Chương 1 Thông tư 21/2010/TT-BKHCN quy định về quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về việc quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam, gồm điều kiện đối với tổ chức công nhận; trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động công nhận; giám sát hoạt động công nhận và trách nhiệm của các bên có liên quan.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ công nhận (sau đây gọi là tổ chức công nhận), tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động công nhận.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuyên gia đánh giá là người có năng lực được tổ chức công nhận chỉ định để đánh giá tổ chức đánh giá sự phù hợp. Chuyên gia đánh giá có thể thực hiện cuộc đánh giá một mình hoặc là thành viên của đoàn đánh giá.
2. Chuyên gia đánh giá trưởng là chuyên gia đánh giá có năng lực được tổ chức công nhận giao trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các hoạt động đánh giá đã quy định.
3. Chuyên gia kỹ thuật là người có năng lực được tổ chức công nhận chỉ định để đảm bảo cung cấp kiến thức và kỹ năng cụ thể về phạm vi công nhận sẽ được đánh giá. Chuyên gia kỹ thuật là thành viên đoàn đánh giá, hỗ trợ cho đoàn đánh giá về mặt kỹ thuật nhưng không phải là chuyên gia đánh giá.
4. Xác nhận đăng ký hoạt động công nhận là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định năng lực của tổ chức công nhận theo các điều kiện hoạt động công nhận để cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.
1. Tổ chức công nhận phải đảm bảo năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Tổ chức công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC).
2. Các chuyên gia của tổ chức công nhận phải được đào tạo và am hiểu về các tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và các nguyên tắc đánh giá tương ứng với các chương trình công nhận; đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo quy định của Diễn đàn công nhận quốc tế (IAF), Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
Điều 4. Điều kiện hoạt động công nhận
Đơn vị sự nghiệp khoa học có chức năng chủ yếu cung cấp dịch vụ công nhận do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thành lập, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
1. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011: 2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004.
2. Có cơ cấu tổ chức đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận.
3. Tổ chức, liên kết tổ chức hoặc làm đầu mối các chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17043:2009 đối với chương trình công nhận phòng thử nghiệm.
4. Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký, cụ thể như sau:
a) Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý, tổ chức chứng nhận sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (PAC) và Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF);
b) Tổ chức công nhận tiến hành hoạt động công nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn và tổ chức giám định phải đáp ứng yêu cầu quy định của Hiệp hội Công nhận Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC), Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF) và Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
Trong vòng 02 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên của tổ chức công nhận khu vực hoặc tổ chức công nhận quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng.
5. Có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá gồm 01 chuyên gia đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận. Các chuyên gia này thuộc biên chế chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn). Các chuyên gia đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Yêu cầu chung:
- Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.
- Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật, trong đó:
+ Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
+ Đối với chuyên gia đánh giá: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
- Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) tương ứng với chương trình công nhận đăng ký.
- Về kinh nghiệm đánh giá:
+ Đối với chuyên gia đánh giá: đã thực hiện ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.
+ Đối với chuyên gia đánh giá trưởng: đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm đánh giá của chuyên gia đánh giá và đã thực hiện quản lý, chỉ đạo ít nhất 02 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC Guide 65, ISO/IEC 17024…) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt.
b) Yêu cầu riêng: Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu chung nêu tại điểm a khoản 5 Điều này, còn phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07/2006 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC).
6. Chuyên gia kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên.
- Có ít nhất 04 năm kinh nghiệm công tác, trong đó có 02 năm kinh nghiệm về mặt kỹ thuật liên quan tới chương trình công nhận đăng ký.
Tổ chức công nhận có thể ký hợp đồng với chuyên gia kỹ thuật để hỗ trợ đoàn đánh giá thực hiện việc đánh giá.
7. Được Tổng cục Tính chất Đo lường chất lượng cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận.
Thông tư 21/2010/TT-BKHCN quy định về quản lý hoạt động công nhận tại Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 21/2010/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/12/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 59 đến số 60
- Ngày hiệu lực: 12/02/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc chung
- Điều 4. Điều kiện hoạt động công nhận
- Điều 5. Hồ sơ đăng ký
- Điều 6. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động công nhận
- Điều 7. Giám sát hoạt động công nhận