Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2018/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018 |
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Thông tư này quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; công bố danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; xác nhận nguyên liệu thủy sản nhập khẩu hoặc sản phẩm thủy sản được sản xuất từ nguyên liệu thủy sản nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản; thu mua, chuyển tải, vận chuyển, bốc dỡ, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản từ khai thác; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhật ký khai thác thủy sản là bản ghi bằng giấy hoặc điện tử ghi lại thông tin hoạt động khai thác hàng ngày trên biển của tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
2. Nhật ký thu mua, chuyển tải là bản ghi bằng giấy hoặc điện tử ghi lại thông tin quá trình hoạt động thu mua, chuyển tải thủy sản của tàu thu mua, chuyển tải thủy sản.
3. Báo cáo khai thác thủy sản là bản ghi bằng giấy hoặc điện tử ghi lại kết quả hoạt động của tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 6 đến dưới 12 mét, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản cho một chuyến biển trong một khoảng thời gian.
4. Xác nhận nguyên liệu thủy sản là việc xác nhận của cơ quan thẩm quyền đối với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
5. Chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là việc chứng nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ khai thác không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
6. Xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản nhập khẩu hoặc sản phẩm thủy sản được sản xuất từ nguyên liệu thủy sản nhập khẩu là việc xác nhận của cơ quan thẩm quyền đối với lô hàng thủy sản được chế biến từ thủy sản khai thác nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
GHI, NỘP NHẬT KÝ, BÁO CÁO KHAI THÁC THỦY SẢN
Điều 4. Ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản
2. Thuyền trưởng tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 06 đến dưới 12 mét ghi báo cáo khai thác thủy sản theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp báo cáo khai thác thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá theo định kỳ 01 tuần/01 lần.
Điều 5. Ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản
2. Thuyền trưởng tàu thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản ghi báo cáo thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; nộp báo cáo thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức quản lý cảng cá trong thời hạn 24 giờ sau khi tàu cập cảng.
Điều 6. Công bố danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác
1. Cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác là cảng cá đáp ứng tiêu chí của cảng cá loại I hoặc loại II và đã được công bố mở cảng cá theo quy định.
2. Hàng quý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, báo cáo Tổng cục Thủy sản danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
3. Danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
Điều 7. Kiểm tra tàu cá và giám sát sản lượng thủy sản tại cảng cá
1. Cơ quan thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra tàu cá tại cảng cá;
b) Tổ chức quản lý cảng cá giám sát việc bốc dỡ thủy sản qua cảng; bố trí văn phòng làm việc, phối hợp thực hiện kiểm tra tàu cá tại cảng cá.
Khi nhận được đề nghị cập cảng của chủ tàu hoặc thuyền trưởng tàu cá, tổ chức quản lý cảng cá đối chiếu với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; trường hợp tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thì không cho bốc dỡ thủy sản và thông báo cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định; trường hợp không nằm trong danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thì bố trí cho tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản và cử cán bộ giám sát sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng.
Trường hợp phát hiện sản lượng thủy sản bốc dỡ thực tế sai lệch trên, dưới 20% so với sản lượng khai báo trước khi cập cảng thì lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
Theo đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng, tổ chức quản lý cảng cá kiểm tra thông tin tàu cá, Nhật ký khai thác thủy sản, cấp Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Số lượng giấy biên nhận được cấp cho mỗi chuyến biển theo đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng, nhưng tổng sản lượng thủy sản trong các giấy biên nhận không nhiều hơn sản lượng thực tế đã bốc dỡ qua cảng.
4. Kiểm tra đối với tàu cá cập cảng
a) Đối tượng kiểm tra: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khác trên tổng số tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản; tàu cá có dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra thông tin được ghi trong Nhật ký khai thác thủy sản hoặc Nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản với sản lượng, thành phần loài thủy sản trên tàu cá, phù hợp với loại nghề khai thác; đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
c) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Kiểm tra đối với tàu cá rời cảng
a) Đối tượng kiểm tra: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên; tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24 mét kiểm tra tối thiểu 20% đối với tàu làm nghề khai thác cá ngừ, tối thiểu 10% đối với tàu làm nghề lưới kéo, tối thiểu 05% đối với tàu làm nghề khai thác khác trên tổng số tàu cá rời cảng đi khai thác;
b) Nội dung kiểm tra
Kiểm tra, đối chiếu tên, số đăng ký tàu cá với danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;
Kiểm tra hồ sơ: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá; Giấy phép khai thác thủy sản; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá; Nhật ký khai thác thủy sản (theo mẫu); các văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy; Sổ danh bạ thuyền viên;
Kiểm tra thực tế trên tàu: Trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa; hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu; thiết bị giám sát hành trình; ngư cụ; thuyền viên; đánh dấu tàu cá;
c) Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Trường hợp phát hiện vi phạm, cơ quan kiểm tra lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền hoặc bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.
2. Tàu cá được đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tàu cá đã xóa đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Thủy sản;
b) Chủ tàu cá quy định tại khoản 1 Điều này đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện xong biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hàng tuần, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh có quản lý tàu cá khai thác thủy sản trên biển rà soát, tổng hợp, lập danh sách tàu cá thuộc khoản 1, khoản 2 Điều này, báo cáo Tổng cục Thủy sản để đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU, CHỨNG NHẬN NGUỒN GỐC THỦY SẢN KHAI THÁC
Điều 9. Thẩm quyền xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
1. Tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định theo
b) Bản chính Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã được tổ chức quản lý cảng cá cấp, trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng thì nộp bản sao chụp.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tổ chức quản lý cảng cá thẩm định thông tin đề nghị xác nhận về khối lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ tại cảng với Sổ theo dõi tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản, vùng và thời gian khai thác với hành trình của tàu trong hệ thống giám sát tàu cá và cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa xác nhận hết khối lượng thủy sản trong giấy biên nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lại bản chính giấy biên nhận đã ghi khối lượng nguyên liệu còn lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp xác nhận hết khối lượng thủy sản, tổ chức quản lý cảng cá thu bản chính giấy biên nhận và lưu hồ sơ.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nộp phí, giá dịch vụ theo quy định.
Điều 11. Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến một trong số cơ quan thẩm quyền được quy định tại
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường châu Âu hoặc theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đối với sản phẩm xuất khẩu vào thị trường các nước thuộc Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá ngừ Đại Tây Dương hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Thông tin bổ sung cho sản phẩm thủy sản được chế biến từ tàu cá Việt Nam và Thông tin vận tải theo Mẫu số 02a, 02b Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác được cấp lại trong các trường hợp: Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn; bị mất; có thay đổi thông tin trong giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy chứng nhận theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đã kê khai đầy đủ thông tin;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác bị rách, nát không còn nguyên vẹn, bị sai thông tin (trừ trường hợp giấy chứng nhận bị mất).
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền kiểm tra thông tin, thẩm định hồ sơ và thực hiện:
a) Chứng nhận khi thông tin trong Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác được kê khai đầy đủ và đúng với thông tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; xác nhận vào mục C của Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết, trả lại 01 bộ hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị (bao gồm bản chính Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác khi nguyên liệu chưa sử dụng hết) và lưu bản sao hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền;
b) Không chứng nhận khi thông tin kê khai trong hồ sơ không đúng với thông tin về tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; trường hợp không chứng nhận, cơ quan thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Giấy chứng nhận cấp lại phải có số trùng với số của bản gốc Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác đã cấp và có thêm ký hiệu “R” ở phần “số giấy chứng nhận”; cơ quan thẩm quyền cấp giấy thông báo việc cấp lại Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác cho các cơ quan thẩm quyền có liên quan.
6. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận nộp phí và lệ phí theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu nộp 01 bộ hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính đồng thời với các thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo quy định tạiThông tư số 48/2013/TT-BNNPTNTngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Hồ sơ đề nghị xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu gồm:
a) Bản chính hoặc bản sao Giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do cơ quan thẩm quyền của nước có tàu cá mang cờ cấp;
b) Giấy xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo Mẫu số 03 hoặc Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này hoặc giấy khác có nội dung tương đương theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc tổ chức nghề cá khu vực đã kê khai đầy đủ thông tin.
2. Cơ quan thẩm quyền quy định tại
Danh sách tàu cá vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu hoặc tổ chức quản lý nghề cá khu vực được cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận;
Danh sách tàu cá có đăng ký và được cấp phép khai thác thủy sản (bao gồm thông tin về: Loài thủy sản, khu vực, mùa vụ khai thác) của tổ chức quản lý nghề cá khu vực được cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu công nhận (đối với quốc gia có tàu cá mang cờ là thành viên của tổ chức này);
b) Đối chiếu về khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với thông tin về lô hàng nhập khẩu được Cơ quan Thú y kiểm tra, chứng nhận kiểm dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Đối chiếu về khối lượng, chủng loại nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với hồ sơ thống kê xác nhận cam kết sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu và hồ sơ giám sát trong quá trình kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu;
d) Đối chiếu các quy định khác của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Giấy xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, cơ quan thẩm quyền xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu nếu lô hàng đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không xác nhận cam kết hoặc chứng nhận, cơ quan thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 13. Kiểm tra việc thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
2. Đối tượng được kiểm tra: Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh; tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản có thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
3. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác;
b) Kiểm tra về trình tự, thủ tục, hồ sơ thực hiện việc kiểm tra tàu cá cập cảng, rời cảng và giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng cá.
4. Xử lý kết quả kiểm tra: Trong trường hợp phát hiện có vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra khỏi danh sách cảng cá chỉ định đối với những tổ chức quản lý cảng cá không thực hiện đúng quy định về xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác gây hậu quả dẫn đến các lô hàng bị trả về hoặc vi phạm có hệ thống quy trình thẩm định xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Tổ chức thực hiện các nội dung được quy định theo Thông tư này.
2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ghi, nộp nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản; công tác kiểm tra, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác của các tổ chức, cá nhân liên quan.
4. Chủ trì xử lý vướng mắc liên quan đến việc xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước; phối hợp với các cơ quan có liên quan trao đổi thông tin, xử lý vướng mắc liên quan đến việc xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
5. Đăng tải danh sách tàu cá Việt Nam khai thác thủy sản bất hợp pháp, danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản.
6. Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Điều 15. Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
2. Thống nhất quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ; tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
3. Chủ trì đàm phán với cơ quan thẩm quyền nước ngoài trong việc hợp tác, trao đổi thông tin, xử lý vướng mắc liên quan đến việc xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.
4. Hàng quý gửi báo cáo kết quả kiểm tra, xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Chỉ đạo Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng:
a) Thực hiện việc xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo quy định tại
c) Lưu trữ hồ sơ xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được xác nhận, chứng nhận.
Điều 16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn được giao quản lý.
2. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp tại cảng cá trên địa bàn tỉnh.
3. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo kinh phí, nguồn nhân lực và các điều kiện liên quan cho hoạt động của cơ quan thẩm quyền về kiểm tra tàu cá tại cảng cá, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
4. Hàng quý rà soát, lập danh sách cảng cá chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác, báo cáo Tổng cục Thủy sản để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố theo quy định.
5. Cập nhật, báo cáo Tổng cục Thủy sản những thay đổi về tổ chức, nhân sự quy định tại
6. Hướng dẫn chủ hàng, chủ tàu, thuyền trưởng trình tự, thủ tục và nội dung liên quan đến việc xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định.
7. Yêu cầu thuyền trưởng, chủ tàu hoặc người đại diện của chủ tàu, chủ hàng cung cấp những thông tin liên quan phục vụ cho việc kiểm tra, xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định.
8. Cập nhật dữ liệu từ nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia.
9. Phối hợp với Tổng cục Thủy sản tiếp nhận, xử lý, xác minh thông tin liên quan đến xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước ngoài.
10. Rà soát, tổng hợp và báo cáo Tổng cục Thủy sản danh sách tàu cá đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp theo quy định tại
b) Thông tư số 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Thông tư này bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT, Thông tư 25/2013/TT-BNNPTNT, Thông tư 02/2006/TT-BTS, Thông tư 62/2008/TT-BNN và Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.
4. Các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này khi có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì được áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định./.
- 1Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 80/2012/NĐ-CP về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Chỉ thị 3727/CT-BNN-TCTS năm 2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản cho người, tàu cá hoạt động trên biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 5843/BNN-TCTS năm 2018 về tiếp tục tăng cường quản lý khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho người, tàu cá hoạt động trên biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 4686/TCHQ-GSQL năm 2020 Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 7811/BTC-CST năm 2020 thực hiện thu phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị quyết 52/NQ-CP năm 2024 Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản
- 1Thông tư 52/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 80/2012/NĐ-CP về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT quy định việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT về sửa đổi Thông tư 50/2015/TT-BNNPTNT, 25/2013/TT-BNNPTNT, 02/2006/TT-BTS, 62/2008/TT-BNN và 26/2016/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 01/2020/TT-BNNPTNT quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Thông tư 13/2020/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Văn bản hợp nhất 27/VBHN-BNNPTNT năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
- 2Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật Thủy sản 2017
- 4Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Chỉ thị 3727/CT-BNN-TCTS năm 2017 về tăng cường công tác quản lý khai thác thủy sản cho người, tàu cá hoạt động trên biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 5843/BNN-TCTS năm 2018 về tiếp tục tăng cường quản lý khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn cho người, tàu cá hoạt động trên biển do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 8Công văn 4686/TCHQ-GSQL năm 2020 Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9Công văn 7811/BTC-CST năm 2020 thực hiện thu phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản do Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 4953/QĐ-BNN-TCTS năm 2022 về đính chính Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác và Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư trong lĩnh vực thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Nghị quyết 52/NQ-CP năm 2024 Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản
Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định về ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 21/2018/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/11/2018
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 161 đến số 162
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra