Mục 1 Chương 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
1. Chỉ sử dụng túi lấy máu, túi gạn tách thành phần máu (bao bì đựng máu) bảo đảm chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
2. Thực hiện tách các chế phẩm máu trong hệ thống kín hoặc trường hợp điều chế trong hệ thống hở phải bảo đảm thực hiện quy trình vô trùng.
3. Đông lạnh và tan đông các chế phẩm huyết tương và tủa lạnh
a) Đơn vị huyết tương phải được đông lạnh trong khoảng thời gian tối đa 8 giờ kể từ thời điểm bắt đầu việc đông lạnh với nhiệt độ từ âm 25oC (-25oC) trở xuống;
b) Bảo quản đông lạnh: phải bảo quản ở nhiệt độ duy trì từ âm 18oC (-18oC) trở xuống;
c) Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Không để bề mặt túi máu, các vị trí cắm kim truyền máu tiếp xúc trực tiếp với dung dịch làm tan đông;
- Làm tan đông ở nhiệt độ từ 30oC đến 37oC trong thời gian không quá 15 phút đối với chế phẩm tủa lạnh và không quá 45 phút đối với huyết tương đông lạnh;
- Đơn vị máu, chế phẩm máu đã được làm tan đông thì không được làm đông lạnh lại.
4. Chiếu xạ gamma cho túi máu và chế phẩm máu
a) Phải chiếu xạ gamma cho túi máu và chế phẩm máu để bất hoạt bạch cầu lympho phòng ngừa nguy cơ bệnh ghép chống chủ trước khi truyền cho người bệnh mắc chứng suy giảm miễn dịch, với liều chiếu xạ cho mỗi lượt chiếu phải đạt ít nhất 25 Gy (2.500 cGy);
b) Hạn dùng của khối hồng cầu sau khi chiếu xạ là 28 ngày và đồng thời phải tuân thủ hạn dùng của khối hồng cầu không chiếu xạ cùng loại, cùng thời gian. Hạn sử dụng khối tiểu cầu không thay đổi sau chiếu xạ;
c) Phải dán nhãn phân biệt túi máu đã được chiếu xạ với túi máu chưa chiếu xạ.
5. Cách ly và tiêu hủy đơn vị máu:
a) Đơn vị máu, thành phần máu và toàn bộ các đơn vị chế phẩm máu chưa được xét nghiệm theo quy định tại các
b) Tất cả các đơn vị máu, chế phẩm máu không an toàn hoặc hết hạn sử dụng phải được cách ly, quản lý riêng biệt và tiêu hủy theo quy định hiện hành về quản lý chất thải y tế.
Điều 19. Thiết bị lạnh bảo quản các đơn vị máu và chế phẩm máu
1. Yêu cầu chung về thiết bị lạnh bảo quản đơn vị máu và chế phẩm máu
a) Phòng đặt thiết bị lạnh bảo quản máu phải được bảo đảm có điện áp ổn định và thông khí tốt;
b) Thiết bị lạnh có đủ khoảng trống trong khoang bảo quản để bảo đảm lưu thông dòng khí, dễ kiểm tra và quan sát;
c) Nhiệt độ đồng đều ở mọi vị trí bên trong khoang bảo quản;
d) Thiết bị lạnh phải có hệ thống theo dõi nhiệt độ đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có khả năng giám sát nhiệt độ đồng thời bằng hai phương pháp độc lập, liên tục và lưu lại được thông số theo thời gian thực tế bằng hệ thống ghi nhiệt độ tự động hoặc ghi thủ công ít nhất 4 giờ một lần;
- Hệ thống giám sát nhiệt độ của thiết bị lạnh phải hoạt động được trong trường hợp mất điện nguồn;
- Có hệ thống cảnh báo nhiệt độ bất thường bằng âm thanh, ánh sáng.
đ) Thiết bị lạnh bảo quản đơn vị máu, chế phẩm máu không được dùng để bảo quản các thuốc thử, sinh phẩm xét nghiệm, thực phẩm;
e) Có chỗ bảo quản riêng, có nhãn phân biệt cho từng loại máu, chế phẩm máu, như sau:
- Loại đã xét nghiệm an toàn sẵn sàng cấp phát;
- Loại chưa xét nghiệm;
- Loại đã xét nghiệm và có kết quả bất thường.
2. Yêu cầu đối với tủ lạnh bảo quản đơn vị máu, chế phẩm máu
a) Nhiệt độ bên trong khoang bảo quản luôn từ 2oC đến 6oC;
b) Bảo đảm sự đồng đều nhiệt của khoang bảo quản bằng thông gió cưỡng bức với quạt thông gió;
c) Cho phép quan sát được các túi máu lưu trữ bên trong khoang bảo quản, mà không cần mở cánh tủ.
3. Yêu cầu đối với quầy đông lạnh bảo quản đơn vị máu, chế phẩm máu
a) Nhiệt độ bên trong khoang bảo quản luôn có nhiệt độ từ âm 18oC (-18oC) trở xuống tuỳ theo yêu cầu bảo quản của loại chế phẩm máu và quy trình được phê duyệt;
b) Có khả năng định kỳ tự phá đông dàn lạnh hoặc phải định kỳ phá đông thủ công đá bám dính dàn lạnh.
4. Yêu cầu đối với máy lắc và tủ bảo quản tiểu cầu
a) Nhiệt độ bên trong khoang bảo quản luôn từ 20oC đến 24oC;
b) Bảo đảm sự đồng đều nhiệt độ trong tủ bằng thông gió cưỡng bức với quạt thông gió;
c) Quan sát được các túi tiểu cầu lưu trữ bên trong khoang bảo quản, mà không cần mở cánh tủ;
d) Máy lắc theo chiều ngang;
đ) Có hệ thống báo động khi máy lắc dừng hoạt động hoặc có những bất thường.
Điều 20. Vận chuyển máu và chế phẩm máu
1. Thiết bị, phương tiện vận chuyển phải duy trì được nhiệt độ phù hợp với yêu cầu bảo quản từng loại máu và chế phẩm máu.
2. Việc vận chuyển đơn vị máu phải bảo đảm an toàn, kiểm soát, theo dõi được nhiệt độ và thời gian vận chuyển theo yêu cầu sau:
a) Đối với máu toàn phần và khối hồng cầu: bảo đảm duy trì nhiệt độ trong khoang vận chuyển từ 1oC đến 10oC trong suốt quá trình vận chuyển; máu toàn phần dùng để điều chế khối tiểu cầu được bảo quản, vận chuyển theo quy định tại Điểm b
b) Đối với khối tiểu cầu và khối bạch cầu: bảo đảm duy trì nhiệt độ trong khoang vận chuyển từ 20oC đến 24oC;
c) Đối với huyết tương và các chế phẩm máu đông lạnh: bảo đảm duy trì nhiệt độ trong khoang vận chuyển từ âm 18oC (-18oC) trở xuống;
d) Đá lạnh dùng để bảo quản không được đặt tiếp xúc trực tiếp với túi máu.
Điều 21. Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu
Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa, nhãn của đơn vị máu, chế phẩm máu phải có những thông tin như sau:
1. Tên, địa chỉ cơ sở điều chế máu và chế phẩm.
2. Tên loại chế phẩm máu.
3. Mã số của đơn vị máu, chế phẩm máu: chỉ có một mã số duy nhất cho phép truy nguyên các thông tin về người hiến máu, quá trình lấy máu, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng đơn vị máu, chế phẩm máu.
4. Nhóm máu hệ ABO và Rh(D); thông tin về các nhóm máu khác (nếu có).
5. Ngày, tháng, năm lấy máu.
6. Tên dung dịch chống đông hoặc dung dịch bảo quản (đối với máu toàn phần hoặc khối hồng cầu).
7. Ngày hết hạn sử dụng.
8. Thể tích hoặc cân nặng của đơn vị chế phẩm máu.
9. Nhiệt độ bảo quản.
10. Ghi chú trên tất cả nhãn của túi máu, chế phẩm máu: “Cần truyền qua bộ dây truyền có bầu lọc; không được truyền nếu có hiện tượng tan máu, màu sắc bất thường”. Riêng với máu, chế phẩm máu đã chiếu xạ, cần ghi thêm: “Đã chiếu xạ”.
Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 26/2013/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/09/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
- Điều 4. Tiêu chuẩn người hiến máu
- Điều 5. Trì hoãn hiến máu
- Điều 6. Khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu
- Điều 7. Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
- Điều 8. Nội dung khám tuyển chọn người hiến máu
- Điều 9. Việc lấy máu toàn phần, thành phần máu
- Điều 10. Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm
- Điều 11. Xử lý đơn vị máu, thành phần máu ngay sau lấy máu
- Điều 13. Nguyên tắc xét nghiệm
- Điều 14. Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu
- Điều 15. Xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 16. Lưu giữ mẫu xét nghiệm
- Điều 17. Quản lý kết quả xét nghiệm
- Điều 18. Nguyên tắc chung
- Điều 19. Thiết bị lạnh bảo quản các đơn vị máu và chế phẩm máu
- Điều 20. Vận chuyển máu và chế phẩm máu
- Điều 21. Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu
- Điều 22. Máu toàn phần
- Điều 23. Khối hồng cầu đậm đặc
- Điều 24. Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản
- Điều 25. Khối hồng cầu giảm bạch cầu
- Điều 26. Khối hồng cầu rửa
- Điều 27. Khối hồng cầu lọc bạch cầu
- Điều 28. Khối hồng cầu đông lạnh
- Điều 29. Khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần
- Điều 30. Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu
- Điều 31. Khối tiểu cầu lọc bạch cầu
- Điều 32. Huyết tương và huyết tương đông lạnh
- Điều 33. Huyết tương tươi và huyết tương tươi đông lạnh
- Điều 34. Tủa lạnh
- Điều 35. Khối bạch cầu hạt trung tính
- Điều 36. Các chế phẩm máu truyền cho thai nhi
- Điều 37. Máu sử dụng trong truyền thay máu cho trẻ sơ sinh
- Điều 38. Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, thu hồi máu và chế phẩm máu
- Điều 39. Giao, nhận máu và chế phẩm máu
- Điều 40. Nhập kho, đối chiếu, bảo quản máu tại đơn vị phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 41. Kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, chế phẩm máu
- Điều 42. Yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu, chế phẩm máu
- Điều 43. Xét nghiệm bảo đảm hòa hợp miễn dịch truyền máu
- Điều 44. Lựa chọn đơn vị máu hoà hợp miễn dịch
- Điều 45. Bảo đảm hòa hợp miễn dịch trong một số trường hợp cấp cứu
- Điều 46. Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu
- Điều 47. Giao nhận máu, chế phẩm máu giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị
- Điều 48. Lưu trữ mẫu của đơn vị máu và mẫu máu người bệnh nhận máu
- Điều 49. Quản lý túi máu ở đơn vị điều trị
- Điều 50. Thực hiện và theo dõi truyền máu tại đơn vị điều trị
- Điều 51. Việc trả, nhận lại và sử dụng đơn vị máu được trả lại
- Điều 52. Xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu
- Điều 53. Nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân
- Điều 54. Truyền máu tự thân theo kế hoạch
- Điều 55. Truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích
- Điều 56. Truyền máu hoàn hồi
- Điều 57. Nội dung giám sát nguy cơ trong truyền máu
- Điều 58. Quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu
- Điều 59. Vị trí pháp lý và thành phần của Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 60. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu
- Điều 63. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
- Điều 64. Trách nhiệm của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Điều 65. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 66. Trách nhiệm của cơ sở truyền máu
- Điều 67. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu
- Điều 68. Trách nhiệm của người đăng ký hiến máu
- Điều 69. Trách nhiệm của người bệnh được truyền máu