Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 2 Thông tư 23/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Mục 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN CẮM MỐC GIỚI HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

Điều 11. Nội dung thực hiện xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước

1. Điều tra, khảo sát khu vực và xác định vị trí cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.

2. Tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.

3. Lập hồ sơ trình phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước và hồ sơ sản phẩm phục vụ thẩm định, nghiệm thu.

Điều 12. Điều tra, khảo sát, xác định vị trí cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước

1. Nghiên cứu nhiệm vụ, xác định vị trí các điểm dự kiến cắm mốc trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

2. Khảo sát khu vực cắm mốc giới hành lang bảo vệ đối với các nguồn nước khác theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP bao gồm các thông tin: địa hình, địa chất khu vực; quan sát, mô tả, thu thập thêm thông tin về tình hình sạt lở, tình hình khai thác của các công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt; hiện trạng dân sinh, công trình xây dựng, các tài sản gắn liền với đất trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; khảo sát điều kiện cung cấp vật tư, vật liệu trong việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; hiện trạng các hành lang bảo vệ có liên quan trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

3. Khảo sát khu vực cắm mốc giới hành lang bảo vệ đối với các nguồn nước theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 53/2024/NĐ-CP bao gồm các thông tin: địa hình, địa chất khu vực; hiện trạng dân sinh, công trình xây dựng, các tài sản gắn liền với đất trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; khảo sát điều kiện cung cấp vật tư, vật liệu trong việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; hiện trạng các hành lang bảo vệ có liên quan trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

4. Khảo sát, thu thập dữ liệu địa hình, xác định các vị trí cắm mốc giới.

Điều 13. Tổng hợp, xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu phục vụ xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước

Trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát theo quy định tại Điều 12 và danh sách các nguồn nước phải thực hiện cắm mốc giới hành lang bảo vệ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Thông tư này đã được phê duyệt, thực hiện việc tổng hợp, xử lý, phân tích các thông tin, dữ liệu như sau:

1. Thông tin, dữ liệu về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch có liên quan; quản lý tài nguyên nước, các vấn đề trong khai thác tài nguyên nước mặt và các thông tin, tài liệu khác có liên quan.

2. Thông tin, dữ liệu về địa hình, địa chất khu vực; tình hình sạt lở, tình hình khai thác của các công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt; hiện trạng dân sinh, công trình xây dựng, các tài sản gắn liền với đất trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; điều kiện cung cấp vật tư, vật liệu trong việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; hiện trạng các hành lang bảo vệ có liên quan trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

3. Tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu phục vụ lập hồ sơ xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước: đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có); điều kiện phục vụ việc thi công cắm mốc (vật tư, vật liệu, trang thiết bị, nhân lực); giải pháp kỹ thuật để triển khai trên hiện trường.

Điều 14. Lập hồ sơ trình phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước và hồ sơ sản phẩm phục vụ thẩm định, nghiệm thu

1. Nội dung phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 53/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước trên sơ đồ mặt bằng: sơ đồ mặt bằng thể hiện phạm vi của hành lang; ranh giới hành chính; vị trí các mốc hành lang bảo vệ nguồn nước dự kiến (mốc chôn, mốc được gắn vách); vị trí mốc hành lang giao thông, đê điều và các thông tin, đối tượng khác có liên quan;

b) Tọa độ các mốc giới (theo tọa độ VN2000 kinh tuyến trục, múi chiếu 3º); vị trí hành chính (xã, huyện), khoảng cách của các mốc giới;

c) Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định (nếu có);

d) Phương án tổ chức, huy động vật tư, vật liệu, trang thiết bị, nhân lực, giải pháp kỹ thuật để triển khai trên hiện trường đối với các nội dung: nhiệm vụ, trách nhiệm thực hiện của các bên tham gia thực hiện cắm mốc; cung cấp vật tư, vật liệu, trang thiết bị phục vụ cắm mốc; nhân lực phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo thi công, nội nghiệp, giám sát kỹ thuật và kiểm tra nghiệm thu; giải pháp kỹ thuật để triển khai trên hiện trường phục vụ thi công cắm mốc giới;

đ) Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: căn cứ lập dự toán; các chi phí chủ yếu: chi phí vật liệu, dụng cụ; chi phí nhân công; chi phí máy móc, thiết bị; chi phí chung; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có); chi phí khác; thuế giá trị gia tăng;

e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới;

g) Cơ quan thực hiện cắm mốc giới; cơ quan nhận giao mốc giới để quản lý, bảo vệ.

2. Nội dung phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP được cụ thể như sau:

a) Thông số cơ bản của hồ chứa: dung tích hồ chứa, cao trình mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế; cao trình đỉnh đập, cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ;

b) Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa: nêu rõ thông tin về hiện trạng quản lý, sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Xác định phạm vi cụ thể hành lang bảo vệ nguồn nước của hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

d) Tọa độ, vị trí hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

đ) Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

e) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.

3. Chuẩn bị hồ sơ phục vụ trình phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước, gồm: dự thảo tờ trình; dự thảo quyết định phê duyệt kèm theo phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; các văn bản pháp lý, tài liệu có liên quan.

4. Lập hồ sơ phục vụ thẩm định, nghiệm thu sản phẩm xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.

Hồ sơ sản phẩm dạng giấy và dạng số bao gồm: phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; báo cáo thuyết minh tổng hợp kết quả thực hiện và các báo cáo chuyên đề liên quan; bảng dữ liệu điều tra, khảo sát chi tiết gồm các thông tin quy định tại Điều 12 của Thông tư này và các tài liệu khác có liên quan; USB lưu trữ toàn bộ báo cáo, thông tin, dữ liệu.

Thông tư 23/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 23/2024/TT-BTNMT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 26/11/2024
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Lê Minh Ngân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH