BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2010/TT-BXD | Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010 |
HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG LIÊN TỈNH
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 về phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Miền Trung và Phía Nam đến năm 2020,
Bộ Xây dựng hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh như sau:
Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh (sau đây gọi tắt là Khu xử lý) theo quy hoạch xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng kinh tế trọng điểm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý.
Điều 3. Ban chuẩn bị đầu tư Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh
1. Thành lập Ban chuẩn bị đầu tư Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban chuẩn bị đầu tư):
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có Khu xử lý trên địa bàn chịu trách nhiệm quyết định thành lập Ban chuẩn bị đầu tư hoặc thỏa thuận để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tỷ trọng xử lý chất thải rắn lớn nhất quyết định thành lập Ban chuẩn bị đầu tư (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư). Trong trường hợp cụ thể, UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư có thể giao cho một đơn vị trực thuộc của mình thực hiện nhiệm vụ của Ban chuẩn bị đầu tư;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh trong phạm vi phục vụ của Khu xử lý cử đại diện tham gia Ban chuẩn bị đầu tư theo đề nghị của UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư;
c) UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư ban hành quy chế hoạt động của Ban chuẩn bị đầu tư sau khi thống nhất với Ủy ban nhân dân các tỉnh trong phạm vi phục vụ của Khu xử lý.
2. Nhiệm vụ của Ban chuẩn bị đầu tư:
a) Tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu xử lý theo quy định; Trong trường hợp chưa có quy hoạch xây dựng Khu xử lý nhưng có nhà đầu tư đề xuất dự án đầu tư thì Ban chuẩn bị đầu tư báo cáo UBND cấp tỉnh giao nhà đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng Khu xử lý;
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán và chuẩn bị hợp đồng trình cấp có thẩm quyền ký kết hợp đồng đầu tư xây dựng Khu xử lý;
c) Thực hiện các công việc khác được giao.
3. Kinh phí hoạt động của Ban chuẩn bị đầu tư do UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 4. Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu xử lý
1. Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu xử lý tuân thủ theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
2. Sở Xây dựng có Khu xử lý trên địa bàn chủ trì tổ chức thẩm định quy hoạch xây dựng Khu xử lý trên địa bàn quản lý trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Công bố danh mục dự án
1. Căn cứ quy hoạch xây dựng Khu xử lý đã được phê duyệt và nhu cầu xử lý chất thải rắn của các tỉnh trong phạm vi Khu xử lý, UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư tổ chức công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục dự án Khu xử lý để kêu gọi nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án với các nội dung chủ yếu sau:
a) Địa điểm, ranh giới và diện tích khu đất để xây dựng Khu xử lý;
b) Công suất xử lý dự kiến;
c) Yêu cầu sơ bộ về công nghệ xử lý;
d) Chi phí xử lý chất thải rắn dự kiến;
e) Các điều kiện tham gia đầu tư xây dựng Khu xử lý;
g) Hình thức đầu tư;
h) Các ưu đãi đầu tư;
i) Thời gian tiếp nhận hồ sơ;
k) Các thông tin cần thiết khác.
2. Trong trường hợp nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án thì đề xuất dự án phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Hình thức đầu tư, công suất xử lý và diện tích xây dựng Khu xử lý;
b) Công nghệ xử lý;
c) Chi phí xử lý chất thải rắn dự kiến;
d) Phương án tiêu thụ sản phẩm (nếu có);
đ) Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng Khu xử lý (nếu có);
e) Các tiêu chuẩn xây dựng, môi trường dự kiến áp dụng;
g) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động môi trường của dự án;
h) Giải pháp phục hồi cảnh quan, môi trường và tái sử dụng mặt bằng khu xử lý sau khi chấm dứt hoạt động;
i) Các đề xuất khác (nếu có);
k) Thời gian và tiến độ thực hiện.
Điều 6. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư công bố công khai các thông tin theo quy định tại
2. Căn cứ vào quy định tại các khoản 1 Điều này, Ban chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm lập và phát hành hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Nội dung hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu được lập theo quy định hiện hành.
3. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất là 20 ngày sau khi hết hạn phát hành hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và được ghi trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.
Điều 7. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư
1. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký tham gia thì tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Chỉ định nhà đầu tư trong các trường hợp sau:
a) Dự án cấp bách giải quyết việc xử lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư;
b) Sau thời hạn quy định tại
Điều 8. Phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư và triển khai dự án
1. Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ: căn cứ vào đề nghị của UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh: căn cứ vào đề nghị của Ban chuẩn bị đầu tư, UBND cấp tỉnh có Ban chuẩn bị đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng.
3. Nhà đầu tư được lựa chọn và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm triển khai dự án theo các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2011.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết./.
| KT.BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 2Thông tư 13/2007/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 17/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
- 4Quyết định 1440/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 82/2015/TT-BTC bãi bỏ Thông tư 39/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 24/2010/TT-BXD hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 24/2010/TT-BXD
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/2010
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Cao Lại Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 59 đến số 60
- Ngày hiệu lực: 06/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực