Chương 1 Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT về Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật để làm căn cứ xác định chi phí thực hiện một số biện pháp lâm sinh, tuần tra bảo vệ rừng.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến thực hiện một số biện pháp lâm sinh, tuần tra bảo vệ rừng sử dụng ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Khuyến khích áp dụng đối với hoạt động sử dụng nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật một số biện pháp lâm sinh là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị để hoàn thành một sản phẩm (công trình lâm sinh) trong một điều kiện cụ thể, đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật tuần tra bảo vệ rừng là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư để hoàn thành nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng.
3. Các yếu tố hình thành định mức kinh tế - kỹ thuật một số biện pháp lâm sinh, gồm: Biện pháp thi công theo hướng dẫn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; điều kiện lập địa nơi thực hiện một số biện pháp lâm sinh (đất đai, độ dốc, độ cao, thực bì, rừng) và cự ly di chuyển.
4. Các yếu tố hình thành định mức kinh tế - kỹ thuật tuần tra bảo vệ rừng, gồm: Lao động, vật tư, cự ly di chuyển, khu vực tuần tra rừng ở các vùng có điều kiện bình thường và điều kiện hỗn hợp, diện tích tuần tra bảo vệ rừng, loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).
5. Ô mức là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị để hoàn thành một khối lượng công việc trong một điều kiện cụ thể.
6. Hệ số điều chỉnh (K) là hệ số được sử dụng để tính toán, điều chỉnh mức hao phí lao động khi các yếu tố hình thành định mức thay đổi.
7. Điều kiện bình thường là điều kiện mà các yếu tố hình thành định mức được áp dụng phổ biến ở các địa phương với hệ số K=1.
8. Điều kiện hỗn hợp là điều kiện áp dụng cả hệ số cự ly di chuyển (Ki) và hệ số loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) (Kj) cho diện tích tuần tra bảo vệ rừng.
9. Cự ly di chuyển là khoảng cách di chuyển không sử dụng được các phương tiện cơ giới (ô tô, xe máy, thuyền máy) để đến nơi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, tuần tra bảo vệ rừng.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng điều kiện lập địa, biện pháp kỹ thuật, cự ly di chuyển và loại rừng áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí lao động cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập thiết kế, dự toán hoặc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện.
2. Việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tuân thủ yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình thực hiện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nghiên cứu khoa học, phát triển giống áp dụng theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các quy định về hệ số lương của từng vị trí các bước công việc trong Thông tư này là hệ số lương bình quân; hệ số lương cụ thể cho nhân công thực hiện các bước công việc được bố trí tùy thuộc vào tính chất của từng nhiệm vụ hoặc dự án và được hưởng theo hệ số lương bình quân của các bước công việc đó.
Thông tư 21/2023/TT-BNNPTNT về Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 21/2023/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/12/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Quốc Trị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1365 đến số 1366
- Ngày hiệu lực: 01/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật