Mục 4 Chương 2 Thông tư 212/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Mục 4: BÁO CÁO KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
Điều 23. Yêu cầu đối với việc lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
1. Báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng loại báo cáo. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống nhất ở các bộ phận kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu tại các đơn vị hải quan, tạo điều kiện cho công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu.
Các chỉ tiêu trong báo cáo phải bảo đảm đồng nhất, có liên quan bổ sung cho nhau một cách có hệ thống, liên tục, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ thu thuế xuất nhập khẩu. Số liệu trên báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu phải chính xác, trung thực, khách quan và phải là số liệu được tổng hợp từ các sổ kế toán sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khóa sổ kế toán. Báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu phải được lập, nộp đúng hạn và in ra gửi báo cáo đầy đủ đến từng nơi nhận.
2. Danh mục, mẫu báo cáo và giải thích cách lập báo cáo tài chính kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu được quy định chi tiết tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này.
Các Chi cục Hải quan và tương đương, Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm lập báo cáo nhanh, báo cáo kế toán định kỳ tháng, năm và nộp báo cáo theo yêu cầu của đơn vị quản lý cấp trên; lập báo cáo đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu ngân sách nhà nước.
Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm tổng hợp báo cáo do các Cục Hải quan địa phương gửi lên và nộp báo cáo lên Bộ Tài chính để báo cáo về tình hình thu ngân sách nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu, và gửi tới Kho bạc Nhà nước để đối chiếu số liệu kế toán liên quan đến thu ngân sách nhà nước của toàn ngành.
Mọi trường hợp chỉnh lý số liệu trên báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu phải được tiến hành từ khâu lập chứng từ kế toán đến ghi sổ kế toán, bảo đảm phản ánh trung thực mọi hoạt động liên quan đến nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại đơn vị.
Điều 25. Kỳ hạn lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
Báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu thu thuế xuất nhập khẩu lập hàng ngày, theo kỳ kế toán tháng, năm hoặc theo yêu cầu đột xuất theo quy định trong Thông tư này.
Điều 26. Thời hạn nộp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
a) Báo cáo nhanh:
Chi cục Hải quan cửa khẩu và các Cục Hải quan địa phương nộp ngay sau ngày lập báo cáo nhanh.
b) Báo cáo tháng:
Chi cục Hải quan lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo tháng.
Cục Hải quan lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo tháng.
c) Báo cáo năm:
Chi cục Hải quan cửa khẩu lập và nộp báo cáo lên Cục Hải quan địa phương trong thời hạn 20 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán năm.
Cục Hải quan địa phương lập và nộp báo cáo lên Tổng cục Hải quan trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán năm.
d) Báo cáo khác:
Đối với báo cáo lập theo từng vụ việc, nhiệm vụ được giao nộp báo cáo theo quy định riêng của Tổng cục Hải quan.
Thông tư 212/2014/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 212/2014/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 167 đến số 168
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nội dung của kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 4. Yêu cầu kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 5. Đơn vị tính, chữ viết, chữ số sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 6. Kỳ kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 7. Kiểm tra kế toán
- Điều 8. Kiểm kê tài sản
- Điều 9. Trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 10. Lưu trữ tài liệu kế toán
- Điều 11. Giải thích từ ngữ
- Điều 12. Tổ chức bộ máy kế toán
- Điều 13. Nhiệm vụ thực hiện kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 14. Nội dung và mẫu chứng từ kế toán
- Điều 15. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
- Điều 16. Lập chứng từ kế toán
- Điều 17. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
- Điều 18. Tài khoản kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 19. Lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 20. Lựa chọn phương pháp hạch toán kế toán
- Điều 21. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Điều 23. Yêu cầu đối với việc lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 24. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 25. Kỳ hạn lập báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu
- Điều 26. Thời hạn nộp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất nhập khẩu