Hệ thống pháp luật

Chương 2 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Chương II

ĐƯỜNG NGANG

Mục 1. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI ĐƯỜNG NGANG

Điều 4. Phạm vi và khu vực đường ngang

1. Phạm vi đường ngang được xác định như sau:

a) Đoạn đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;

b) Đoạn đường sắt, phạm vi đất dành cho đường sắt nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Khu vực đường ngang bao gồm:

a) Phạm vi đường ngang;

b) Giới hạn hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang theo quy định tại Nghị định quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.

Điều 5. Phân loại và phân cấp đường ngang

1. Phân loại đường ngang

a) Theo thời gian sử dụng gồm: Đường ngang sử dụng lâu dài; đường ngang sử dụng có thời hạn;

b) Theo hình thức tổ chức phòng vệ gồm: Đường ngang có người gác; đường ngang không có người gác;

c) Theo tính chất phục vụ gồm: Đường ngang công cộng; đường ngang chuyên dùng.

2. Đường ngang được phân thành các cấp I, cấp II, cấp III theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Điều 6. Vị trí đặt và góc giao cắt của đường ngang

1. Khi xây dựng mới đường ngang phải đáp ứng yêu cầu sau:

a) Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m) và phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông;

b) Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;

c) Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga;

d) Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m);

đ) Khoảng cách giữa hai đường ngang trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m);

e) Trường hợp không đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 1 Điều này phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

2. Đối với đường ngang hiện tại không thỏa mãn các Điều kiện tại Khoản 1 Điều này phải cải tạo, nâng cấp đáp ứng yêu cầu hoặc tạm thời duy trì nhưng phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện giao thông qua đường ngang.

3. Góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (90°); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao cắt không được nhỏ hơn 45°.

Điều 7. Đường sắt trong phạm vi đường ngang

Đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

1. Yêu cầu về kỹ thuật

Kết cấu mặt đường ngang phải đặt ray hộ bánh hoặc kết cấu khác để tạo khoảng cách má trong giữa ray chính với ray hộ bánh hoặc giữa ray chính với kết cấu đó (sau đây gọi là khe ray) đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Ray hộ bánh hoặc kết cấu tạo khe ray phải đặt hết phạm vi hai vai đường bộ;

b) Chiều rộng khe ray:

Đối với đường ngang nằm trên đường thẳng hoặc đường cong có bán kính từ 500 mét (m) trở lên: Khe ray rộng 75 milimét (mm);

Đối với các đường ngang nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 mét (m): Khe ray rộng 75 milimét (mm) 1/2 độ mở rộng của đường cong theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

c) Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 milimét (mm);

d) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng bê tông nhựa phải dùng ray hộ bánh để tạo khe ray; cao độ ray hộ bánh bằng cao độ ray chính;

đ) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng các tấm đan bê tông cốt thép, mép tấm đan sát ray chính phải có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray;

e) Trường hợp đặt ray hộ bánh quy định tại điểm a Khoản này, đầu ray được xử lý như sau:

Hai đầu ray được uốn vào phía trong lòng đường sắt. Chiều dài đoạn đầu ray hộ bánh được uốn là 500 milimét (mm), khe ray tại vị trí bắt đầu uốn theo quy định tại điểm b Khoản này, khe ray tại vị trí cuối cùng của ray là 250 milimét (mm).

Tại vị trí điểm bắt đầu uốn và vị trí cuối cùng của ray hộ bánh phải được liên kết chặt chẽ với tà vẹt;

g) Không đặt mối nối ray trong phạm vi đường ngang. Nếu đường ngang dài phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray làm cháy mối;

h) Các phối kiện nối giữ ray phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.

2. Yêu cầu về vật liệu:

a) Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang dùng tà vẹt bê tông cốt thép, hạn chế dùng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ. Nếu đặt tà vẹt gỗ thì phải dùng loại gỗ tốt có ngâm tẩm dầu phòng mục;

b) Nền đá ba lát tại đường ngang phải sạch, đủ độ dày và bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

Điều 8. Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang khi xây dựng mới đường ngang

Khi xây dựng mới đường ngang, đoạn đường bộ tại đường ngang phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo cấp đường bộ, đồng thời phải bảo đảm các quy định cụ thể sau đây:

1. Bình diện: Đường bộ từ mép ray ngoài cùng trở ra phải thẳng trên một đoạn dài tối thiểu bằng Khoảng cách tầm nhìn hãm xe tại Phụ lục 2 của Thông tư này, trường hợp khó khăn về địa hình cũng không được nhỏ hơn 15 mét (m).

Đối với đường ngang có bố trí dải phân cách giữa, khoảng cách từ mép ray ngoài cùng đến đầu đảo dải phân cách tối thiểu là 6 mét (m).

2. Trắc dọc:

a) Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 16 mét (m), trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10 mét (m);

b) Đoạn đường bộ tiếp theo có độ dốc không quá 3% trên chiều dài tối thiểu 20 mét (m); trường hợp vùng núi và địa hình khó khăn, độ dốc các đoạn này không được quá 6%;

c) Đoạn đường bộ đi qua hai đường sắt trở lên, độ dốc dọc của đường bộ được xác định theo cao độ đỉnh ray của hai đường sắt liền kề.

3. Chiều rộng phần xe chạy của đoạn đường bộ trong phạm vi đường ngang không nhỏ hơn bề rộng phần xe chạy trên đường bộ phía ngoài và không nhỏ hơn 6 mét (m). Trường hợp phải mở rộng để mặt đường không nhỏ hơn 6 mét (m) thì đoạn tiếp theo vuốt dần về bề rộng phần xe chạy trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang theo tỉ lệ 10:1.

Bề rộng phần lề đường tối thiểu phải bảo đảm đủ để lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.

4. Trong phạm vi đường ngang phải có đầy đủ hệ thống thoát nước để bảo đảm thoát nước của khu vực.

5. Trên mặt đường bộ trong khu vực đường ngang không có người gác được bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc để tăng cường an toàn giao thông. Việc xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Trong trường hợp này, đoạn đường bộ trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 25 mét (m).

6. Đường ngang cấp I, cấp II và đường ngang trong khu dân cư phải có phần đường dành riêng cho người đi bộ trong phạm vi đường ngang.

Điều 9. Yêu cầu đối với đoạn đường bộ tại đường ngang trong một số trường hợp đặc biệt

Khi cải tạo, nâng cấp đường ngang nhưng chưa đáp ứng yêu cầu tại a) Ưu tiên mở rộng mặt đường bộ phía song song và tiếp giáp với đường sắt để bố trí tách, nhập dòng cho các phương tiện đường bộ dừng chờ quan sát trước khi rẽ vào đường ngang và từ đường ngang đi ra;

b) Bề rộng làn tách, nhập dòng tối thiểu bằng bề rộng một làn xe theo cấp đường bộ. Mặt đường bộ sau khi mở rộng phải nằm ngoài hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường bộ, đồng thời phải bảo đảm an toàn cho các phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện giao thông đường bộ qua lại đường ngang. Chi tiết tại Phụ lục số 3 của Thông tư này;

c) Nâng, hạ mặt đường bộ khu vực đường ngang để bảo đảm đường bộ từ mép ray ngoài cùng trở ra phía đường bộ song song đường sắt nằm trên dốc bằng (0%) trong phạm vi tối thiểu là 05 mét (m). Tiếp theo đó đoạn đường bộ có độ dốc không quá 6% và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo cấp kỹ thuật đường bộ.

2. Trường hợp đoạn đường bộ tại đường ngang nằm trên đoạn cong của đường sắt:

a) Đường bộ tại đường ngang có độ dốc theo dốc siêu cao của đường sắt trong phạm vi: Giữa hai chắn đối với đường ngang có người gác; giữa hai vạch “Dừng xe” đối với đường ngang không có người gác.

b) Đoạn đường bộ tiếp theo nằm trên dốc bằng (0%) trên phạm vi chiều dài tối thiểu 16 mét (m), trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10 mét (m). Đoạn đường bộ tiếp theo có độ dốc không quá 3% trên chiều dài tối thiểu 20 mét (m); trường hợp vùng núi và địa hình khó khăn, độ dốc không được quá 6%.

3. Trường hợp đường ngang hiện tại có đường bộ cắt qua nhiều đường sắt: Đường bộ trong lòng đường sắt và phạm vi tối thiểu là 01 mét (m) tính từ mép ray ngoài cùng của mỗi đường trở ra theo dốc đỉnh ray mỗi đường. Tiếp theo là đoạn dốc có độ dốc theo chênh cao của đỉnh ray của hai đường sắt liền kề.

4. Trường hợp khó khăn chưa thực hiện được các quy định nêu tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, đoạn đường bộ trong phạm vi đường ngang phải được cải tạo, nâng cấp để cải thiện chiều dài đoạn dốc để bảo đảm an toàn giao thông.

Điều 10. Kết cấu mặt đường bộ tại đường ngang

1. Kết cấu mặt đường bộ trong lòng đường sắt và phạm vi từ mép ray chính ngoài cùng trở ra mỗi bên là 02 mét (m) bằng các tấm đan bê tông cốt thép hoặc kết cấu khác đáp ứng tải trọng theo cấp đường bộ tương ứng.

2. Trường hợp đường ngang hiện có nằm trong ga hoặc đoạn đường bộ trong phạm vi đường ngang hạn chế về độ dốc, kết cấu mặt đường bộ phạm vi từ mép ray chính ngoài cùng trở ra cho phép giảm xuống 01 mét (m).

3. Mặt đường bộ phải thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại kết cấu mặt đường. Trường hợp sử dụng tấm đan bê tông cốt thép phải được liên kết chặt chẽ, ổn định.

Điều 11. Tổ chức phòng vệ đường ngang

1. Đối với đường ngang cấp I, cấp II phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác.

2. Đối với đường ngang cấp III:

a) Phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác đối với các trường hợp sau:

Hành lang an toàn giao thông tại đường ngang không bảo đảm tầm nhìn theo quy định của Nghị định quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đường bộ tại đường ngang đã được nâng cấp từ cấp VI trở lên.

b) Đối với các đường ngang chưa đáp ứng quy định tại điểm a Khoản này:

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định tổ chức cảnh giới tại các đường ngang nguy hiểm trên đường sắt quốc gia.

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ kiểm tra, đề xuất chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng việc tổ chức cảnh giới tại các đường ngang nguy hiểm trên đường sắt chuyên dùng.

3. Sơ đồ đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác và không có người gác quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

Điều 12. Nhà gác đường ngang

Nhà gác đường ngang chỉ được sử dụng phục vụ cho nhân viên gác đường ngang thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang và phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Đặt ở vị trí có thể quan sát được về hai phía đường bộ và đường sắt thuận tiện cho công tác của nhân viên gác đường ngang; không làm cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường sắt và đường bộ.

2. Bộ phận gần nhất của nhà gác đường ngang phải cách mép ray đường sắt ngoài cùng, mép phần xe chạy đường bộ ít nhất 3,5 mét (m) và không xa quá 10 mét (m). Cửa ra vào mở về phía đường bộ, tường nhà phải có cửa sổ lắp kính nhìn rõ được đường bộ và đường sắt; nền nhà phải cao hơn hoặc cao bằng mặt ray.

3. Nhà gác đường ngang phải có buồng vệ sinh, nước sạch, đủ ánh sáng làm việc. Khi xây dựng mới, diện tích nhà gác đường ngang không nhỏ hơn 12 mét vuông (m2).

4. Trường hợp không đáp ứng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này phải được chấp thuận của:

a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng;

b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng đối với đường ngang chuyên dùng trên đường sắt chuyên dùng.

Điều 13. Chiếu sáng tại đường ngang

Đường ngang có người gác ở nơi có nguồn điện lưới quốc gia phải trang bị đèn chiếu sáng về ban đêm và ban ngày khi có sương mù. Ánh sáng đèn đủ để người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ nhìn rõ tín hiệu của nhân viên gác chắn. Độ rọi trung bình 25 - 30 lx, độ đồng đều chung của ánh sáng Emin/Etb không nhỏ hơn 0,5.

Mục 2. HỆ THỐNG PHÒNG VỆ ĐƯỜNG NGANG

Điều 14. Hệ thống phòng vệ đường ngang

1. Hệ thống phòng vệ đường ngang khi xây dựng, lắp đặt vào đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình thiết bị;

b) Phải được bố trí đầy đủ, phù hợp với loại hình đường ngang, thường xuyên kiểm tra và duy trì trạng thái kỹ thuật hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng đường ngang.

2. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của hệ thống phòng vệ đường ngang.

Điều 15. Bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang

1. Đối với đường ngang có người gác:

a) Giàn chắn, cần chắn thủ công hoặc cần chắn hoạt động bằng điện do người trực tiếp điều khiển;

b) Cọc tiêu, hàng rào cố định;

c) Vạch kẻ đường;

d) Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;

đ) Đèn tín hiệu, chuông điện hoặc loa phát âm thanh;

e) Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt khi tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không đủ 1000 mét (m), trừ những đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m).

g) Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

2. Đối với đường ngang không có người gác

a) Đường ngang tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động:

Cần chắn tự động (nếu có).

Cọc tiêu, hàng rào chắn cố định.

Vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải;

Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ.

Đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh.

Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

b) Đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo hiện có:

Cọc tiêu.

Vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ.

Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

Điều 16. Cọc tiêu và hàng rào chắn cố định

1. Dọc hai bên lề đường bộ trong phạm vi đường ngang phải có hàng cọc tiêu theo quy định sau:

a) Cọc tiêu được trồng đến vị trí đặt chắn đường ngang đối với đường ngang có người gác;

b) Cọc tiêu được trồng đến vị trí cách mép ray ngoài cùng 2,5 mét (m) đối với đường ngang không có người gác;

c) Khoảng cách giữa các cọc tiêu tuân theo yêu cầu thiết kế phù hợp với cấp đường bộ tương ứng.

2. Tại đường ngang có người gác, đường ngang tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động có cần chắn tự động, dọc hai bên lề đường bộ trong phạm vi từ chắn đường ngang đến vị trí cách đường sắt tối thiểu 2,5 mét (m) phải bố trí hàng rào chắn cố định để ngăn cách không cho người và phương tiện giao thông đường bộ vượt rào vào đường ngang khi chắn đường ngang đã đóng.

3. Cọc tiêu, hàng rào chắn cố định phải được bố trí đầy đủ, đúng vị trí và tuân theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

4. Trường hợp trong khu vực đường ngang có đường bộ song song và gần đường sắt mà phải bố trí hàng rào chắn ngăn cách giữa đường bộ với đường sắt thì chiều cao hàng rào phải bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi ra, vào đường ngang.

Điều 17. Vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc trên mặt đường bộ khu vực đường ngang

1. Mặt đường bộ trong khu vực đường ngang phải luôn duy trì các vạch báo hiệu đường bộ sau:

a) Vạch dừng xe;

b) Vạch giảm tốc độ;

c) Vạch phân chia hai chiều làn xe chạy;

d) Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt;

e) Vạch chữ “STOP” đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo;

g) Các vạch báo hiệu đường bộ khác phù hợp với đặc điểm của đường ngang nhằm tăng cường an toàn giao thông tại đường ngang.

2. Trường hợp khu vực đường ngang có đường bộ chạy song song và gần với đường sắt, mặt bằng đường bộ bị hạn chế để bố trí vạch báo hiệu đường bộ quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt kiểm tra mặt bằng đường bộ khu vực đường ngang để bố trí vạch báo hiệu đường bộ tuân thủ quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm an toàn.

3. Vị trí vạch “Dừng xe” tính từ chắn đường bộ trở ra 3 mét (m) ở nơi có chắn hoặc từ mép ray ngoài cùng trở ra 6 mét (m) ở nơi không có chắn.

4. Việc xây dựng, bố trí gờ giảm tốc, gồ giảm tốc và vạch kẻ đường theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

5. Quy cách và vị trí các vạch báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Điều 18. Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ

1. Đối với đường ngang có người gác:

a) Đặt “Biển ngừng” trên đường sắt phía nhà gác đường ngang, vị trí đặt cách mép đường bộ trở ra tối thiểu 3 mét (m) để ngăn tàu đi vào đường ngang khi chắn đường ngang chưa đóng hoàn toàn;

b) Tùy theo góc giao giữa đường sắt và đường bộ, đặt biển “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc biển “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt;

c) Đặt biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt.

2. Đối với đường ngang không có người gác, ngoài việc đặt biển báo hiệu quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều này, còn phải đặt các biển sau:

a) Biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt;

b) Biển “Dừng lại” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo.

3. Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang phải đặt biển “Kéo còi”.

4. Kích thước, quy cách, vị trí đặt các biển báo hiệu đường sắt, đường bộ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.

Điều 19. Đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh

1. Đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh (trừ trường hợp đường bộ giao cắt đường bộ chạy song song với đường sắt) phải đặt trước chắn đường bộ (hoặc liền với trụ chắn đường bộ) hoặc đặt cách ray ngoài cùng 6 mét (m) trở lên. Trong mọi trường hợp, đèn tín hiệu phải đặt tại vị trí không bị che khuất.

2. Yêu cầu đối với đèn tín hiệu

a) Đèn tín hiệu phải có hai đèn đỏ đặt ngang nhau, hai đèn này thay phiên nhau nhấp nháy khi bật sáng. Khi có tàu sắp tới đường ngang, đèn tín hiệu bật sáng, cấm đi lại qua đường ngang. Khi tàu qua hết đường ngang, chắn đã mở hoàn toàn, đèn tín hiệu tắt, việc đi lại trên đường bộ trở lại bình thường;

b) Thời điểm đèn tín hiệu bật sáng phải bảo đảm trước lúc tàu tới đường ngang ít nhất là: 60 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động (đối với đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động); 90 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động; 120 giây khi dùng đèn tín hiệu không tự động;

c) Độ sáng và góc phát sáng: Ánh sáng và góc phát sáng của đèn tín hiệu phải bảo đảm để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhìn thấy được tín hiệu từ khoảng cách 100 mét (m) trở lên; ánh sáng đỏ của đèn tín hiệu không được chiếu về phía đường sắt.

3. Yêu cầu đối với chuông điện hoặc loa phát âm thanh

a) Chuông hoặc loa phát âm thanh phải kêu khi tàu tới gần đường ngang ít nhất 60 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động (đối với đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động); 90 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động; 120 giây khi dùng đèn tín hiệu không tự động;

b) Đối với đường ngang có người gác, chuông hoặc loa phát âm thanh tắt khi chắn đóng hoàn toàn;

c) Khi chuông kêu, loa phát âm thanh, mức âm lượng tại vị trí cách xa 15 mét (m), cao 1,2 mét (m) so với mặt đất phải từ 90 đề xi ben (dB) đến 115 đề xi ben (dB) để người tham gia giao thông nghe rõ.

4. Sơ đồ đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.

Điều 20. Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt

1. Vị trí đặt tín hiệu ngăn đường trên đường sắt

a) Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m).

Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m) thì tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang đó;

b) Đặt ở bên trái theo hướng tàu chạy vào đường ngang. Trường hợp khó khăn đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

2. Tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt phải bảo đảm ít nhất 800 mét (m). Trường hợp địa hình khó khăn, tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường không được nhỏ hơn 400 mét (m).

3. Hoạt động của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt

a) Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt là tín hiệu màu đỏ, tín hiệu ngăn đường bật sáng báo hiệu dừng tàu;

b) Khi tín hiệu ngăn đường tắt, tàu hoạt động bình thường. Khi có trở ngại trên đường ngang ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì nhân viên gác đường ngang phải mở tín hiệu ngăn đường sáng màu đỏ;

c) Đường ngang có người gác trên khu gian có thiết bị đóng đường tự động phải lắp đặt thiết bị để chuyển tín hiệu đóng đường ở gần đường ngang nhất về trạng thái đóng để nhân viên gác đường ngang thao tác kịp thời khi trên đường ngang có trở ngại ảnh hưởng đến an toàn giao thông tại đường ngang.

Điều 21. Thiết bị tại nhà gác đường ngang

1. Trong nhà gác đường ngang phải bố trí đầy đủ các thiết bị sau đây:

a) Điện thoại liên lạc;

b) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;

c) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại d) Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;

đ) Thiết bị điều khiển chắn đường ngang đối với trường hợp quy định tại e) Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;

g) Đồng hồ báo giờ.

2. Các thiết bị trong nhà gác đường ngang quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm sẵn sàng làm việc.

3. Đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng, việc bố trí thiết bị thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đường ngang quyết định nhưng phải bảo đảm đủ thông tin cho nhân viên gác đường ngang biết khi tàu tới gần đường ngang để kịp thời đóng chắn ngăn ngừa tai nạn giao thông xảy ra.

Điều 22. Thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang hoạt động bằng điện

1. Đối với đường ngang có người gác

a) Các thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ hoạt động bằng điện phải được điều khiển tập trung tại nhà gác đường ngang; trường hợp không thể điều khiển tập trung được phải được cấp có thẩm quyền cho phép;

b) Các thiết bị phải luôn ở trạng thái sử dụng tốt, phải điều khiển được bằng tay nếu thiết bị tự động bị hư hỏng đột xuất.

2. Đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động:

a) Các tín hiệu tự động phía đường bộ phải bảo đảm thông báo rõ ràng và kịp thời trong mọi điều kiện thời tiết về trạng thái đóng đường ngang;

b) Khi thiết bị có trở ngại, không thể phát tín hiệu cấm đường bộ thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường ngang phải sửa chữa kịp thời, khôi phục lại trong thời gian sớm nhất. Đồng thời phải tổ chức phòng vệ đường ngang bằng tín hiệu cảnh báo (đèn vàng sáng nhấp nháy) về phía đường bộ và cử người cảnh giới đường ngang.

Điều 23. Chắn đường ngang có người gác

1. Trên đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đặt chắn đường ngang để ngăn các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ khi có tàu đến. Chắn đường ngang đặt cách mép ray ngoài cùng 6 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, chắn phải được đặt tại vị trí không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

2. Chắn đường ngang bắt đầu đóng từ phía bên phải đường bộ (theo hướng đi vào đường ngang) sang phía trái. Trường hợp đường ngang có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải trước. Khi chắn đã đóng phải ngăn toàn bộ mặt đường bộ.

3. Chắn đường ngang có thể lắp động cơ điện để hỗ trợ nhân viên gác chắn thao tác đóng, mở chắn hoặc sử dụng cần chắn hoạt động bằng điện và có người điều khiển.

4. Thời gian đóng chắn

a) Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất: 60 giây đối với chắn điện và tời; 90 giây đối với chắn thủ công;

b) Không đóng chắn trước quá 3 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và quá 5 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu đến đường ngang; trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 24. Chắn đường ngang cảnh báo tự động

1. Trên đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi đường ngang cảnh báo tự động có lắp đặt cần chắn tự động, cần chắn tự động phải đặt cách mép ray ngoài cùng tối thiểu 6 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, khi đặt chắn không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt.

Chắn chỉ dùng loại cần đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ. phần đường bộ còn lại không có cần chắn phải rộng ít nhất 3 mét (m) và ở bên trái của chiều xe chạy vào đường ngang.

2. Các cơ cấu và thiết bị chắn tự động phải bảo đảm hoạt động theo trình tự sau đây:

a) Khi tàu đến gần đường ngang, đèn đỏ báo hiệu trên đường bộ và đèn đỏ trên cần chắn tự động bật sáng, chuông báo hiệu hoặc loa phát âm thanh tự động kêu. Sau từ 7 giây đến 8 giây, cần chắn bắt đầu đóng.

b) Khi tàu qua khỏi đường ngang, cần chắn tự động mở. Khi cần chắn đã mở hoàn toàn, đèn trên cần chắn và đèn tín hiệu trên đường bộ tự động tắt.

3. Thời gian đóng chắn: Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 40 giây.

Điều 25. Yêu cầu đối với việc đặt biển báo hiệu khi đường bộ chạy song song và gần có đoạn rẽ vào đường sắt

1. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt nhỏ hơn 10 mét (m).

a) Căn cứ góc giao của đường ngang, phải đặt biển “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” tại lề hai góc giao giữa đường bộ chạy gần với đoạn rẽ vào đường sắt;

b) Căn cứ loại hình phòng vệ đường ngang phải đặt các biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” hoặc “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên lề bên phải đường bộ chạy gần đường sắt. khoảng cách các biển đến đoạn rẽ từ 40 mét (m) đến 240 mét (m).

2. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt từ 10 mét (m) đến 75 mét (m)

a) Căn cứ góc giao của đường ngang, phải đặt biển “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” trên lề bên phải đoạn rẽ, tại vị trí cách ray ngoài cùng của đường sắt 10 mét (m);

b) Căn cứ loại hình phòng vệ đường ngang phải đặt các biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” hoặc “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên lề bên phải đường bộ chạy gần đường sắt. khoảng cách các biển đến đoạn rẽ từ 10 mét (m) đến 200 mét (m).

3. Khi chiều dài đoạn rẽ đến đường sắt lớn hơn 75 mét (m): đặt các biển báo hiệu theo quy định tại a) Hồ sơ hoàn công công trình đường ngang và các công trình khác đã được cấp phép xây dựng trong khu vực đường ngang theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trường hợp hồ sơ hoàn công bị thất lạc hoặc thiếu, các chủ thể quy định tại Điều 59, Điều 60, Điều 61 của Thông tư này có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý hiện trạng công trình đường ngang;

b) Giấy phép xây dựng đường ngang, quyết định đưa công trình đường ngang vào khai thác, sử dụng;

c) Biểu thống kê trạng thái kỹ thuật và lý lịch đường ngang;

d) Hồ sơ hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, có thể hiện các công trình kiến trúc, vật che khuất tầm nhìn trong phạm vi này; hồ sơ bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có);

đ) Sổ nhật ký theo dõi hoạt động của đường ngang đối với: Công trình đường ngang, thiết bị đường ngang và hệ thống báo hiệu đường ngang; Sổ kiểm tra định kỳ, đột xuất trạng thái đường ngang của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng công trình đường ngang;

e) Hồ sơ kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền;

g) Đối với đường ngang có người gác, ngoài quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e Khoản này, hồ sơ quản lý đường ngang gồm có các sổ sách, bảng biểu sau: bảng giờ tàu, bảng phân công gác đường ngang, sơ đồ phòng vệ khi có chướng ngại trên đường ngang, những thao tác cụ thể của nhân viên gác đường ngang, bảng tóm tắt các điều kỷ luật của nhân viên gác đường ngang, sổ nhật ký gác đường ngang, sổ giao ban tuần đường; sổ kiểm tra ghi mệnh lệnh.

2. Biểu tổng hợp thống kê các đường ngang cho từng tuyến đường sắt theo địa giới hành chính quản lý cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này và được công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ quản lý, sử dụng đường ngang.

Điều 30. Nội dung quản lý đường ngang

1. Lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ quản lý đường ngang theo quy định tại a) Trường hợp đường ngang trên đường sắt quốc gia: Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia lập hồ sơ hiện trạng đường ngang báo cáo Bộ Giao thông vận tải cho phép tiếp tục khai thác;

b) Trường hợp đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ: Tổ chức quản lý sử dụng, khai thác đường ngang lập hồ sơ hiện trạng đường ngang báo cáo Bộ Giao thông vận tải cho phép tiếp tục khai thác;

c) Trường hợp đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị: Tổ chức quản lý sử dụng, khai thác đường ngang lập hồ sơ hiện trạng đường ngang báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục khai thác.

Mục 3. QUY TẮC GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC ĐƯỜNG NGANG

Điều 31. Giao thông đường bộ trong phạm vi đường ngang

Người tham gia giao thông đường bộ khi qua đường ngang phải chấp hành quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ đồng thời thực hiện quy định sau đây:

1. Phải ưu tiên cho các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt.

2. Phải chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác đường ngang và chỉ dẫn của các báo hiệu trong phạm vi đường ngang.

3. Khi có báo hiệu dừng bằng đèn tín hiệu (đèn đỏ sáng nháy), cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông hoặc loa phát âm thanh kêu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn, người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “Dừng xe”.

4. Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ tự ý mở chắn đường ngang khi chắn đã đóng.

5. Đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trước vạch dừng, lắng nghe còi tàu, chú ý quan sát tàu đến từ xa ở 2 phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện giao thông đường sắt tới đường ngang mới được đi qua và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn.

Điều 32. Dừng, đỗ xe trong khu vực đường ngang

1. Không được quay đầu xe, dừng xe, đỗ xe trong phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang.

2. Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng, bị tai nạn không thể di chuyển ngay ra khỏi phạm vi giữa hai vạch “Dừng xe” tại đường ngang, người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi này.

Trường hợp điểm gần nhất của xe hoặc của hàng hóa cách mép ngoài của ray ngoài cùng nhỏ hơn 1,75 mét (m) thì người điều khiển phương tiện phải tìm biện pháp để báo hiệu cho tàu dừng trước chướng ngại, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện, hàng hóa ra cách mép ngoài của ray ngoài cùng tối thiểu 1,75 mét (m). Chi tiết cụ thể theo quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này.

Điều 33. Phương tiện đặc biệt khi qua đường ngang

Phương tiện đặc biệt như xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường được phép lưu hành qua đường ngang thì người điều khiển phương tiện phải:

1. Tuân thủ Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ.

2. Chủ phương tiện nêu trên phải có phương án bảo đảm an toàn cho công trình đường ngang, an toàn giao thông đường sắt khi di chuyển qua đường ngang và phải báo trước cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng nơi có đường ngang mà xe cần đi qua để bố trí người hỗ trợ và hướng dẫn bảo đảm an toàn.

Điều 34. Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang

1. Trước khi dẫn dắt súc vật qua đường ngang có người gác thì người dẫn dắt súc vật phải liên hệ với nhân viên đường ngang để tìm hiểu thông tin giờ tàu và để được hướng dẫn.

2. Trước khi dẫn dắt súc vật qua đường ngang không có người gác, người dẫn dắt súc vật phải quan sát phương tiện giao thông đường sắt đến đường ngang, chỉ được dẫn dắt súc vật đi qua khi có đủ điều kiện an toàn

3. Người, súc vật qua đường ngang phải đi sát mép đường bên phải. Người dẫn dắt súc vật hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn do việc không tuân thủ quy tắc giao thông tại đường ngang theo quy định tại Thông tư này.

Điều 35. Người điều khiển tàu qua đường ngang

Người điều khiển tàu qua đường ngang ngoài việc tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật Đường sắt, phải chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang (nếu có), chú ý quan sát đường ngang để nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên đường ngang.

Điều 36. Dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang

1. Trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ tàu trên đường ngang; dồn tàu hoặc giải thể, lập tàu thì người phụ trách phải tìm mọi cách để đường bộ được nhanh chóng giải phóng tắc nghẽn giao thông.

2. Khi phải đỗ tàu trên đường ngang thì thời gian đỗ không được vượt quá 03 phút trên đường ngang cấp I, cấp II, không được vượt quá 05 phút trên đường ngang cấp III; trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.

Mục 4. XÂY DỰNG, CẢI TẠO, NÂNG CẤP BÃI BỎ ĐƯỜNG NGANG

Điều 37. Điều kiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang

1. Tổ chức đề nghị xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang phải bảo đảm nguồn kinh phí để xây dựng, quản lý, bảo trì đường ngang theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình đường ngang xác định rõ nguồn vốn quản lý, bảo trì đường ngang.

3. Đối với đường ngang sử dụng có thời hạn, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, khi xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang phải bảo đảm:

a) Mục đích sử dụng đường ngang phù hợp với phương án tổ chức giao thông tạm thời được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Thời hạn khai thác, sử dụng để phục vụ hoạt động giao thông tạm thời trong thời gian không quá 24 tháng.

c) Chủ quản lý, sử dụng đường ngang cam kết làm thủ tục bãi bỏ đường ngang và tự tháo dỡ công trình đường ngang, hoàn trả kết cấu hạ tầng đường sắt khi hết thời hạn khai thác, sử dụng.

Điều 38. Điều kiện bãi bỏ đường ngang

Điều kiện bãi bỏ đường ngang khi hết thời gian khai thác, sử dụng hoặc không còn nhu cầu khai thác sử dụng:

1. Tổ chức đề nghị bãi bỏ đường ngang phải bảo đảm nguồn kinh phí để tổ chức bãi bỏ và hoàn trả trạng thái ban đầu của đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định bãi bỏ đường ngang xác định rõ nguồn kinh phí cho việc bãi bỏ đường ngang.

3. Đối với đường ngang công cộng có thời gian sử dụng lâu dài, ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, khi bãi bỏ đường ngang phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Phương án tổ chức giao thông thay thế khi bãi bỏ đường ngang;

b) Đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;

c) Ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý đường bộ;

d) Đề nghị của ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên nơi có đường ngang cần bãi bỏ.

Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 25/2018/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 14/05/2018
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
  • Ngày công báo: 02/06/2018
  • Số công báo: Từ số 665 đến số 666
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH