Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2020/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2020 |
QUY ĐỊNH VIỆC LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Thông tư này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông), các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa
1. Lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã dược Bộ trưởng Độ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) ở một khối lớp lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa.
3. Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Điều 3. Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
1. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA
Điều 4. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
1. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (sau đây gọi chung là Hội đồng) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
2. Mỗi môn học của một cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 (mười lăm) người, trong đó có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư này và các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
b) Đề xuất danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quá trình thực hiện nhiệm vụ và việc tiếp thu ý kiến đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 5. Cơ cấu và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi chung là Sở Giáo dục và Đào tạo).
2. Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Thư ký Hội đồng là chuyên viên phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo) hoặc lãnh đạo cơ sở giáo dục phổ thông theo cấp học.
4. Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo, chuyên viên phòng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc các khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh. Đối với Ủy viên là giáo viên phải có ít nhất 05 (năm) năm giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
5. Người đã tham gia biên soạn, chỉ đạo biên soạn, thẩm định, xuất bản, in sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt không được tham gia Hội đồng.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn các thành viên Hội đồng
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động của Hội đồng, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
b) Phân công nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng;
c) Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn sách giáo khoa;
d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều này.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công;
b) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, xây dựng chương trình làm việc của Hội đồng theo kế hoạch;
b) Lập biên bản tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng;
c) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng:
a) Nghiên cứu tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, các sách giáo khoa và tài liệu liên quan do Hội đồng cung cấp; tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng;
b) Có văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa; có ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến, nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa;
c) Trường hợp không thể tham gia họp Hội đồng phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng, gửi văn bản nhận xét, đánh giá, lựa chọn sách giáo khoa cho Chủ tịch Hội đồng trước thời điểm tổ chức cuộc họp; ý kiến bằng văn bản về việc lựa chọn sách giáo khoa của Ủy viên Hội đồng vắng mặt được tính vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa trong lần bỏ phiếu thứ nhất của Hội đồng;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Điều 7. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch.
2. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký Hội đồng.
3. Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ ký của tất cả thành viên của Hội đồng tham dự.
TỔ CHỨC LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA
Điều 8. Quy trình lựa chọn sách giáo khoa
1. Cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa:
a) Tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ trưởng tổ chuyên môn.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
4. Hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa:
a) Chủ tịch Hội đồng giao cho các thành viên Hội đồng nghiên cứu, nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí lựa chọn trong thời gian ít nhất là 07 (bảy) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng;
b) Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn. Trường hợp môn học không có sách giáo khoa nào đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn, Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu lựa chọn lại cho đến khi có ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn;
c) Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa thành biên bản, có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp, chuyển giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
6. Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
Điều 9. Công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo danh mục sách giáo khoa được phê duyệt đến các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương chậm nhất 05 (năm) tháng trước thời điểm bắt đầu năm học mới.
Điều 10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Quyết định thành lập Hội đồng; hằng năm thành lập mới Hội đồng, đảm bảo có ít nhất 1/3 (một phần ba) số thành viên đã tham gia các Hội đồng những năm trước đó.
2. Căn cứ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa quy định tại
3. Chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
4. Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục sách giáo khoa được lựa chọn; cung cấp thông tin bằng văn bản cho các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn về danh mục, số lượng sách giáo khoa mỗi nhà xuất bản cần cung ứng cho các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương cùng thời điểm công bố danh mục sách giáo khoa được phê duyệt theo quy định tại
5. Xem xét và quyết định việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa dựa trên báo cáo tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông. Việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa được thực hiện như việc lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư này.
6. Bảo đảm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để Hội đồng và các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
7. Công khai, minh bạch các thông tin lựa chọn sách giáo khoa và giải trình trước dư luận về quyết định lựa chọn sách giáo khoa.
Điều 11. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa, bao gồm các nhiệm vụ sau:
a) Căn cứ vào quy định tại
b) Đề xuất danh sách thành viên của các Hội đồng;
c) Đề xuất kinh phí, cơ sở vật chất để Hội đồng và các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức lựa chọn sách giáo khoa;
d) Tổ chức các hoạt động của Hội đồng theo quy định tại Thông tư này.
2. Thông báo đến các cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức lựa chọn, đề xuất danh mục sách giáo khoa.
3. Thông báo đến các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
4. Tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa từ các cơ sở giáo dục phổ thông, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 12. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
1. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất danh mục sách giáo khoa; tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa từ các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Bảo đảm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa.
Điều 13. Phòng Giáo dục và Đào tạo
1. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa. Tổng hợp danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất, báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông theo thẩm quyền quản lý thông báo danh mục sách giáo khoa đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
3. Tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa từ các cơ sở giáo dục phổ thông theo thẩm quyền quản lý, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.
4. Đề xuất với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh về kinh phí, cơ sở vật chất để các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa.
Điều 14. Cơ sở giáo dục phổ thông
1. Tổ chức đề xuất lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại
2. Thông báo danh mục sách giáo khoa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.
3. Sử dụng hiệu quả sách giáo khoa đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong quá trình dạy và học theo quy định của pháp luật.
4. Tổng hợp các kiến nghị của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách giáo khoa đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở).
1. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2020.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, người đứng đầu các cơ sở giáo dục phổ thông, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 6560/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 10
- 2Thông tư 51/2019/TT-BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 4507/QĐ-BGDĐT năm 2019 về phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 3453/BGDĐT-GDTH năm 2020 về tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Công văn 3401/BGDĐT-GDTH năm 2020 về trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 447/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2023-2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Công văn số 6560/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 10
- 2Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3Luật giáo dục 2019
- 4Thông tư 51/2019/TT-BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 4507/QĐ-BGDĐT năm 2019 về phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Công văn 3453/BGDĐT-GDTH năm 2020 về tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 3401/BGDĐT-GDTH năm 2020 về trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Công văn 447/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về tổ chức lựa chọn sách giáo khoa chuẩn bị triển khai năm học 2023-2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 25/2020/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/08/2020
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Hữu Độ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 869 đến số 870
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra