Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 276-TT/CC | Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1991 |
CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 276-TT/CC NGÀY 20-4-1991 HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ điều 34 Nghị định số 45-HĐBT ngày 27-2-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước, Bộ Tư pháp ra Thông tư hướng dẫn về tổ chức và quản lý công chứng Nhà nước như sau:
I- VỀ THỦ TỤC THÀNH LẬP PHÒNG CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC.
Các việc cần phải tiến hành chuẩn bị thành lập Phòng công chứng Nhà nước bao gồm:
1. Sở Tư pháp giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) lập đề án thành lập Phòng công chứng Nhà nước, chuẩn bị nhân sự dự kiến đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, trao đổi với các cơ quan hữu quan của tỉnh như Ban tổ chức chính quyền, Sở Tài chính... và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét. Đề án thành lập Phòng công chứng Nhà nước phải nêu rõ mục đích, yêu cầu của việc thành lập, nhiệm vụ cụ thể của Phòng, tổ chức biên chế, địa điểm đặt trụ sở và cơ sở vật chất của Phòng.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, sau khi xem xét đề án thành lập Phòng công chứng Nhà nước, có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Phòng công chứng Nhà nước ở địa phương. Kèm theo văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có: đề án thành lập Phòng công chứng Nhà nước, danh sách, hồ sơ của từng người được dự kiến bổ nhiệm làm Trưởng phòng công chứng Nhà nước và công chứng viên (hồ sơ bao gồm: sơ yếu lý lịch cán bộ có xác nhận quá trình công tác pháp luật của cơ quan chủ quản; bản sao bằng tốt nghiệp Đại học Pháp lý và giấy chứng nhận sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền).
3. Sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng Nhà nước, bổ nhiệm Trưởng phòng và công chứng viên.
4. Việc miễn nhiệm Trưởng phòng công chứng Nhà nước và công chứng viên; việc bổ nhiệm thêm công chứng viên của các Phòng công chứng Nhà nước hiện có tại địa phương cũng tiến hành theo trình tự nói trên.
II - PHÒNG CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC, CÔNG CHỨNG VIÊN
Việc xác định thẩm quyền theo địa hạt của các Phòng công chứng Nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Trưởng phòng công chứng Nhà nước, các công chứng viên và kế toán phải là người trong biên chế Nhà nước; các nhân viên giúp việc khác có thể thuộc biên chế Nhà nước hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Biên chế của các Phòng công chứng Nhà nước được quyết định căn cứ vào khối lượng công việc; nhất thiết phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ, tinh gọn bộ máy.
- Lập và chỉ đạo thực hiên các kế hoạch công tác của Phòng;
- Điều hành công việc hàng ngày của Phòng;
- Tiến hành bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho các công chứng viên và các nhân viên;
- Bảo đảm thực hiện chế độ chính sách đối với các thành viên trong Phòng;
- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm báo cáo về hoạt động của Phòng với Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp.
Khi thực hiện công chứng, Trưởng phòng công chứng Nhà nước ký các văn bản công chứng với tư cách công chứng viên.
4. Những người có đủ các điều kiện sau có thể được bổ nhiệm làm công chứng viên:
- Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, công minh, liêm khiết, trung thực, luôn tôn trọng sự thật, là người không có tiền án;
- Tốt nghiệp Đại học Pháp lý bao gồm: tốt nghiệp đại học pháp lý các hệ đào tạo dài hạn, chuyên tu, tại chức ở trong nước, đại học pháp lý ở các nước xã hội chủ nghĩa; những người có bằng cử nhân Luật hoặc đại học luật ở các nước không phải là xã hội chủ nghĩa và đã qua học lớp bồi dưỡng về pháp lý xã hội chủ nghĩa từ 1 năm trở lên;
- Đã làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên và được huấn luyện làm nghiệp vụ công chứng bao gồm những người có thời gian công tác pháp luật ở các ngành tư pháp, toà án, kiểm sát, nội vụ, thanh tra, trọng tài kinh tế Nhà nước, hải quan, những người là chuyên viên pháp lý tại các Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, ở tổ chức pháp chế của các nganh ở trung ương và các địa phương. Trước khi được bổ nhiệm công chứng viên phải được huấn luyện về nghiệp vụ công chứng. Đối với những công chứng viên đầu tiên được bổ nhiệm khi mới thành lập Phòng công chứng Nhà nước thì sau khi bổ nhiệm phải học qua lớp huấn luyện nghiệp vụ công chứng.
Cơ quan tư pháp cùng cấp cử cán bộ chuyên trách có trình độ đại học pháp lý và được huấn luyện nghiệp vụ công chứng để giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ công chứng.
III - QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ HỌAT ĐỘNG CỘNG CHỨNG NHÀ NƯỚC.
1. Bộ Tư pháp quản lý thống nhất về tổ chức hoạt động công chứng trong phạm vi cả nước, cụ thể là:
- Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng; việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong lĩnh vực công chứng;
- Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm hoạt động công chứng;
- Đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho công chứng viên;
- Phát hành để sử dụng thống nhất các mẫu văn bản công chứng và sổ quản lý;
- Giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động công chứng của công dân và các tổ chức theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng trong phạm vi địa phương;
- Bảo đảm về tổ chức, cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động công chứng ở địa phương;
- Bảo đảm thực hiện chế độ chính sách đối với công chứng viên, các nhân viên và cán bộ khác làm công chứng trong địa phương;
- Bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho công chứng viên và các cán bộ khác làm công chứng trong địa phương;
- Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm hoạt động công chứng ở địa phương;
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động công chứng của công dân và các tổ chức theo thẩm quyền.
Trần Đông (Đã ký) |
- 1Quyết định 241/QĐ-BTP-2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và Liên tịch ban hành từ năm 1981 đến nay hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 2Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 241/QĐ-BTP-2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và Liên tịch ban hành từ năm 1981 đến nay hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 2Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
Thông tư 276-TT/CC năm 1991 hướng dẫn về tổ chức và quản lý công chứng Nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 276-TT/CC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/04/1991
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Trần Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra