Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 21-LĐ/TT

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 1976

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC CHẾ TẠO, VÀ SỬ DỤNG AN TOÀN NỒI ĐUN NƯỚC NÓNG VÀ NỒI HƠI CÓ ÁP SUẤT THẤP (ĐẾN 0,7AT)

Để thực hiện chỉ thị số 224-CT/TW ngày 13-08-1975 của Ban bí thư trung ương Đảng và chỉ thị số 249-TTg ngày 10-07-1975 của Thủ tướng Chính phủ;

Để bảo đảm an toàn lao động trong việc sử dụng những nồi hơi, nồi đun nước nóng có áp suất thấp (đến 0,7at) để cất rượu, chế biến đậu phụ, nấu giấy, làm thịt lợn…, trong khi chờ Chính phủ ban hành quy phạm kỹ thuật an toàn cho các loại thiết bị này;

Căn cứ điều 21 của Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động ban hành kèm theo nghị định số 181-CP ngày 18-12-1964 của Hội đồng Chính phủ, sau khi đã trao đổi ý kiến với một số ngành và cơ sở chế tạo và sử dụng nồi áp suất thấp, Bộ Lao động tạm thời quy định;.

I. ĐỐI VỚI KHÂU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO

1. Người thiết kế phải hiểu biết về thiết bị chịu áp lực và chịu trách nhiệm về bản thiết kế của mình. Bản thiết kế đó phải được cơ quan quản lý cấp trên duyệt y về mặt kỹ thuật. Cơ sở chế tạo, lắp đặt hoặc sử dụng muốn sửa đổi thiết kế phải được đơn vị thiết kế thỏa thuận bằng văn bản. Thay đổi thiết kế những nồi áp suất thấp do nước ngoài chế tạo thì phải được cơ quan quản lý cấp trên cho phép về mặt kỹ thuật.

2. Chỉ được phép chế tạo những nồi áp suất thấp tại các xí nghiệp có đủ điều kiện thỏa mãn những yêu cầu thiết kế và được Bộ chủ quản cấp giấy phép nếu là xí nghiệp do trung ương quản lý hoặc phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cấp giấy phép, nếu là xí nghiệp do địa phương quản lý.

3. Không được xuất khỏi xưởng chế tạo những nồi áp suất thấp, nếu chưa có đủ các điều kiện dưới đây:

- Chưa được nhà máy chế tạo tổ chức kiểm nghiệm và xác nhận phẩm chất bằng văn bản;

- Chưa có đủ hồ sơ xuất xưởng bao gồm lý lịch, bản chứng nhận phẩm chất vật liệu, tài liệu thiết kế, giấy chứng nhận xuất xưởng và bản hướng dẫn bảo quản, sử dụng. Hồ sơ xuất xưởng phải giao theo thiết bị cho khách hàng;

- Chưa có tấm nhãn hiệu bằng kim loại mầu gắn trên thành nồi ở chỗ dễ thấy nhất và có đủ các số liệu sau đây:

a) Tên nhà máy chế tạo

b) Số chế tạo

c) Tháng năm chế tạo

d) Áp suất làm việc (at)

e) Nhiệt độ làm việc (0C)

g) Dung tích toàn bộ (lít)

4. Kết cấu của nồi phải bảo đảm dễ dàng cho việc xem xét, sữa chữa, cạo rửa cả mặt trong và mặt ngoài.

5. Vật liệu dùng để chế tạo các bộ phận chịu áp lực của nồi phải có đủ chứng từ xác nhận phẩm chất và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật theo bảng sau đây:

Số thứ tự

Tên vật liệu

Cơ tính

Thành phần hóa học

Phạm vi áp dụng

Không nhỏ hơn

Hàm lượng P, S, C không lớn hơn, %

δ B,

N/mm2

δ 10,

%

δ 5,

%

P

S

C

1

2

Thép

Thép

373

353

23

26

27

0,045

0.040

0,045

0,040

0,23

0,22

Làm các bộ phận của nồi không bể đốt nóng

Làm thành buồng đốt ống lò

Ghi chú: δ10 là độ dãn dài tương đối khi mẫu thử dài gấp 10 lần đường kính.

- δ5 là độ dãn tương đối khi mẫu thử dài gấp 5 lần đường kính.

6. Việc hàn các bộ phận của nồi chỉ được phép tiến hành sau khi phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy chế tạo đã kiểm tra và xác định việc gia công bảo đảm, giá lắp đúng kỹ thuật.

7. Chỉ được dùng những thợ hàn có giấy phép hàn thiết bị chịu áp lực do cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị cấp để hàn các bộ phận chịu áp lực của nồi. Trường hợp không có thợ hàn có giấy phép hàn thiết bị chịu áp lực thì phải dùng thợ hàn từ bậc 4 trở lên.

8. Nhà máy chế tạo phải kiểm tra các mối hàn của nồi bằng phương pháp xem xét bên ngoài để phát hiện những thiếu sót và tiến hành nghiệm thử bằng sức nước. Trị số áp suất nghiệm thử do nhà máy chế tạo quy định nhưng không thấp hơn 1,5 áp suất làm việc không nhỏ hơn 2at.

9. Trên mỗi nồi hơi và nồi đun nước nóng phải được trang bị các thiết bị tối thiểu sau đây:

a) Một áp kế để đo áp suất đặt ở phía trên của nồi;

b) Ít nhất có một ống thủy hoặc có thể dùng hai mặt kính khi môi chất ở dạng dụng dịch

c) Một van an toàn đặt ở phía trên của nồi. Van an toàn phải được tính toán và cấu tạo sao cho áp suất trong nồi không thể vượt quá áp suất làm việc 0,1 at;

Có thể thay van an toàn bằng ống xí nghiệp-phông đệm nước có chiều cao cột nước tương ứng với áp suất làm việc lớn nhất của nồi. Trên ống xi-phông đệm nước có chiều cao cột nước tương ứng với áp suất làm việc lớn nhất của nồi. Trên ống xí nghiệp-phông này không được lắp van chặt và phải thông với khí quyển. Đường kính của ống xí nghiệp-phông ít nhất phải là 50 mm.

d) Đối với các nồi hơi và nồi đun nước nóng vận hành liên tục thì phải đặt máy bươm nước hoặc một nguồn cung cấp khác để bổ sung nước hoặc môi chất cho các nồi.Trường hợp sản phẩm làm ra theo từng mẻ như nồi cất rượu thô gián đoạn…thì không nhất thiết phải có bơm hơi cấp môi chất ;

đ) Mỗi nồi phải có đường xả cặn. Kết cấu của hệ thống xả cặn phải đảm bảo xả được nước và cặn bẩn từ những phần thấp nhất của nồi vừa không gây tai nạn lao động trong khi xả.

10. Những nồi áp suất thấp do nước ngoài chế tạo phải thoả mãn yêu cầu của quy định này. Khi không thoả mãn các yêu cầu của quy định thì phải được cơ quan thanh tra kĩ thuật an toàn của Nhà nước thoả thuận trước khi đặt mua.

II. ĐỐI VỚI KHÂU SỬ DỤNG

11. Lập qui trình vận hành và qui trình xử lí sự cối nồi, tổ chức cho công nhân học tập và định kì thao diễn xử lí sự cố.

12. Lập kế hoạch tu sửa định kì hàng năm cho từng nồi và có nội dung tu sửa cụ thể.

13. Kiểm tra đảm bảo sự hoạt động bình thường của những thiết bị đã nêu tại điểm 9, mục I nói trên.

Thông tư này quy định những biện pháp đề phòng tai nạn do nổ nồi áp suất thấp, có tính cách bắt buộc đối với tất cả các cơ sở quốc doanh, hợp tác xã và tư nhân có chế tạo hoặc sử dụng loại thiết bị trên. Các đơn vị và cá nhân nào không thực hiện đầy đủ các biện pháp trong thông tư này để xảy ra tai nạn, thì tuỳ mức độ nặng nhẹ, đơn vị và cá nhân đó phải chịu kỷ luật và có thể bị truy tố trước pháp luật.

Bộ Lao động yêu cầu các Bộ, Tổng cục quản lý sản xuất, Uỷ ban nhân dân các địa phương kịp thời phổ biến, đôn đốc và tạo điều kiện cho các cơ sở thuộc quyền quản lý thực hiện đúng những biện pháp trên đây.

Các Sở, Ty lao động phải tổ chức kiểm tra và bắt buộc các cơ sở thực hiện ngay thông tư này nhằm ngăn chăn, đề phòng tai nạn do nổ nồi áp suất thấp gây ra.

KT BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Song Tùng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông Tư 21-LĐ/TT-1976 Quy định việc chế tạo, và sử dụng an toàn nồi đun nước nóng và nồi hơi có áp suất thấp (đến 0,7at) do Bộ Lao Động ban hành

  • Số hiệu: 21-LĐ/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 24/11/1976
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động
  • Người ký: Nguyễn Song Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 11
  • Ngày hiệu lực: 09/12/1976
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản