Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THƯƠNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2477-TN/XNK | Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 1991 |
Ngày 10-11-1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 388/CT về một số chủ trương và biện pháp tăng cường chống buôn lậu. Sau khi đã thống nhất với Tổng cục Hải quan và được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đồng ý, Bộ Thương nghiệp hướng dẫn việc thực hiện phần hoạt động xuất nhập khẩu như sau:
1. Về thủ tục đối với hàng hoá nhập khẩu nói ở điểm 1, mục A của chỉ thị:
Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải đưa vào hợp đồng mua, bán điều khoản: yêu cầu khách hàng nước ngoài trong vòng 24 giờ sau khi ký vận đơn (Bill of lading, viết tắt là B/L) phải điện báo giao hàng với nội dung: tên phương tiện, ETD nơi xếp hàng, ETA cửa khẩu Việt Nam, tên hàng, số lượng hoặc khối lượng, trị giá và gửi ngay bộ chứng từ giao hàng đầy đủ và hợp lệ để làm thủ tục nhận hàng.
Trường hợp những lô hàng nhập từ các nước lân cận, thời gian hàng về Việt Nam nhanh hơn điện báo hàng, các đơn vị không kịp xin cấp giấy phép nhập khẩu chuyến trước khi hàng về thì cho phép chậm nhất không quá 30 ngày sau khi hàng đã về đến cửa khẩu phải có giấy phép nhập khẩu. Bộ Thương nghiệp chỉ cấp giấy phép nhập khẩu chuyến khi các đơn vị xuất trình hạn ngạch (hoặc kế hoạch xuất nhập khẩu đã được xác nhận) và hợp đồng ngoại thương ký trước ngày giao hàng xuống tàu.
Việc nhập khẩu hàng hoá theo đường tiểu ngạch thi hành theo các quy định đã ban hành.
Để thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách tiêu dùng hợp lý và tiết kiệm ngoại tệ, kể từ ngày ban hành Thông tư này, việc xuất nhập khẩu những mặt hàng thuộc danh mục tạm ngừng xuất, nhập do Bộ thương nghiệp quy định tại văn bản số 431-TN/XNK ngày 30 tháng 4 năm 1991 sẽ được Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp xem xét từng trường hợp cụ thể. Các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tạm ngừng ký hợp đồng và mở L/C đố với các mặt hàng trên.
Danh mục hàng tạm ngừng xuất nhập khẩu được giải thích như sau:
a) Hàng tạm ngừng nhập chủ yếu là hàng tiêu dùng, trong nước đã sản xuất, cần giảm nhập để bảo hộ sản xuất trong nước, hoặc là những mặt hàng tiêu dùng chưa thật cấp thiết, hạn chế nhập để tiết kiệm ngoại tệ, dành ngoại tệ nhập vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, đời sống.
b) Danh mục hàng tạm ngừng xuất, nhập rất đa dạng, không thể liệt kê tất cả các mặt hàng vào danh mục này, nên yêu cầu các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu vận dụng chính sách như nói trong mục a trên đây để quyết định mặt hàng kinh doanh phù hợp. Mặt khác, để giúp các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thi hành đúng chính sách, yêu cầu các đơn vị hàng năm đăng ký kế hoạch mặt hàng xuất nhập khẩu cụ thể trong năm với Bộ Thương nghiệp. Mỗi quý được điều chỉnh một lần vào tháng đầu của quý. Sau khi kế hoạch năm và kế hoạch điều chỉnh đã được Bộ Thương nghiệp xác nhận và khi có lô hàng, chuyến hàng cần xuất nhập khẩu thì các đơn vị đến các Phòng cấp giấy phép xin giấy phép để xuất nhập khẩu.
Chỉ các đơn vị được phép bán hàng thu ngoại tệ mới được cấp hạn ngạch hoặc xác nhận kế hoạch nhập khẩu hàng hoá để bán thu ngoại tệ.
c) Hàng năm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Thương nghiệp và các Bộ quản lý Nhà nước về sản xuất xác định số lượng hoặc trị giá xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu để làm cơ sở cho Bộ Thương nghiệp điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. Trong quá trình thực hiện, khi có xuất hiện nhu cầu mới, Bộ Thương nghiệp cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước điều chỉnh kịp thời, đảm bảo cung cầu.
Các trường hợp nhập để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước mà trong từng thời gian khả năng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng thì Bộ Thương nghiệp tham khảo ý kiến của các ngành và Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước sẽ hướng dẫn về chính sách và thị trường để các đơn vị kinh doanh nhập khẩu đúng yêu cầu.
3. Hướng dẫn về nhập khẩu ôtô du lịch dưới 12 chỗ ngồi và xe hai bánh gắn máy.
Thực hiện theo Chỉ thị 369/CT ngày 19-10-1990 của Hội đồng Bộ trưởng: tạm ngừng nhập khẩu ôtô và xe 2 bánh gắn máy (trừ ôtô nhập khẩu theo Hiệp định Chính phủ hoặc hợp đồng đổi hàng được Bộ Thương nghiệp duyệt; ôtô nhập khẩu theo các dự án nước ngoài viện trợ hoặc đầu tư thực hiện như các quy định về nhận viện trợ và Luật đầu tư; trừ ôtô từ 12 chỗ ngồi trở lên).
4. Về xuất khẩu ôtô và xe hai bánh gắn máy.
Chỉ thị 388/CT cho phép xuất ôtô, xe hai bánh gắn máy. Đơn vị nào muốn xuất khẩu làm hồ sơ xin xuất khẩu gửi về Bộ Thương nghiệp nêu rõ nguồn gốc xe, tên loại xe, số lượng, thị trường và giá xuất khẩu, kèm theo các bản sao đăng ký lưu hành xe, hoặc giấy phép nhập khẩu chuyến có xác nhận đã thanh khoản của hải quan và biên lai đã đóng thuế nhập khẩu đối với các xe chưa đăng ký lưu hành. Bộ Thương nghiệp cùng Bộ hoặc Uỷ ban nhân cấp tỉnh chủ quản giải quyết từng trường hợp cụ thể.
5- Hướng dẫn thi hành điểm 3 về nhập khẩu hàng tiêu dùng thanh toán theo công thức trả chậm: Từ khi Chỉ thị 388/CT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành, các Phòng cấp giấy phép của Bộ đã thi hành việc không cấp giấy phép nhập hàng tiêu dùng trả chậm. Nay hướng dẫn thêm như sau: Các phòng cấp giấy phép xuất nhập khẩu đình chỉ cấp giấy phép nhập khẩu các loại hàng hoá tiêu dùng thanh toán bằng hình thức trả chậm, kể cả hình thức nhận hàng trước trả sau bằng nông, lâm, hải sản. Tất cả các trường hợp nhập hàng tiêu dùng chỉ được cấp giấy phép nhập khi được Ngân hàng xác nhận đủ khả năng thanh toán hoặc chứng minh có hàng hoá xuất khẩu với các giá trị tương ứng với giá trị nhập và đã có khách hàng thoả thuận mua.
6- Về quan hệ xuất nhập khẩu với các công ty của Cămpuchia và hàng uỷ thác.
a) Thực hiện thoả thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam - Cămpuchia, Bộ Thương nghiệp và Tổng cục Hải quan đã có Thông tư liên Bộ số 10 TTLB-TN-HQ và số 11 TTLB-TN-HQ ngày 13 tháng 4 năm 1990, hướng dẫn về giảm đầu mối, về nguyên tắc kinh doanh xuất, nhập khẩu, nhận uỷ thác và nguyên tắc quản lý hàng mượn đường, quá cảnh với Cămpuchia. Đến ngày 15 tháng 4 năm 1991 Bộ Thương nghiệp đã nhận và tập hợp các văn bản do các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có quan hệ kết nghĩa hoặc có chung đường biên giới với Cămpuchia chỉ định 18 đơn vị kinh tế của Việt Nam được quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác với 4 (bốn) đơn vị xuất nhập khẩu do Bộ Thương nghiệp Cămpuchia chính thức thông báo cho phía Việt Nam. Bộ Thương nghiệp đã thông báo vấn đề này cho các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trong văn bản số 2061-TN/XNK ngày 15 tháng 4 năm 1991.
Đề nghị các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trng ương có liên quan chỉ đạo các đơn vị được chỉ định, từ nay thi hành theo đúng các quy định đã thông báo; các đơn vị kinh tế khác của Việt Nam không giao dịch mua bán, làm môi giới, dùng danh nghĩa của bạn để xuất nhập khẩu sang nước khác.
b) Từ nay, tất cả các lô hàng cao su, gỗ, sắt phế liệu mua bán và uỷ thác với Cămpuchia đề phải có hợp đồng do đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hai bên ký, có giấy phép của Bộ Thương nghiệp Cămpuchia và có xác nhận của hải quan cửa khẩu của hai nước, thì mới có giá trị và được cấp giấy phép xuất khẩu. Các trường hợp làm giấy tờ giả, chứng từ giả, mua hợp đồng giả và dùng giấy tờ bạn để lấy hàng của ta xuất khẩu đều coi là vi phạm, sẽ xử lý theo luật pháp hiện hành.
Đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, từ nay không xác nhận và không kiến nghị Bộ Thương nghiệp giải quyết các trường hợp đã "lỡ mua".
Bộ Thương nghiệp yêu cầu các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, các phòng cấp giấy phép xuất khẩu thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tại Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 388/CT ngày 10 tháng 11 năm 1990 và các quy định trong Thông tư hướng dẫn này.
Hoàng Minh Thắng (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 388-CT năm 1990 về một số chủ trương và biện pháp tăng cường chống buôn lậu do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 11-TTLB/TN-HQ năm 1990 quy định chế độ quá cảnh, mượn đường đối với hàng hoá của Nhà nước Campuchia do Bộ Thương nghiệp - Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư liên tịch 10-TTLB/TN-HQ năm 1990 về chế độ nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá cho các đơn vị kinh tế của Campuchia do Bộ Thương nghiệp - Tổng cục Hải quan ban hành
Thông tư 2477-TN/XNK năm 1991 hướng dẫn thi hành Chỉ thị 388/CT 1990 thực hiện phần hoạt động xuất, nhập khẩu do Bộ Thương Nghiệp ban hành
- Số hiệu: 2477-TN/XNK
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/05/1991
- Nơi ban hành: Bộ Thương nghiệp
- Người ký: Hoàng Minh Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra