụ nơi làm việc.
- Xây dựng và ứng dụng các chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ Nhà nước của huyện.
- Các chính sách, chế độ về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các chế độ trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương.
3. Tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp, các cơ sở thực hiện;
- Các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước và chủ trương phương hướng của Uỷ ban nhân dân huyện đối với các thành viên hưởng chính sách thương binh và xã hội và thực hiện trợ giúp đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không còn người thân chăm lo và những người gặp khó khăn hiểm nghèo phải dựa vào sự bảo trợ của xã hội.
- Chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động ở khu vực kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác.
4. Tổ chức và hướng dẫn các ngành, các cấp, các cơ sở thực hiện các kế hoạch của Uỷ ban nhân dân huyện về phân bố lao động, sắp xếp bố trí việc làm cho người lao động và những thành viên hưởng chính sách thương binh và xã hội còn khả năng lao động có nhu cầu làm việc, điều động và tiếp nhận lao động và dân cư, điều động lao động cho các công trình trọng điểm của Nhà nước và lao động đi làm việc ở nước ngoài, huy động dân công, lao động nghĩa vụ công ích.
5. Xác nhận và cấp sổ trợ cấp cho người nghỉ việc vì mất sức lao động, người hưởng tuất từ trần và cấp sổ hưu trí, sỗ lĩnh lương hưu cho cán bộ huyện và cơ quan Trung ương và của tỉnh đóng trên địa bàn huyện thuộc diện huyện được phân cấp quản lý cán bộ.
6. Tổ chức và hướng dẫn xã thực hiện việc báo tin, báo tử liệt sĩ, cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng tu bổ quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ ở địa phương.
Quản lý hồ sơ, danh sách người hưởng chính sách thương binh và xã hội thuộc huyện quản lý.
7. Tổ chức và chỉ đạo việc nuôi dưỡng, dạy văn hoá, dạy nghề, sắp xếp việc làm, tổ chức sản xuất cho các thành viên thương binh và xã hội và xây dựng các hình thức tổ chức bảo trợ của quần chúng nhằm chăm sóc đời sống vật chất tinh thần người hưởng chính sách bảo trợ xã hội, giúp đỡ các tổ chức quần chúng của các thành viên bảo trợ xã hội hoạt động đúng mục đích điều lệ của các tổ chức đó và quy định của Nhà nước.
Xây dựng, quản lý và chỉ đạo các cơ sở thương binh xã hội trực thuộc ngành ở huyện và hướng dẫn các xã quản lý, chỉ đạo các cơ sở thương binh xã hội do xã tổ chức.
8. Thực hiện đơn vị dự toán cấp III kinh phí Trung ương theo chế độ kế toán Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, thống nhất quản lý tài chính, vật tư của ngành ở huyện.
Phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức và hướng dẫn xã trả lương hưu và các khoản trợ cấp, phụ cấp cho những thành viên hưởng chính sách thương binh và xã hội bảo đảm đúng kỳ, đủ số tiền, tận tay theo đúng phương thức của Bộ quy định.
Thực hiện việc thu, chi (kể cả thu kinh phí bảo trợ - xã hội tỷ lệ phần trăm lương) và thanh quyết toán tài chính, vật tư với cấp trên và cơ quan chức năng theo đúng quy định của Nhà nước.
9. Kiểm tra và thanh tra Nhà nước đối với các ngành, các cấp, các cơ sở của huyện (kể cả các cơ quan, xí nghiệp của tỉnh, Trung ương đóng ở địa bàn huyện) trong việc chấp hành chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, pháp luật của Nhà nước về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thương binh, liệt sĩ, trợ giúp xã hội... thuộc phạm vi trách nhiệm của huyện.
Giải quyết kịp thời các thư, đơn khiếu tố của công dân có liên quan đến các công tác của ngành ở huyện cùng với các ngành có liên quan giải quyết những tranh chấp về lao động ở địa phương.
Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân huyện xử lý kịp thời những vụ vi phạm các quy định của Nhà Nước và địa phương về lĩnh vực lao động - thương binh - xã hội thuộc ngành quản lý.
10. Kiện toàn tổ chức ngành từ huyện đến xã và các cơ sở trực thuộc ngành ở huyện. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác lao động - thương binh và xã hội theo sự hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
Đề nghị khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác lao động - thương binh và xã hội và những thành viên hưởng chính sách thương binh - xã hội có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
11. Sơ kết, tổng kết các mặt công tác của ngành, phát hiện và đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện và cấp trên những điểm cần bổ sung, sửa đổi về chính sách, chế độ, về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội ở địa phương cho sát hợp với tình hình thực tế hiện nay.
12. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, vật tư, tài sản, tài chính thuộc phạm vi trách nhiệm qua đơn vị theo đúng chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước và của Uỷ ban nhân dân địa phương quy định.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất với Uỷ ban nhân dân huyện và ngành dọc cấp trên về các mặt công tác của ngành ở huyện.
C. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI,
xã, phường, thị trấn (phường, thị trấn gọi chung là xã)
Tổ chức hoặc cán bộ được phân công phụ trách công tác lao động - thương binh và xã hội ở xã có trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân xã quản lý và phụ trách một số mặt công tác thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội trên địa bàn xã.
Tổ chức hoặc cán bộ chuyên trách công tác lao động - thương binh xã hội xã có nhiệm vụ:
1. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch của xã và hướng dẫn của tổ chức làm công tác lao động - thương binh và xã hội huyện, xây dựng trình Uỷ ban nhân dân xã duyệt chương trình, kế hoạch thực hiện các mặt công tác lao động - thương binh và xã hội hàng tháng, quý, 6 tháng và năm.
2. Hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các đoàn thể, các hợp tác xã thực hiện:
- Các chương trình, kế hoạch về lao động - thương binh và xã hội của xã, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước về lao động, tiền công, chính sách dân công, lao động nghĩa vụ công ích, hợp đồng lao động, bảo hộ lao động và an toàn lao động.
- Các chính sách chế độ của Đảng, Nhà nước và chủ trương phương hướng của Uỷ ban nhân dân địa phương đối với các thành viên hưởng chính sách thương binh và xã hội và thực hiện trợ giúp đối với người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không còn người thân chăm lo và những người gặp khó khăn hiểm nghèo phải dựa vào sự bảo trợ của xã hội.
3. Thực hiện việc cân đối lao động, sắp xếp việc làm cho người lao động, bố trí công việc thích hợp cho những thành viên hưởng chính sách thương binh và xã hội còn khả năng lao động có nhu cầu làm việc, cung cấp và tiếp nhận lao động và dân cư theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và của địa phương, huy động dân công lao động nghĩa vụ công ích và lao động phục vụ nhu cầu của trên và lao động đi làm việc ở nước ngoài, tuyển chọn lao động đi đào tạo, bồi dưỡng nghề ở các trường, lớp của Nhà nước theo đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và chỉ tiêu phân bố của huyện.
4. Đăng ký quản lý các thành viên hưởng chính sách thương binh và xã hội trong xã, theo dõi và đề nghị trên giải quyết kịp thời các chế độ cho những người có đủ điều kiện tiêu chuẩn hưởng chính sách của Nhà nước và kiến nghị cấp trên xử lý kịp thời những trường hợp hưởng không đúng chính sách.
Thực hiện việc chi trả lương hưu và báo khoản trợ cấp, phụ cấp cho những người được hưởng chính sách thương binh và xã hội bảo đảm đúng kỳ, đủ số tiền và tận tay theo đúng phương thức Bộ hướng dẫn.
Đề nghị xét và thực hiện việc cứu trợ cho những người có nhiều khó khăn trong cuộc sống cần có sự trợ giúp của xã hội.
5. Phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức:
- Xây dựng phong trào quần chúng chấp hành chính sách và tổ chức các hình thức chăm sóc đời sống mọi mặt đối với thương binh, bệnh binh nặng, cán bộ lão thành cách mạng, chăm lo nuôi dạy con liệt sĩ, nhất là các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ, nuôi dưỡng bố mẹ liệt sĩ và người có công với cách mạng già yếu không còn người thân chăm lo. Tổ chức sắp xếp việc làm và chăm sóc giúp đỡ các thành viên hưởng chính sách thương binh và xã hội ở xã.
- Hướng dẫn, giúp đỡ các thành viên thương binh và xã hội phát huy ý thức tự lực tự cường, gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương. Giúp đỡ các tổ chức quần chúng của các thành viên bảo trợ xã hội hoạt động đúng mục đích điều lệ của các tổ chức và quy định của Nhà nước.
- Báo tin, báo tử liệt sĩ, cất bốc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng và tu bổ nghĩa trang liệt sĩ và bia đài ghi công liệt sĩ ở xã.
6. Quản lý sổ sách, tài liệu, vật tư, tài chính của công tác lao động - thương binh và xã hội của xã và thực hiện việc thanh quyết toán các khoản tài chính vật tư và báo cáo tình hình thực hiện các mặt công tác lao động - thương binh và xã hội của xã với cơ quan quản lý ngành cấp trên.
7. Sơ kết, tổng kết các mặt công tác của ngành ở xã, phát hiện và đề xuất với Uỷ ban nhân dân xã và cấp trên những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ và những kinh nghiệm về thực hiện công tác lao động - thương binh và xã hội ở xã.
Đề nghị cấp trên khen thưởng cá nhân và đơn vị có nhiều thành tích trong công tác lao động - thương binh xã hội và những thành viên thương binh và xã hội có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ nói trên, ở xã cần có một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo công tác lao động - thương binh và xã hội tuỳ theo khối lượng công tác và địa bàn về tình hình thực tế mà bố trí cán bộ chuyên trách giúp Uỷ ban nhân dân xã làm công tác này.
Căn cứ vào ngân sách của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho cán bộ chuyên trách làm công tác lao động - thương binh và xã hội được hưởng định suất phụ cấp như một cán bộ chuyên môn của Uỷ ban nhân dân xã.
ở những địa phương thấy cần thành lập Ban Lao động - Thương binh và xã hội xã, phường, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và cho Bộ Lao động - thương binh và xã hội biết để hướng dẫn hoạt động.
II- CÁN BỘ VÀ BIÊN CHẾ CƠ QUAN LAO ĐỘNG -
Để bảo đảm cho cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp ở địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ, Uỷ ban nhân dân các cấp cần sắp xếp bố trí đủ số cán bộ cần thiết theo đúng chức danh, tiêu chuẩn viên chức cho mỗi tổ chức ở mỗi cấp và bảo đảm chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ của ngành.
Về biên chế cho cơ quan lao động - thương binh và xã hội thành phố, đặc khu, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ sở sự nghiệp thuộc ngành ở địa phương, hàng năm Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ yêu cầu thực tế, kinh nghiệm tổ chức quản lý và khối lượng công việc cụ thể mà quy định cho phù hợp để các tổ chức của ngành đủ sức thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế của cơ quan lao động - thương binh và xã hội các cấp ở địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành, của tỉnh giao.
2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức và hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện những nội dung của Thông tư này tổ chức và xây dựng quy chế và các mối quan hệ, lề lối làm việc của các tổ chức thuộc ngành ở địa phương.
3. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương phản ánh cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội biết để cùng phối hợp giải quyết kịp thời.
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
- 1Thông tư 01/LĐTBXH-TT năm 1992 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 01/LB-TT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy làm công tác lao động - thương binh và xã hội các cấp ở địa phương do Bộ Lao động - Thương và Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 01/LĐTBXH-TT năm 1992 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương do Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 449/1999/QĐ-BLĐTB&XH bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Nghị định 57-HĐBT năm 1987 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 112-HĐBT năm 1988 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số xã, huyện thuộc tỉnh Sông Bé do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông tư 01/LB-TT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy làm công tác lao động - thương binh và xã hội các cấp ở địa phương do Bộ Lao động - Thương và Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành
Thông tư 3-LĐTBXH/TT-1989 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan lao động - thương binh và xã hội thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 3-LĐTBXH/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/01/1989
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Trần Đình Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra